Nội dung chính

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Để giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé yêu dưới đây Fitobimbi sẽ giải thích rõ vấn đề này và gợi ý cách trị hiệu quả.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có mấy cấp độ?

Để biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ cấp độ của bệnh. Cụ thể:

Độ 1: Bệnh tay chân miệng chỉ gây loét miệng hoặc tổn thương da

Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng nhẹ liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch. Ở mức độ này, các nhà khoa học lại chia theo cấp độ nhỏ là:

Độ 2a: Giai đoạn này trẻ sẽ có một trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần trong 30 phút, sốt kéo dài hơn 2 ngày, sốt cao trên 39 độ C kèm nôn, lừ đừ, khó ngủ

Độ 2b: Dấu hiệu của giai đoạn này lại được phân thành 2 nhóm.

Nhóm 1: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám, với tiền sử giật mình nhiều hơn 2 lần trong 30 phút hoặc kèm các dấu hiệu sau: Ngủ gà, nhịp tim nhanh hơn 150 lần/ phút, trẻ sốt cao trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc

Nhóm 2: Trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng thất điều: Run chi, run người, ngồi hoặc đi không vững
  • Rung giật nhãn cầu
  • Tay, chân yếu hoặc bị liệt chi
  • Liệt thần kinh sọ với dấu hiệu điển hình là nuốt sặc, thay đổi giọng nói
  • Trẻ bị sốt rét
  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc

Độ 3: Bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện biến chứng nặng ở hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp. Cụ thể:

  • Mạch nhanh: Lớn hơn 170 lần/ phút khi trẻ nằm yên và không bị sốt. Một số trường hợp bị tay chân miệng, bé vẫn có thể làm mạch chậm (đây được xem là dấu hiệu rất nặng)
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú
  • Tăng huyết áp
  • Nhịp thở nhanh, bất thường: Trẻ có thể bị ngưng thở, thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản
  • Rối loạn tri giác
  • Tăng trương lực cơ

Độ 4: Lúc này bệnh tay bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốc như:

  • Trẻ có biểu hiện sốc, mạch và huyết áp bằng 0
  • Phù phổi cấp, tím tái, SpO2<92%
  • Ngưng thở, thở nấc
Tùy vào cấp độ mà triệu chứng bệnh khác nhau
Tùy vào cấp độ mà triệu chứng bệnh khác nhau

Tùy vào cấp độ của bệnh mà các biến chứng để lại khác nhau. Vì vậy khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ.

Ai có nguy cơ bị bệnh tay chân miệng?

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là do virus đường ruột Enterovirus. Trong đó, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Theo thống kê, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất so với các lứa tuổi khác. Đối với đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta thì bệnh có thể bùng phát quanh năm, nhưng thường tập trung vào các thời điểm giao mùa, nhất là tháng 5-8 và từ tháng 8-12.

Theo các chuyên gia, đối tượng dễ bị bệnh tay chân miệng là trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, bất cứ ai khi tiếp xúc với dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus đều có khả năng mắc bệnh.

Điều đáng lưu ý hơn là, một người có thể bị nhiễm tay chân miệng nhiều lần trong đời. Do mỗi lần nhiễm, cơ thể sẽ chỉ tạo ra một loại kháng thể tương thích với loại virus nhất định. Do đó, dù từng mắc bệnh, trẻ vẫn sẽ có nguy cơ tái phát trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Ngoài trẻ nhỏ, thì phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh tay chân miệng và có nguy cơ lây nhiễm sang con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Vì vậy, cần phải chủ động tránh bệnh bằng cách không đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với trẻ đang nhiễm bệnh.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị căn bệnh này
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị căn bệnh này

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường không đe dọa tính mạng và sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp trẻ sẽ có thể gặp phải biến chứng như sau:

Mất nước

Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ bị tay chân miệng. Tình trạng này xảy ra do các vết loét trong miệng phát triển, khiến trẻ khó uống nước. Do đó cha mẹ cần phải liên hệ với bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Da khô, nhăn nheo
  • Bé không đi tiểu, nước tiểu không tiết ra trong vòng 8h
  • Thường xuyên cáu gắt
  • Mắt trũng sâu
  • Tinh thần mệt mỏi, bơ phờ
  • Trẻ có thóp mềm và trũng trên đầu
Nguy cơ mất nước khi bị tay chân miệng ở trẻ
Nguy cơ mất nước khi bị tay chân miệng ở trẻ

Nhiễm trùng thứ phát

Có nhiều trường hợp vết loét trên da nhiễm trùng khiến bệnh của bé nặng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy, trẻ bị nhiễm trùng thứ phát do tay chân miệng.

  • Đau, đỏ, sưng tấy và có cảm giác nóng rát tại khu nhiễm trùng
  • Da chảy dịch hoặc có mủ

Viêm màng não

Là biến chứng nguy hiểm do virus nhiễm trùng gây ra. Khi virus phát triển, chúng sẽ tấn công vào các lớp màng bao phủ quanh não và tủy sống khiến bé bị viêm nhiễm.

Trường hợp này thường gặp ở trẻ bị tay chân miệng. Tuy nhiên, đây là biến chứng ít nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều sẽ phục hồi sau khoảng 2 tuần. Các triệu chứng của viêm màng não bao gồm:

  • Sốt cao từ 38 độ C
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Cứng cổ
  • Không thích ánh đèn sáng

Hiện tại viêm màng não chưa có cách nào điều trị cụ thể.  Các biện pháp chủ yếu tập trung vào việc làm giảm triệu chứng nhờ thuốc giảm đau.

Viêm não

Viêm não là bệnh nhiễm trùng khi các mô não bị sưng và viêm. Bệnh kéo dài có thể gây ra tổn thương và đe dọa tính mạng của bé. Vì vậy đây được coi là biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng. Các dấu hiệu của viêm não gần tương tự như cúm, có thể phát triển chỉ trong vài giờ, vài ngày với triệu chứng như:

  • Cảm thấy không khỏe
  • Cơ thể xuất hiệu cơn co
  • Không thích ánh sáng
Viêm não ở trẻ khi bị bệnh tay chân miệng
Viêm não ở trẻ khi bị bệnh tay chân miệng

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của viêm não, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Khi nào cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ?

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Vì vậy khi thấy tình trạng bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ. Cụ thể:

  • Tình trạng quấy khóc kéo dài: Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có thể quấy khóc cả ngày thậm chí khi vừa ngủ được 15-20 phút lại tỉnh và quấy liên tục. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn khởi đầu. Vì vậy mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời
  • Trẻ hay giật mình: Mẹ cần chú ý xem trẻ có bị giật mình thường xuyên, ngay cả khi đang vui đùa hay không. Phản ứng này cho thấy tình trạng nhiễm độc thần kinh đã tiến triển nặng
  • Sốt cao liên tục: Bệnh tay chân miệng trở nặng sẽ khiến nhiệt độ của bé tăng cao, lên đến 38,5 độ C trong suốt 48h liên tục và không phản ứng với thuốc hạ sốt. Nếu trẻ có dấu hiệu này, mẹ cần đưa bé đi khám bởi đây là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm thần kinh rất cao

Những thông tin trên phần nào đã giải đáp được câu hỏi bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết quan sát, kịp thời đưa trẻ nhập viện khi có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.

Chia sẻ bài viết này