Nội dung chính

3 lưu ý mẹ cần biết khi có con từ 1 đến 5 tuổi

Trẻ nhỏ là đối tượng trẻ từ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng về cả thể chất lẫn tinh thần nên mẹ phải đặc biệt chú ý 3 điều sau khi chăm sóc cho con nhé!

1. Chăm sóc về dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Bởi thời gian này, bé phát triển rất nhanh về thể lực như chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch. Hơn nữa, dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết để giúp bé phát triển toàn diện sau này, nếu trong thời kì quan trọng trên, bố mẹ lơ là, hoặc chưa biết cách chăm sóc bé về dinh dưỡng, bé sẽ kém phát triển trong tương lai và thậm chí còn mắc một số bệnh như béo phì, huyết áp, tiểu đường, suy tim, thấp còi….

Chăm sóc về dinh dưỡng
Chăm sóc về dinh dưỡng

Về năng lượng: mẹ cần bổ sung từ 100 – 110kcal/kg cân nặng. Bé cần khoảng 50 – 60% lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn, khoảng 35 – 44g/ngày. Bé thiếu đạm dễ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, kém thông minh. Chất béo bé cần khoảng 20-40 g dầu mỡ/ngày. Mẹ nên bổ sung chất béo cho bé bằng cách cho bé ăn mỡ lợn, mỡ gà, dầu thực vật cho vào cháo, hoặc trong thức ăn xào rán.

Mẹ cũng cần bổ sung đủ các loại chất khoáng và vitamin như: Canxi, photpho, sắt, kẽm để giúp bé tăng trưởng tốt. Canxi cần 500 – 600 mg/ngày. Canxi có nhiều trong các loại sữa hoặc nhuyễn thể như: tôm, cua, ốc. Photpho có nhiều trong ngũ cốc như ngô, đậu, lạc… Sắt có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, tim, gan, đậu đỗ và các loại rau màu xanh sẫm. Kẽm có trong các loại như hải sản, chai, hến, thịt cá…

Xem thêm: Những Tác Hại Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Bổ Sung Kẽm Cho Bé

vi chất
Các loại vi chất

Các loại vitamin cần thiết cho bé như: Vitamin D bé cần khoảng 400 IU/ngày và thường có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan, vitamin C có trong rau xanh, hoa quả như chanh, bưởi, kiwi..Ngoài ra còn có vitamin A cần khoảng 400 – 450 mcg/ngày. Vitamin A thường có trong các món như trứng, gan, rau quả có màu vàng đỏ như cà rốt, bí đao..

Nên cho bé ăn từ mềm đến cứng và khuyến khích bé tự xúc ăn và ăn cùng bàn với cả nhà để tăng cảm giác ngon miệng cho bé. Nên cho bé ăn nhạt vừa, không ăn chung với khẩu phần ăn của người lớn quá sớm. Thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé, thay đổi cách chế biến để bé có thể ăn uống đa dạng cũng như không bị biếng ăn vì nhàm chán. Cho trẻ uống đủ nước khoảng 100ml/kg/ngày và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để tránh cho bé bị nhiễm khuẩn gây sâu răng, vừa ảnh hưởng đến việc nhai của bé, lại vừa ảnh hưởng đến tủy răng vĩnh viễn của bé sau này.

2. Chăm sóc về nhận thức

Thời điểm từ 1 tuổi trở lên đến dưới 5 tuổi, là thời gian bé phát triển đến 90% não bộ nên các kĩ năng và nhận thức của bé cũng vì thế phát triển rất nhanh. Đây là thời gian đánh dấu những chuyển biến quan trọng về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và phát triển cảm xúc của bé. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên trò chuyện, hỏi han trẻ để bé phát triển ngôn ngữ, nhận thức.

Mẹ có thể dán tên các đồ vật và chỉ vào đó để bé đọc theo. Tuyệt đối không nên bắt chước giọng líu lô của trẻ để trẻ nghe đúng và nói chuẩn. Để kích thích trí não và sự quan sát của bé, mẹ có thể kích thích các giác quan bằng việc cho bé tự khám phá bằng các trò chơi như xếp hình, vẽ tranh, ca hát, hoặc các hoạt động mà bé thích. Vì bé đang trong độ tuổi mọc răng nên bé hay ngậm các đồ vật, mẹ cũng khuyến khích cho bé ngậm nhưng cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi.

Chăm sóc về nhận thức
Chăm sóc về nhận thức

Giai đoạn bé từ 2-3 tuổi thường gặp các khủng hoảng về tinh thần mà người ta hay gọi là “khủng hoảng tuổi lên 3”: bé dễ có các hành động cáu gắt, ném đồ, cãi lại người lớn hoặc làm ngược lại những gì người lớn bảo. Vì thế, cha mẹ không nên quát mắng hoặc cố gắng rèn trẻ theo ý mình. Cha mẹ cần bình tĩnh hỏi trẻ lý do và giảng giải cho trẻ hiểu thế nào là việc nên làm và không nên làm, từ đó thỏa thuận với bé, đồng thời nói rõ mức phạt nếu lần sau bé lại có thái độ như vậy, để bé hiểu.

Các bé trong giai đoạn này thì ngôn ngữ rất phát triển, mẹ có thể ngoài việc dạy bé ngôn ngữ mẹ đẻ, cũng có thể dạy bé các ngôn ngữ khác như tiếng anh song song. Tuy nhiên, không nên ép buộc trẻ mà kết hợp “vừa chơi vừa học”, và phải đảm bảo là bé nhớ được từ đó bằng tiếng Việt rồi mới dạy tiếng anh để tránh hiện tượng “rối loạn ngôn ngữ”.

3. Chăm sóc về thể chất

Ngoài dinh dưỡng và nhận thức, chăm sóc về thể chất cho bé vô cùng quan trọng. Hãy cho bé thường xuyên chơi những trò chơi vận động như: chạy, nhảy, chơi bóng, trốn tìm…. Nếu trong nhà không có không gian, mẹ có thể cho bé ra ngoài trời để vui chơi. Tuy nhiên, cũng chú ý quần áo và trang phục cho bé khỏi bị quá nóng hoặc quá lạnh.Thường xuyên cho bé đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh. Nên đặt 1 lịch thường xuyên để thể chất của bé quen với việc vận động hàng ngày. Điều này rất có ích cho việc tiêu hóa, làm bé giải tỏa căng thẳng khi đi lớp cũng như phát triển hệ cơ xương của bé một cách hoàn thiện hơn.

Chăm sóc về thể chất
Chăm sóc về thể chất

Với tất cả những lưu ý chăm sóc trên, mẹ sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện và cực kì hiệu quả. Nếu mẹ còn băn khoăn và đang tìm một phương pháp giúp bé bổ sung dinh dưỡng để bé phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, thì mẹ có thể dùng bộ sản phẩm Fitobimbi mẹ nhé!

Chia sẻ bài viết này