Nội dung chính

Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia

Tình trạng chậm nói ở trẻ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Khả năng ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi thấy con biết nói chậm, bố mẹ nào cũng sẽ thấy lo lắng. Vậy trẻ chậm nói phải làm sao?

??? 8 dấu hiệu trẻ chậm nói – Bố mẹ nên ghi nhớ!

Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia
Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia

Chậm nói là khi trẻ không đáp ứng được những kỳ vọng về khả năng giao tiếp đúng như theo độ tuổi. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu nói tiếng đầu tiên khi tròn 1 tuổi. Giai đoạn trước đó, chúng chủ yếu là học cách lắng nghe, bắt chước, sử dụng cử chỉ và bập bẹ. Sau 1 tuổi, trẻ có thể gọi tên được các bộ phận trên cơ thể, nhận biết được những món đồ thân thuộc,… Theo thời gian, vốn từ của trẻ dần được mở rộng, có thể nói được câu dài hơn (khoảng 2 – 4 từ), thực hiện được mệnh lệnh,…

Đến năm thứ 3, khả năng nói của trẻ đã rất “cừ”. Trẻ hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp được với bạn bè và người thân.

Đó là quá trình phát triển của một đứa trẻ bình thường. Nếu bạn phát hiện con không đạt được những cột mốc trên hoặc rất chậm trễ thì có thể nghi ngờ bé chậm nói.

Làm gì khi trẻ chậm nói là quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Đừng lo! Chưa bao giờ là quá muộn cùng trẻ vượt qua rào cản ngôn ngữ.

??? 10 phương pháp dạy trẻ chậm nói giúp nhanh bắt kịp bạn bè

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Ngôn ngữ ký hiệu được chứng minh là giúp trẻ phát triển kỹ năng nói sớm và mạnh mẽ hơn. Nó giúp đứa trẻ thật sự phấn khích khi được nói chuyện.

Bắt đầu với một vài ký hiệu cho những từ quen thuộc như:

  • Mẹ: Đưa bàn tay lên gần mặt sao cho ngón cái chỉ hướng về chúng ta
  • Bố: Động tác tương tự như trên, nhưng chạm ngón cái vào tránh nhiều lần
  • Ăn: Chụm ngón tay lại rồi đặt lên phần miệng. Sau đó di chuyển tay ra xa khỏi vị trí đó
  • ,…

Hãy thường xuyên nói từ đó và thực hiện ký hiệu để trẻ có thể ghi nhớ nhé!

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Nói về mọi thứ

Tiếp xúc với các từ thực sự rất quan trọng khi bạn học một ngôn ngữ. Vì vậy, hãy nói chuyện thật nhiều với con bạn. Cố gắng nói chậm và rõ ràng, sử dụng các từ đơn giản và câu ngắn để trẻ có thể bắt được âm.

Nếu bạn không thể nghĩ chủ đề để nói với trẻ. Đơn giản thôi, hãy kể lại những gì bạn đang làm. Trong khi đang chuẩn bị bữa tối, hãy hóa thân vào vai trò của người đầu bếp, hướng cách trẻ cách chế biến bữa ăn. Hoặc khi bạn đang mặc quần áo cho trẻ, hãy gọi tên những bộ đồ và cách bạn thực hiện. Chẳng hạn như “mẹ sẽ kéo chiếc áo phông qua đầu con”,…

Khen ngợi

Mỗi khi trẻ học được từ mới hay có những sự tiến bộ nhận định, hãy “hào phòng” dành cho con sự động viên và khích lệ. Đơn giản chỉ là những lời nói yêu thương, cái ôm ấm áp. Như vậy thôi trẻ cũng hiểu rằng mình đang làm rất tốt và có thêm động lực để học hỏi tốt hơn.

Khen ngợi và động viên trẻ
Khen ngợi và động viên trẻ

Sử dụng thẻ ghi chú

Trẻ chậm nói phải làm sao? Sử dụng tấm thẻ ghi chú cũng là cách dạy nói vô cùng hữu ích cho trẻ.

