Bé còi xương do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vậy bé còi xương nên bổ sung gì để phát triển và khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi còi xương đều được kéo giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khoảng 20.4%. Nếu bố mẹ chưa có sự quan tâm đúng mực về tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm tăng trưởng, kém hấp thu, rối loạn giấc ngủ, chậm biết đi, chậm phát triển trí tuệ,.. Nguy hiểm hơn, trẻ còi xương còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, thậm chí tử vong.

Trước khi tìm hiểu “bé còi xương nên bổ sung gì?”, cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu trẻ còi xương thông qua những biểu hiện sau:
- Trẻ hay ra mồ hôi khi ngủ, hay giật mình, quấy khóc, ngủ không yên giấc
- Hiện tượng rụng tóc vành khăn
- Trẻ chậm mọc răng và các mốc phát triển khác như lật, ngồi, bò, đứng, đi
- Thóp rộng, thời gian đóng thóp lâu, sờ vào thấy mềm
- Đầu bẹp, có bướu trán
- Chân đi vòng kiềng hình chữ O, xương cổ tay và chân bị bè
- Phần ức phát nhô lên
- Trẻ có biểu hiện co giật khi canxi trong máu giảm
Còi xương thường gặp ở trẻ sinh non hoặc sinh đôi, trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Phụ huynh cần phân biệt giữa bệnh còi cọc và còi xương. Bởi những trẻ bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương vì thiếu hụt canxi và phốt pho.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương
Chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng
Trẻ còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trong đó phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng. Đó là:
- Nhóm chất đạm: Thịt gia cầm, thịt đỏ, cá, trứng,…
- Nhóm tinh bột: Thực phẩm chế biến từ bột, gạo, ngũ cốc, khoai tây
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau củ và trái cây tươi
- Nhóm chất béo: Từ các loại dầu thực vật, cá béo, sữa, phô mai,…
Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung các nhóm vi chất để xương phát triển như sắt, kẽm, phốt pho, canxi, vitamin D.

Lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn
Trẻ còi xương đa phần thường biếng ăn. Vì vậy, để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng mẹ nên chế biến nhiều loại thực phẩm với màu sắc, hình dáng bắt mắt. Trẻ từ 2 tuổi đã hình thành thói quen ăn uống. Vì vậy, mẹ có thể quan sát để biết con thích ăn món gì. Từ đó đa dạng cách chiến biến giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Sốt bữa ăn trong ngày
Mẹ cần luyện tập cho bé thói quen ăn đủ bữa vào giờ cố định. Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ trong ngày. Các bữa ăn nên chế biến đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ cũng nên uống từ 500 – 600 ml sữa mỗi ngày để cung cấp canxi cũng như năng lượng cho cơ thể phát triển.
Nhóm thực phẩm cần thiết đối với bé còi xương
Bé còi xương nên bổ sung gì? Theo chuyên gia, trẻ còi xương cần được tập trung bổ sung những nhóm chất sau:
Bổ sung canxi
Với từng giai đoạn phát triển, nhu cầu canxi ở trẻ nhỏ là khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 210mg
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 270mg
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500mg
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 800mg
- Trẻ từ 9 – 15 tuổi: 1300mg

Bổ sung vitamin D
Trẻ còi xương nên bổ sung gì? Trẻ cần bổ sung vitamin D với liều lượng như sau:
- 5000 – 15000 UI/ngày: uống liên tục trong 4 tuần
- Hoặc 100.000 – 500.000 UI liên tục trong 6 tháng
Bên cạnh bổ sung vitamin D bằng thực phẩm hoặc thuốc, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng hàng ngày: khoảng 10 – 15 phút vào mỗi sáng (trước 9 giờ). Nếu vào mùa đông không có ánh sáng mặt trời, trẻ có thể đi tắm điện ở các bệnh viện.
Bé còi xương nên bổ sung gì?
Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng là gì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị. Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển thể chất của bé:
Cua
Thịt cua rất giàu canxi, protein và các khoáng chất cần thiết giúp điều trị bệnh còi xương hiệu quả. Tùy vào độ tuổi và sở thích mà mẹ hãy chế biến cua thành món ăn phù hợp.

