Nội dung chính

Bài test cho trẻ chậm nói giúp bạn kiểm tra khả năng ngôn ngữ của con

Có nhiều “thước đo” để xác định một đứa trẻ có bị chậm nói hay không. Trong số đó, bài test cho trẻ chậm nói là được nhiều phụ huynh áp dụng nhất. Dưới đây là bộ câu hỏi trong bài đánh giá giúp bố mẹ nhận biết sớm tình trạng của trẻ.

Bài test cho trẻ chậm nói giúp bạn kiểm tra khả năng ngôn ngữ của con
Bài test cho trẻ chậm nói giúp bạn kiểm tra khả năng ngôn ngữ của con

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

Nuôi con là một hành trình vất vả và đầy thử thách. Đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng để con có một thể chất khỏe mạnh, thì sự phát triển về tâm hồn cũng cần được chú ý. 

Những năm gần đây số trẻ mắc chứng chậm nói có dấu hiệu gia tăng rõ rệt. Đây là tình trạng kỹ năng ngôn ngữ phát triển chậm so với tuổi đáng ra trẻ đã thành thạo. Để “nhận dạng” chậm nói ở trẻ, bố mẹ có thể dựa vào những đặc điểm sau:

  • Lười nói, thay vào đó trẻ thường dùng cử chỉ
  • Vốn từ hạn chế: Trẻ 18 tháng tuổi đã có thể bập bẹ được những từ đơn giản. Đến năm 2 tuổi, chúng tích lũy được vốn từ khoảng 200 – 500 
  • Không bắt chước được âm thanh, điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi nói, cũng như khả năng nghe hiểu
  • Không tuân theo được những mệnh lệnh đơn giản
  • Trẻ gặp khó khăn khi ghép các từ đơn với nhau để tạo thành câu hoàn chỉnh

??? Mẹ luyện nói cho trẻ: 8 bài tập luyện nói cho trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả

Bài test cho trẻ chậm nói là gì?

Hay còn được gọi là bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3 giúp phụ huynh kiểm tra tình trạng ngôn ngữ của trẻ. Qua đó nhận định chính xác con có bị chậm nói không.

Bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3
Bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3

Bài đánh giá sẽ bao gồm 20 câu hỏi. Bố mẹ chỉ việc trả lời Có hoặc không. Tuy nhiên, để trả lời được những câu hỏi này, bố mẹ cần có sự quan sát, chú ý đến trẻ để có thể hoàn thành bài test này một cách khách quan. Dựa vào câu trả lời của mẹ, chuyên gia có thể đánh giá mức độ chậm nói ở trẻ nhỏ.

Bảng hỏi về Độ tuổi và Giai đoạn phát triển ASQ-3

Dưới đây là bộ 20 câu hỏi đánh giá tình trạng ngôn ngữ ở trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi:

  1. Trẻ có thích gần gũi với bạn không? Chẳng hạn như ngồi lên đầu gối đung đưa và nhún nhảy
  2. Trẻ có thích kết bạn, hứng thú khi nhìn thấy những đứa trẻ cùng tuổi không?
  3. Trẻ có thích những hoạt động chạy nhảy, như leo lên cầu thang hoặc lên các đồ vật?
  4. Trẻ có phản ứng vui vẻ với trò trốn tìm hoặc ù óa khi cùng chơi với bố mẹ không?
  5. Trẻ có thích chơi trò nhập vai không? Chẳng hạn như chăm sóc búp bê, đóng giả làm các đồ vật
  6. Trẻ có hay sử dụng cử chỉ để yêu cầu lấy đồ vật không?
  7. Trẻ có bao giờ chia sẻ với bạn về điều gì đó hoặc món đồ chơi mà bé thích không?
  8. Trẻ có giao tiếp bằng ánh mắt với bạn không?
  9. Trẻ có thể hiện cảm xúc với bạn không. Chẳng hạn như cười khi bạn nói chuyện với bé
  10. Trẻ có thường xuyên bắt chước những hành động, nét mặt của bạn không?
  11. Trẻ có phản ứng khi được gọi tên không?
  12. Trẻ có thể chỉ vào các đồ vật khi được yêu cầu không? Chẳng hạn như “Con thỏ đâu?”
  13. Trẻ có hướng ánh nhìn về phía đồ vật hoặc sự việc khi bạn chỉ vào không?
  14. Trẻ đã biết đi chưa?
  15. Trẻ có thực hiện những hành động để thu hút sự chú ý của bạn hay không?
  16. Trẻ có thể tuân theo mệnh lệnh đơn giản không?
  17. Khi tiếp xúc với người lạ, trẻ có hành động “thăm dò” không? Chẳng hạn như nhìn vào mắt để biết phản ứng của họ
  18. Trẻ có dấu hiệu suy giảm thính giác không?
  19. Trẻ có thể ghép 2 – 3 từ để hoàn thành câu đơn giản có nghĩa không?
  20. Trẻ có thể phân biệt được các bộ phận trên cơ thể không? (Tối đa là 5)

Nếu phụ huynh có con trong độ tuổi ngoài 18 – 24 tháng, hãy tham khảo bộ câu hỏi đầy đủ dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi theo đường dẫn sau: BỘ PHIẾU SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM TỪ 0 – 6 TUỔI

Hướng dẫn đọc kết quả bài tết chậm nói

ASQ-3 là bài test được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, bài tết đã được biên soạn lại để phù hợp hơn với sự phát triển của trẻ. Trong quá trình trả lời câu hỏi, nếu phụ huynh nhận thấy bé có những đặc điểm tương ứng với nội dung thì ghi CÓ vào cuối. Ngược lại, nếu trẻ chưa đáp ứng được đúng như nội dung câu hỏi yêu cầu thì ghi KHÔNG.

Khi hoàn thành xong 20 câu hỏi, phụ huynh có thể dựa trên kết quả dưới đây để kiểm tra và xác định tình trạng chậm nói ở trẻ:

Trong số 20 câu hỏi, nếu có 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu quan trọng (2, 6, 7, 10, 11, 13) có đáp là KHÔNG thì trẻ có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói.

Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, gặp gỡ chuyên gia để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng hiện tại.  Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh làm “gián đoạn” quá lâu quá trình phát triển của trẻ.

Trên đây là bài test trẻ chậm nói. Mong rằng với chia sẻ này, phụ huynh sẽ đánh giá đúng và kịp thời khả năng ngôn ngữ của trẻ.

??? Trẻ chậm nói có kém thông minh? – Nhận định của các nhà khoa học

Các chăm sóc trẻ xem tại đây.

Chia sẻ bài viết này