Những tấm thẻ ghi chú đầy “quyền lực này sẽ giúp trẻ làm quen với mặt chữ. Tuy nhiên, hãy tập trung vào âm thanh của từ đó và hình ảnh mô tả. Vì bộ não của trẻ sẽ ghi nhớ những khía cạnh này tốt hơn là chữ cái. Mẹ hãy duy trì cho trẻ học với những tấm thẻ ghi chú này trong vài phút mỗi ngày nhé!

Đọc sách

Sách là một cách tuyệt vời để giúp con bạn tiếp xúc với ngôn từ. Ngoài ra, nếu con bạn có thói quen đọc sách từ sớm, đây là điều vô cùng thuận lợi để tiếp thu kiến thức và phát huy khả năng sáng tạo trong tương lai.

Hãy lựa chọn những cuốn sách có nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc, nội dung phong phú, phù hợp với trẻ. Khi đọc sách, hãy ôm bé vào lòng, mô tả chi tiết cho bé về những gì có trên trang sách để mở rộng vốn từ nhé!

Đọc sách cùng trẻ
Đọc sách cùng trẻ

Hát cho bé nghe

Thử tìm một bài hát mà bé yêu thích, ngân nga cho bé nghe khi chúng chơi hoặc khi bạn ôm trên tay. Bạn nên chọn những bài hát có lời dễ nghe và giai điệu hấp dẫn. Hoạt động này chắc chắn bé sẽ rất thích!

Gọi tên những thứ quen thuộc lặp đi lặp lại

Nếu mẹ hỏi bé chậm nói phải làm sao? hãy gọi tên từng món đồ mà bé sử dụng trong ngày. Đây là cách giúp trẻ phân biệt và nhận biết được những vật dụng. Qua đó học thêm nhiều từ mới hơn.

Chẳng hạn như khi đứa trẻ quả bóng, hãy nói: “đây là quả bóng của con”. Ngoài ra, mẹ có thể gọi tên các loại thức ăn mà trẻ thưởng thức hoặc đồ chơi. Chẳng bao lâu trẻ sẽ bắt chước và nói được những tên đó thôi!

Gọi tên những thứ quen thuộc lặp đi lặp lại
Gọi tên những thứ quen thuộc lặp đi lặp lại

Thường xuyên cho trẻ ra ngoài

Cho trẻ cơ hội kết bạn và giao lưu với những đứa bé bằng tuổi có khả năng ngôn ngữ ‘cừ” hơn. Điều này sẽ khuyến khích trẻ nói chuyện nhiều hơn. Một vài địa điểm tuyệt vời để bạn có thể thường xuyên dẫn trẻ đi chơi là công viên, khu vui chơi giải trí, lớp học kỹ năng nào đó,…

Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, TV

Trẻ em học hỏi từ việc chủ động tương tác với thế giới của chúng – điều không xảy ra khi trẻ chỉ nhìn vào màn hình TV, máy tính bảng, điện thoại trong suốt nhiều giờ.

Nhiều nghiên cho cho thấy rằng, trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ sớm có liên quan đến việc tiếp thu ngôn ngữ chậm. Học viện Nhi khoa Hoa kỳ khuyến nghị giới hạn thời gian sử dụng TV, điện thoại xuống 2 giờ/ngày cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Và trẻ nhỏ hơn và trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên cho tiếp xúc quá sớm.

Trên đây là giải đáp “trẻ chậm nói phải làm sao”. Mong rằng những giải pháp hữu ích này sẽ góp phần thúc đẩy khả năng giao tiếp của trẻ. Từ đó giúp bé yêu phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

??? Trẻ chậm nói khám ở đâu? 5 địa chỉ tin cậy được phụ huynh lựa chọn

Chia sẻ bài viết này