Nội dung chính

Bệnh quai bị có nguy hiểm không? 5+ biến chứng nguy hiểm

Quai bị là bệnh dễ lây lan cho người xung quanh nếu không biết cách điều trị và phòng ngừa đúng. Bên cạnh đó, bệnh quai bị còn gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bệnh quai bị có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bệnh quai bị có nguy hiểm không

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm gây bởi virus Mumps, với triệu chứng điển hình là sưng đau tuyến mang tai. Trẻ nhỏ từ 6 – 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Theo nghiên cứu, sau khi mắc bệnh, trẻ thường có miễn dịch trọn đờn và rất hiếm bị tái nhiễm lần 2.

Nhìn chung, quai bị là bệnh lý lành tính, các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm trong vòng 10 ngày sau khi virus xâm nhập và không để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây nguy cơ biến chứng, vì thế phụ huynh không nên chủ quan, cần phát hiện và điều trị cho trẻ càng sớm, càng tốt. Vậy bệnh quai bị có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh quai bị là gì?

Viêm tinh hoàn ở nam giới

Biến chứng nguy hiểm nhất mà quai bị gây ra ở nam giới đó là viêm tinh hoàn. Đây là tình trạng teo tinh hoàn, gây giảm khả năng sản xuất tinh trùng. Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên lứa tuổi dậy thì, với tỷ lệ xảy ra biến chứng là khoảng 20 – 30% trong tổng số ca mắc. Biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi và người lớn trên 50 tuổi.

Viêm tinh hoàn có thể xảy ra sau khi trẻ có biểu hiện sưng mang tai 5 – 10 ngày. Kèm theo đó là những biểu hiện khác như người ớn lạnh, sốt cao, nhức đầu, tinh hoàn to bất thường, đau ở tinh hoàn, phần da bìu màu đỏ. Hầu hết các trường hợp viêm tinh hoàn chỉ bị sưng một bên, nhưng cũng có một số ít bị sưng cả 2 bên.

Viêm tinh hoàn ở nam giới

Sau 4 – 5 ngày, trẻ thường hết sốt nhưng tinh hoàn vẫn còn sưng. Sau khoảng 2 tuần, tình trạng sưng tinh hoàn mới hết và sau khoảng 2 tháng mới có thể đánh giá được tinh hoàn của người bệnh có bị teo và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ teo tinh hoàn sau khi mắc quai bị là khoảng 30 – 40%. Trường hợp bị teo tinh hoàn một bên, khả năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng cao nam giới sẽ vô sinh.

>>> Bị quai bị có vô sinh không? Nguyên nhân vì sao

Viêm buồng trứng ở nữ

Bệnh quai bị có nguy hiểm không? Theo nghiên cứu, khoảng 1/15 bé gái ở tuổi dậy thì mắc quai bị có biến chứng viêm buồng trứng. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng như mệt mỏi, sốt, đau hạ vị. Các triệu chứng này thường hết sau khi trẻ khỏi quai bị và không ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, biến chứng này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai hoặc sinh non.

Viêm buồng trứng ở nữ

Viêm màng não

Viêm màng não là biến chứng quai bị thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 10 – 35% tổng số ca mắc. Biến chứng này có thể xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai 3 – 10 ngày hoặc xảy ra đơn độc. Trẻ bị viêm màng não do quai bị có thể bị sốt, nôn, nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức, cứng cổ. Tổn thương thần kinh sọ não dễ dẫn đến giảm thị lực, điếc, viêm đa rễ thần kinh, viêm tủy sống cắt ngang. Đây là một biến chứng nguy hiểm nên ba mẹ cần theo dõi trẻ để kịp thời cấp cứu.

Viêm màng não

Viêm não

Viêm não là biến chứng bệnh quai bị hiếm xảy ra hơn so với viêm màng não, Bệnh có triệu chứng lâm sàng tương tự như viêm não do virus khác như co giật, sốt cao, nhức đầu, cấm khẩu, rối loạn hành vi, có thể liệt khu trú, tăng trương cơ lực. Các tổn thương thần kinh do viêm não gây nên thường sẽ tự phục hồi, hiếm khi để lại di chứng vĩnh viễn.

Viêm tụy

Bệnh quai bị có nguy hiểm không? Viêm tụy cũng là một trong những biến chứng của quai bị. Biến chứng này xảy ra chủ yếu ở người lớn, chiếm 3 – 7%. Phần lớn trường hợp viêm tụy là thể ẩn, chỉ biểu hiện biến đổi sinh hóa qua xét nghiệm. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau 4 – 10 ngày kể từ khi quai bị đã đỡ. Viêm tụy khiến người bệnh đau thượng vị, cơn đau dữ dội, đôi khi còn kèm theo tình trạng đầy bụng, nôn, chán ăn và đi ngoài phân lỏng.

Các biến chứng bệnh quai bị thường gặp khác

Theo nghiên cứu, ngoài các biển chứng về hệ thống sinh sản, não,… quai bị còn gây nguy tới hệ thống thần kinh sọ não dẫn đến mù, điếc,… Với tỷ lệ khoảng 1/25 có thể bị mất thính lực tạm thời do viêm đa rễ thần kinh hoặc viêm tủy sống cắt ngang gây nên.

Bị quai bị lúc nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Theo nhiều chuyên gia, quai bị dù là bệnh lý lành tính, tỷ lệ tử vong thấp nhưng bệnh có thể để lại di chứng nặng nề với sức khỏe trẻ. Hiện nay, quai bị vẫn chưa có thuốc đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng.

Virus quai bị có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, đáng lo nhất là tinh hoàn vì phản ứng gây viêm đối với bé trai. Với những trẻ mắc quai bị gặp biến chứng, chúng có biểu hiện nhức đầu, sốt cao, ói mửa hoặc tinh hoàn có triệu chứng sưng to thì cần phải tới bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chủ quan, không điều trị kịp thời, biến chứng quai bị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé trai trong tương lai.

Các biện pháp phòng ngừa quai bị cho trẻ nhỏ

Quai bị được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây nhiễm là rất cao. Thậm chí có thể bùng phát trong cộng đồng nếu không biết cách phòng ngừa. Để không còn băn khoăn bệnh quai bị có nguy hiểm không? ba mẹ nên chủ động phòng ngừa cho trẻ từ sớm. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa quai bị mà mẹ nên chú ý:

Các biện pháp phòng ngừa quai bị cho trẻ nhỏ

  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Nhà ở và nhất là phòng ngủ của bé nên được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát
  • Nhớ nhắc trẻ đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch
  • Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh cần đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
  • Trẻ mắc bệnh quai bị cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, tốt nhất cách ly với mọi người trong khoảng 10 ngày
  • Hiện nay, cách phòng ngừa quai bị ở trẻ tốt nhất chính là tiêm vắc xin. Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm phòng để có thể có miễn dịch với bệnh trong một khoảng thời gian dài hoặc suốt đời

Trên đây là giải đáp bệnh quai bị có nguy hiểm không? Tuy là bệnh lý lành tình nhưng trong một số trường hợp, quai bị có thể gây ra biến chứng. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, ba mẹ cần đưa tới bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng quai bị. Trẻ từ 1 tuổi lên được tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này