Nội dung chính

Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu chưa sử dụng cần được bảo quản đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng. Cách bảo quản sữa mẹ sao cho đúng nghe có vẻ rất khó, nhưng làm nhiều ắt quen. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để mẹ lưu giữ nguồn dưỡng chất tuyệt vời của sữa mẹ cho bé yêu phát triển toàn diện.

Cách trữ sữa mẹ

Mẹ sau khi sinh bé được 6 tháng sẽ phải quay trở lại với công việc vì thế không chăm trẻ được thường xuyên. Thế nhưng, trong giai đoạn này, trẻ vẫn cần bú sữa mẹ để tăng cường kháng thể và phát triển thế chất. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để mẹ đi làm mà con vẫn có sữa mẹ bú? Dự trữ sữa mẹ chính là giải pháp tối ưu giúp trẻ thừa hưởng được những dinh dưỡng quý giá nhất từ sữa mẹ. Cùng tìm hiểu cách trữ sữa mẹ cho bé đúng cách nhất.

Cách trữ sữa mẹ
Cách trữ sữa mẹ

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ

Cách bảo quản sữa mẹ được lâu nhất phù thuộc vào việc bạn lựa chọn dụng cụ nào để trữ sữa. Hiện nay, có hai dụng cụ bảo quản sữa mẹ sau khi hút phổ biến nhất, đó là túi trữ sữa và bình trữ sữa.

Bình trữ sữa mẹ

Mẹ có thể sử dụng bình thủy tinh hoặc bình nhựa, có nắp đậy để bảo quản sữa cho trẻ.

Đối với bình chuyên trữ sữa chất liệu nhựa, ưu điểm của nó là thể gắn trực tiếp lắp núm để cho bé bú bất cứ khi nào. Tuy nhiên, bình nhựa lại dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với sữa nóng. Do đó, mẹ nên ưu tiên bảo quản sữa mẹ sau khi hút bằng bình thủy tinh hơn.

Bình trữ sữa mẹ
Bình trữ sữa mẹ

Trước khi trút sữa vào bình, mẹ nên khử trùng bình với nước ấm, để ráo rồi mới được sử dụng. Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý đổ lượng sữa vừa đủ vào bình, chừa lại một khoảng trống để sữa còn giãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

Khi sử dụng bình thủy tinh để bảo quản sữa cho trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên cất trong ngăn mát tủ lạnh. Bởi nếu để ngăn đá, nhiệt độ quá lạnh có thể khiến bình bị vỡ. Cất sữa trong ngăn đá chỉ nên áp dụng khi dùng túi trữ sữa.

Túi trữ sữa

Túi trữ sữa là dụng cụ bảo quản sữa được các mẹ sử dụng phổ biến do tính tiện lợi của nó. Ưu điểm nổi bật của loại túi này đó chính là sự nhỏ gọn, không làm tốn diện tích tủ lạnh. Ngoài ra, một số loại túi còn được trang bị khóa zip an toàn, giúp sữa khi vắt ra không bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cho thời gian trữ sữa lâu hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong sữa.

Điều quan trọng hơn cả là bạn phải chọn được loại túi chất lượng, có thương hiệu uy tín, được sản xuất chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ. Đồng thời được làm từ chất liệu an toàn, không chứa BPA và đặc biệt là chỉ nên dùng 1 lần.

Sữa mẹ vắt ra bảo quản như thế nào khi dùng túi trữ?
Sữa mẹ vắt ra bảo quản như thế nào khi dùng túi trữ?

Để bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách, bạn cần ép hết không khí ra khỏi túi. Bên cạnh đó, không nên đổ sữa vào túi quá nhiều, vì sữa khi để ngăn đá đông lại có thể giãn nở và có thể gây rách túi khiến sữa nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng tủ đông trữ sữa mẹ đúng cách an toàn

Số lượng sữa vắt trong một lần?