Cá ngừ, cá hồi, cá quả
Bé còi xương nên bổ sung gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, cá là thực phẩm rất giàu chất béo tốt, cụ thể là Omega 3. Ngoài ra, cá còn chứa hàm lượng cao protein và canxi nữa. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng để khắc phục tình trạng còi xương của bé.
Bé bị còi xương nên ăn cóc
Trong 100g cóc có chứa tới 18.6g đạm. Ngoài ra, cóc còn rất giàu các kẽm – vi chất cần thiết cho sự phát triển cũng như giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cóc có nhiều bộ phận chứa độc. Vì vậy, khi chế biến cha mẹ cần hết sức lưu ý để tránh bé bị ngộ độc.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, kẽm, sắt, canxi, lipid, protein. Nhờ đó, các lỗ hổng trong xương được cải thiện, giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh.

Gan
Gan động vật như gan bò, gan heo, gan vịt đều là các thực phẩm rất giàu protein và canxi. Ăn gan động vật giúp bé tăng cường trao đổi chất, kích thích ăn ngon và khắc phục tình trạng còi xương hiệu quả.
Thịt gà
Trẻ còi xương cần bổ sung gì? Thịt gà là một trong những thực phẩm lý tưởng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi trong thịt gà có chứa hàm lượng canxi và protein cao. Trong khi đó thực phẩm này lại chứa ít calo giúp trẻ không bị béo phì. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp vitamin A tốt cho mắt, vitamin B giúp bảo vệ tim mạch và năng lượng cho bé hoạt động.
Sữa
Sữa là nguồn cung cấp canxi không thể thiếu cho trẻ bị còi xương. Trung bình, 1 ly sữa cung cấp tới 125mg Canxi cho cơ thể. Bên cạnh các loại sữa động vật, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé sữa hạt (đậu nành, óc chó, điều,…) cũng rất giàu canxi, vitamin D và DHA.

Phô mai
Vì được làm từ sữa nên hàm lượng canxi trong phô mai cũng tương đương. Ngoài ra, cho bé ăn phô mai còn cung cấp thêm vitamin nhóm B, chất béo giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Ngũ cốc
Bé còi xương nên bổ sung gì? Ngũ cốc là thực phẩm tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý cho các mẹ. Đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể. Hơn nữa, ngũ cốc cũng rất dễ ăn, dễ chế biến. Mẹ có thể trộn ngũ cốc với sữa chua, cùng các loại hoa quả. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú với món ăn này đó!
Các loại rau xanh
Các loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng canxi khá cao, giúp bé phòng ngừa và điều trị còi xương hiệu quả. Ngoài ra, rau xanh còn chứa chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, tránh được các bệnh vặt, hỗ trợ bé phát triển tối ưu. Các loại rau xanh giàu canxi mà bé nên ăn như rau dền, súp lơ xanh, rau chân vịt,…

Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Nếu đã biết “bé còi xương nên bổ sung gì?”, cha mẹ hãy tham khảo thực đơn dưới đây để cung cấp đến bé những món ăn hấp dẫn, ngon miệng nhé!
Bột thịt cua, đậu xanh, hạt sen
Cách làm món ăn này như sau:
- Sơ chế sạch thịt cua, sau đó đem sấy khô rồi rã mịn
- Hạt sen bỏ tim đem ngâm cùng đậu xanh trong vòng 1 tiếng
- Trộn bột cua với đậu xanh và hạt sen rồi đem nấu cháo
- Mẹ có thể nêm nếm thêm xíu gia vị để cho bé dễ ăn hơn
Cháo tôm
- Tôm mua về rửa sạch, lột vỏ, bỏ phần chỉ sống lưng rồi đem giã
- Gạo ngâm nước trong 30 phút rồi đem xay
- Nấu cháo rồi cho tôm vào nồi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho bé thưởng thức

Cháo cá
- Mẹ có thể chọn cá quả vì rất bổ dưỡng. Rửa sạch cá, mổ bụng lấy bỏ nội tạng
- Cho cá vào nồi hấp cách thủy. Khi chín, tách lấy phần thịt cá
- Xương cá cho vào cối giã rồi lọc lấy nước nấu cháo
- Trộn bột gạo với nước cá rồi đem đun. Khi gạo chín, cho ca svaf gia vị vào
- Thêm một chút hành ngò để món ăn được dậy mùi
Cháo lòng đỏ trứng gà
Cách làm món cháo lòng đỏ trứng gà tương tự như các món cháo khác. Mẹ chỉ cần thay thế bằng lòng đỏ trứng gà đã luộc chín là được. Trẻ còi xương nên ăn cháo lòng đỏ trứng gà mỗi ngày 1 lần, ăn từ 18 – 30 ngày.
Trên đây là giải đáp “bé còi xương nên bổ sung gì?”. Hy vọng với chia sẻ này cha mẹ đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bé. Chúc bé khỏe mạnh và mau cao lớn!