Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Tuy bệnh lành tính, nhưng nếu chủ quan trẻ vẫn có thể mắc biến chứng tay chân miệng. Vậy các biến chứng đó là gì? mức độ nguy hại thế nào và phải xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
✔️✔️✔️ Xem thêm:
- Hình ảnh bệnh chân tay miệng ở trẻ em các cấp độ
- Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Top 6 gợi ý cho mẹ

Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 gây ra. Bệnh tay chân miệng phổ biến ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu vẫn là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể lây từ người sang người, qua đường nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bị bệnh.
Đặc trưng của bệnh là những nốt dạng phỏng nước xuất hiện trên da, ở các vị trí như niêm mạc lưỡi lòng bàn chân, lòng bàn tay. Bệnh thường có xu hướng tái đi tái lại vĩnh viễn. Trẻ bị tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi dẫn đến tử vong.
Vì sao bệnh tay chân miệng bị biến chứng?
Thực ra, tay chân miệng là bệnh lành tính, nó hiếm khi gây biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi có sự tác động bởi những yếu tố sau:
- Phụ huynh chủ quan, lơ là trong việc phát hiện và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
- Điều trị sai cách, do bệnh dễ gây nhầm lẫn với thủy đậu, cảm cúm,…
- Trẻ bị suy giảm đề kháng, trong khi đó trẻ lại chưa biết cách bảo vệ chính mình, dẫn đến các triệu chứng của bệnh có cơ hội lây lan nhanh chóng

Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ
Hiện nay, dịch tay chân miệng của trẻ có xu hướng tăng cao vào thời điểm từ tháng 3 – 5 và từ thansg 9 – 12 hàng năm. Đa phần trẻ bị tay chân miệng có thể khỏi trong 3 – 5 ngày mà không phát sinh biến chứng. Nếu xảy ra biến chứng thì chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn toàn phát, từ ngày thứ 2 – thứ 5 của bệnh. Các biến chứng tay chân miệng thường gặp là:
Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng là: viêm não tủy, viêm màng não, viêm thân não, viêm não, với những biểu hiện như:
- Mắt nhìn ngược, mất thăng bằng, đi loạng choạng, tay chân run rẩy, chới với, ngủ gà, bứt rứt khó chịu
- Tăng trương lực cơ
- Liệt, yếu chi
- Rung giật nhãn cầu
- Giật mình chới với, thường xuất hiện khi ngủ, chủ yếu ở tay và chân
- Liệt dây thần kinh sọ não
- Hôn mê, suy tuần hoàn, kèm theo suy hô hấp: đây là những biến chứng tay chân miệng nặng, cần được can thiệp kịp thời

Biến chứng tim mạch, hô hấp
Các biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng ở trẻ là: trụy mạch, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, viêm cơ tim. Biến chứng tay chân miệng này có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Biến chứng bệnh tay chân miệng giai đoạn đầu: huyết áp tâm thu tăng, đối với trẻ dưới 1 tuổi là trên 110mmHg, trẻ từ 1 – 2 tuổi là trên 115 mmHg, và ở trẻ từ 2 tuổi trở lên là trên 120 mmHg. Không đo được mạch và huyết áp
- Khó thở: nhịp thở không đều, thở nhanh, hơi thở rít thanh quản, ngực rút lõm, khò khè
- Tay chân đổ mồ hôi lạnh, da nổi vân tim, rối loạn vận mạch
- Mạch nhanh trên 150 lần/phút
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm (trên 2 giây)
- Phù phổi: da tím tái, khó thở, sùi bọt hồng, nội khí quản có lẫn máu, phổi nhiều ran ẩm
Các dấu hiệu biến chứng tay chân miệng
Trước khi phát sinh biến chứng, cơ thể trẻ thường xuất hiện một vài dấu hiệu báo trước sau:
- Trẻ bị sốt cao, liên tục trong nhiều ngày không hạ dù đã uống thuốc hạ sốt
- Nôn trớ nhiều, đặc biệt cơn ói thường không xuất hiện sau ho và không kèm theo tiêu chảy
- Trẻ quấy khóc, dễ bị giật mình
- Bạch cầu máu của trẻ tăng, trên 16000/mm3
- Trẻ bị tăng đường huyết
- Trẻ bị khó thở, thở rít thanh quản
- Tổn thương da nghiêm trọng hơn

Khi trẻ xuất hiện một trong số những biểu hiện trên đây, cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời, tránh nguy cơ gặp biến chứng.
Những sai lầm cần tránh để giảm nguy cơ biến chứng tay chân miệng
Khi trẻ bị tay chân miệng, hầu hết các bậc phụ huynh thường sử dụng thuốc xanh để bôi lên các nốt bọng nước. Đây là một việc làm sai lầm, khiến các mụn bọng nước bị che khuất, gây khó khăn trong việc thăm khám và xác định.
Thêm vào đó, cũng có không ít cha mẹ cho trẻ dùng kháng sinh mà không biết rằng, nó không có ích gì với bệnh tay chân miệng, trừ khi bị bội nhiễm. Hơn nữa, thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh còn gây nguy cơ gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như khiến bệnh lâu lành hơn.
Việc tự ý bổ sung vitamin cho trẻ trong quá trình điều trị tay chân miệng mà không hỏi ý kiến bác sĩ cũng là một sai lầm thường gặp. Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn theo quan niệm dân gian, kiêng tắm, kiêng gió cho trẻ trong suốt quá trình điều trị. Việc làm này không giúp ích cho bệnh, thậm chí khiến da trẻ bị tổn thương nặng nề hơn, do ngứa ngáy, gãi nhiều, dẫn đến nhiễm trùng.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách để tránh biến chứng
Biến chứng tay chân miệng ở trẻ vô cùng nguy hiểm, để ngăn ngừa, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc khi chăm sóc. Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc hiệu, do vậy việc điều trị sẽ chủ yếu tập trung giảm triệu chứng, cải thiện sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cụ thể:

- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, tránh các kích thích và vận động mạnh
- Hạ sốt cho trẻ. Nếu sốt trên 38.5 độ C cần cho trẻ uống paracetamol. Nếu sót nhẹ thì chỉ cần chườm ấm
- Bổ sung nước và các chất điện giải
- Nếu trẻ bị loét miệng thì nên vệ sinh bằng dung dịch glycerin borat
- Nếu có hiện tượng co giật thì dùng thuốc chống co giật
- Bổ sung, vitamin C và thuốc tăng sức đề kháng theo chỉ định của bác sĩ
- Trẻ cần được điều trị ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như: sốt cao trên 39 độ C, thở nhanh, quấy khóc, khó ngủ, nổi vân tím, da tái, vã mồ hôi, hôn mê,…
Trên đây là những biến chứng tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan, để tránh những biến chứng không đáng có!