Nội dung chính

Bị quai bị có vô sinh không? Nguyên nhân vì sao

Quai bị là bệnh lý truyền nhiễm, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan. Người ta cho rằng mắc quai bị gây vô sinh. Vậy thực hư thế nào “bị quai bị có vô sinh không?

Bị quai bị có vô sinh không

Đối tượng có nguy cơ cao mắc quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Mumps gây ra. Bệnh có khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Bệnh quai bị có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng khả năng nam giới mắc cao hơn nữ giới. Theo thống kê, có hơn 80% trường hợp quai bị xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nếu không được tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó. 

Quai bị có thể khởi đầu với những triệu chứng như đau nhức cơ thể, kén ăn, sốt nhẹ. Những triệu chứng này không điển hình nên có thể khiến chúng ta chủ quan và nhầm lẫn với bệnh lý cảm, ốm thông thường. Chính vì vậy mà việc phòng tránh không được chú ý dẫn đến nguy cơ lây lan nhanh chóng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc quai bị

Sau 2 ngày với những triệu chứng trên, cơ thể người bệnh bắt đầu phải chịu những triệu chứng rõ rệt hơn như sưng to và đau nhức tuyến mang tai. Người bệnh có thể bị sưng đau một hoặc cả 2 bên. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như đau góc hàm, đau họng, buồn nôn, sốt, mệt mỏi toàn thân.

Bị quai bị có vô sinh không? Nguyên nhân vì sao?

Nhìn chung, quai bị là bệnh lý lành tính, người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng.

Bệnh quai bị có nhiều biến chứng như nhồi máu phổi, viêm màng não, viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,… Hai trong số biến chứng quai bị trên là viêm tinh hoàn và viêm buồng trứng được nhắc đến là nguyên nhân gây vô sinh. Vậy thực hư câu chuyện thế nào? bị quai bị có bị vô sinh không?

Viêm tinh hoàn là biến chứng được nhiều người biết tới khi mắc quai bị và nó là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Các kết quả xét nghiệm sinh thiết của bệnh viêm viêm tinh hoàn do quai bị cho thấy, biến chứng gây ra các mức độ tổn thương khác nhau như phù nề, thâm nhiễm lan tỏa ở mô kẽ với xuất huyết khu trú và thâm nhiễm tế bào lympho quanh mạch. Đặc biệt, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến teo tinh hoàn làm giảm chất và lượng tinh trùng.

Bị quai bị có vô sinh không? Nguyên nhân vì sao?

Tỷ lệ bệnh nhân bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị dao động khoảng 30 – 50% và thường chỉ xảy ra ở người chưa được tiêm vắc xin trước đó. Tuy nhiên, biến chứng này rất ít gặp và hiếm gây vô sinh. Hơn nữa, chỉ khi bị viêm cả hai bên tinh hoàn thì nguy cơ vô sinh mới cao.

Ở phụ nữ, bệnh quai bị có thể gây biến chứng viêm buồng trứng, tỷ lệ xảy ra là khoảng 5% trong độ tuổi dậy thì. Các triệu chứng của bệnh là nôn, sốt, đau vùng bụng dưới. Biến chứng này có thể gây viêm vú, mãn kinh sớm hoặc vô kinh, nhưng rất hiếm gặp. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa rõ viêm buồng trứng do quai bị có gây vô sinh hay không.

Quai bị có gây vô sinh không? Như vậy, mặc dù hiếm gặp nhưng quai bị thật sự có thể gây vô sinh. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ và gia đình, chúng tôi khuyên bạn nên tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Những biến chứng khác thường gặp của bệnh quai bị

Bên cạnh viêm buồng trứng và viêm tinh hoàn, người mắc quai bị có thể gặp phải một số biến chứng khác như:

  • Viêm não: Bệnh nhân có hiện tượng khó chịu, bứt rứt, tính tình thay đổi, nhức đầu, rối loạn tri giác, đầu to do não úng thủy
  • Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến mù, điếc
  • Viêm đa rễ thần kinh
  • Viêm tủy sống cắt ngang
  • Đặc biệt phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Bị quai bị trong 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi dễ chết lưu hoặc sinh non

Những biến chứng khác thường gặp của bệnh quai bị

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị

Khi nghi ngờ trẻ mắc quai bị, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là cách ly trẻ và đưa ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà theo những lưu ý sau:

  • Hạ sốt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm. Hoặc có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau
  • Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ hoặc bù nước bằng nước điện giải
  • Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
  • Ưu tiên cho bé ăn các món loãng, mềm dễ nuốt
  • Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, thay vào đó nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh gặp biến chứng
  • Tuyệt đối không bôi, đắp lá cây lên vùng bị sưng vì có thể tăng nguy cơ bội nhiễm

Hiện nay, quai bị không có thuốc đặc trị. Do đó, tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xin quai bị có thể miễn dịch ít nhất 17 năm, an toàn, không gây sốt, bảo vệ tới 75 – 95% trường hợp tiếp xúc. Vắc xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 1 tuổi, 1 liều lúc trẻ 12 – 15 tháng và lặp lại liều 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Trên đây là giải đáp bị quai bị có vô sinh không? Với chia sẻ này, mong rằng bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức để chăm sóc và bảo vệ bản thân và gia đình mình.

Nguồn: novaivffertility

https://www.novaivffertility.com/fertility-help/how-does-mumps-affect-male-fertility
Chia sẻ bài viết này