Nội dung chính

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau khỏi?

Quai bị không phải là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không cẩn thận trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu xem bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Cùng tìm hiểu nhé!

📌📌📌 Xem nhiều hơn:

bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì

Bệnh quai bị là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì, mẹ cần biết quai bị là bệnh gì, triệu chứng ra sao.

Quai bị (Mumps) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxo. Chúng tấn công vào cơ thể và gây tổn thương cặp tuyến mang tai, ở phía trước tai. Quai bị thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh do virus gây ra nên có thể lây qua đường hô hấp khi giọt bắt của người bệnh phát tán ra không khí khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Khoảng 1 – 2 tuần sau khi bị virus xâm nhập, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Khó chịu trong người, mệt mỏi
  • Sốt từ 39 – 30 độ C
  • Ăn ngủ kém, cảm giác ớn lạnh, sợ gió
  • Đau đầu, nhức tai
  • Sưng đau tuyến mang tai gây biến dạng mặt, cổ bành, cằm xệ
  • Trẻ đau khi há miệng, khó nuốt, họng viêm đỏ

Bệnh quai bị là gì?

Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, việc điều trị vẫn tập trung vào giảm triệu chứng và nghỉ ngơi tuyệt đối. Để trẻ sớm bình phục, ba mẹ cần biết bệnh quai bị nên kiêng gì trong thời gian mắc. Cùng tìm hiểu thông tin này trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì?

Khi bị quai bị, mẹ cần kiêng cữ cho con thật cẩn thận để giúp trẻ mau hồi phục.

Kiêng gió, nước lạnh

Trẻ bị quai bị không nên gặp gió và tiếp xúc với nước lạnh. Thay vào đó, mẹ nên giữ trẻ trong nhà nghỉ ngơi khoảng vài ngày, đến khi vết sưng giảm hẳn.

Kiêng thực phẩm chứa axit

Bệnh quai bị kiêng gì? Một trong những điều mẹ nên tránh khi trẻ bị quai bị chính là cho bé ăn thực phẩm chứa axit. Cóc, dưa chua, me, chanh,… là những thực phẩm giàu axit có thể làm tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẹ và khiến tình trạng viêm trở nặng hơn. Từ đó, vết sưng tuyến mang tai sẽ càng sưng to hơn, trẻ bệnh càng khó chịu và lâu bình phục hơn.

Kiêng thực phẩm chứa axit

Hạn chế vận động

Một trong những điều mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị chính là khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là những trẻ có triệu chứng viêm đau ở tinh hoàn.

Không tự ý sử dụng thuốc hay đắp thuốc lên vùng bị sưng

Có không ít mẹ tin theo những bài thuốc dân gian, truyền miệng chưa được kiểm chứng khoa học khiến bệnh quai bị ở trẻ không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ nhiễm trùng. Lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để được bác sĩ chuyên gia chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Không tự ý sử dụng thuốc hay đắp thuốc lên vùng bị sưng

Trẻ bị quai bị có cần kiêng tắm?

Giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày là nguyên tắc quan trọng trong điều trị quai bị ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến nghị ba mẹ tuyệt đối không kiêng tắm cho bé. Thay vào đó, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, ở nơi kín gió. 

Không chỉ đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ mắc quai bị mà còn cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ sạch sẽ. Không gian nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ là điều kiện thuận lợi góp phần ngăn ngừa virus hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên giặt giũ ga trải giường, gối định kỳ để trẻ được thoải mái hơn trong quá trình điều trị. 

Trẻ mắc quai bị có thể tắm, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

  • Không tắm nước lạnh cho trẻ, bởi có thể khiến cho vùng quai bị đau và khó chịu hơn
  • Nên tắm cho bé trong nước ấm, không ngâm mình quá lâu
  • Nếu bé mệt quá, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi lau qua người để đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Có cần kiêng quạt không?

Trẻ bị quai bị cần kiêng gió, tuy nhiên không cần kiêng quạt. Các mẹ nên hiểu một cách khoa học rằng, việc kiêng gió là để tránh lây nhiễm virus ra công động. Do đó, khi trẻ mắc quai bị, mẹ có thể cho bé nằm quạt bình thường. Tuy nhiên, không nên để quạt thổi thẳng vào người trẻ, đồng thời bật số quạt ở mức vừa phải.

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Có cần kiêng quạt không?

Trẻ bị quai bị có cần kiêng thịt gà không?

Chuyện ăn gì, kiêng gì luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi có con mắc quai bị. Mặc dù ăn thịt gà không làm tình trạng quai bị trở nên nghiêm trọng, tuy nhiên nó có thể khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu Điều này không hề tốt với trẻ bởi con đang rất mệt, sau khi ăn gà bị đầy hơi, khó tiêu thì cơ thể lại càng mệt mỏi, uể oải hơn.

Đồ nếp

Trẻ bị quai bị kiêng gì? Đồ nếp là thực phẩm tiếp theo nằm trong danh sách kiêng kỵ khi trẻ mắc quai bị. Các món ăn được làm từ đồ nếp như bánh trôi, bánh chưng, xôi,… có thể khiến chỗ sưng viêm sẽ sưng to và đau đớn hơn. Điều này sẽ khiến trẻ phải tốn rất nhiều thời gian để điều trị khỏi bệnh.

quai bi kieng do nep

Bệnh quai bị kiêng trong bao lâu?

Chắc hẳn khi đặt ra câu hỏi “bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì?”, mẹ cũng không khỏi băn khoăn nên kiêng trong bao lâu. Theo ý kiến của chuyên gia y tế, mẹ nên kiêng các vấn đề trên cho trẻ bị quai bị trong thời gian ít nhất 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị

Ngoài vấn đề kiêng kỵ, mẹ cũng nên nắm rõ một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị:

  • Uống nhiều nước
  • Hạ sốt bằng cách chườm khăn hoặc sử dụng paracetamol
  • Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động mạnh
  • Tránh tiếp xúc với trẻ khác khiến virus lây lan
  • Ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo, khoai tây nghiền, bột yến mạch,…

Trên đây là giải đáp bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho phụ huynh trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này