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên vắt sữa với số lượng khoảng 100-150ml mỗi lần. Còn với những trẻ lớn hơn, tùy vào nhu cầu ăn của bé mà mẹ vắt lượng sữa phù hợp. Chỉ nên trữ sữa trong trường hợp bất khả kháng, không nên lạm dụng việc bảo quản sữa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc đầu tư một chiếc máy vắt sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy vắt sữa giúp cho mẹ tiết kiệm thời gian cũng như giảm sự đau đớn khi vắt sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài

Nếu mẹ không có dự định cho bé ăn ngay sau khi vắt sữa thì nên bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách giữ sữa mẹ được lâu để không ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của sữa. Hiện nay, trên các hội nhóm làm cha mẹ, mọi người thường chia sẻ nhau cách bảo quản sữa mẹ của Minh Hà. Thực tế, cách trữ sữa của mẹ Hà rất khoa học và thông minh. Nếu chưa biết cách dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, mẹ có thể tham khảo bí quyết của mẹ Hà dưới đây:

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài

Cách quản quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc sau để trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống được lâu dài nhé!

  • Sữa mẹ sau khi hút cần được đổ ngay vào túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa chuyên dụng. Cầm chú ý đến lượng sữa để không bị rò rỉ.
  • Sau đó, dán nhãn bên ngoài, ghi đầy đủ thông tin về lượng sữa, ngày, giờ vắt để biết bịch nào nên sử dụng trước
  • Mẹ nên sắp xếp sữa từ trái qua phải, từ trong ra ngoài theo hạn sử dụng của sữa để người thân hoặc mẹ lấy ra dễ dàng hơn và tránh bị nhầm lẫn
  • Cất sữa ngay vào ngăn mát của tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không, bạn cần để sữa ở môi trường phòng có nhiệt độ khoảng 26 độ C. Tuy nhiên, thời gian lưu trữ ở nhiệt độ phòng chỉ kéo dài 6 giờ. Vì vậy, nếu không sử dụng ngay, bạn nên cho sữa vào tủ lạnh sớm nhất có thể
  • Nếu bị mất điện trong thời gian dài, mẹ nên lấy các túi sữa ra xếp vào thùng đá để bảo quản
  • Mẹ không nên bảo quản sữa ở phần cánh cửa tủ lạnh. Bởi vị trí này không đủ độ lạnh, nên chỉ cần ngày mở ra mở vào vài lần có thể ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của sữa
  • Sữa mẹ hút ra bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh mà chưa sử dụng đến, mẹ cần cất lên ngăn đá. Nhớ ghi rõ thời gian và ngày vắt sữa để sử dụng đúng loại
  • Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, các mẹ bỏ đi, không nên cất đông lạnh
  • Trong quá trình bảo quản, mẹ không nên đổ sữa cũ vào sữa mới. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng để trữ sữa. Bởi sữa đã được trữ trong tủ lạnh một thời gian nên nhiệt độ cũng chênh lệch so với sữa mới. Do đó, nếu mẹ muốn dồn bình thì cần cất sữa mẹ dưới ngăn mát khoảng 3 giờ. Khi cả 2 loại sữa cùng nhiệt độ thì trộn chung vào nhau và cấp đông như bình thường
Cách quản quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Cách quản quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tự nhiên, không chứa chất bảo quản. Vì vậy, sau khi vắt ra ngoài, sữa mẹ chỉ lưu giữ được trong nhiệt độ phòng vài giờ.

Tùy theo cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra mà thời hạn sữa cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trữ sữa trong tủ lạnh. Vậy cách bảo quản sữa mẹ cho bé khi không có tủ lạnh như thế nào?

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Sữa sau khi vắt ra, nếu bé không bú ngay thì bạn cần cho vào bình hoặc túi trữ sữa càng nhanh càng tốt và vặn khóa cẩn thận. Để sữa ở không gian khô thoáng, không để nơi ẩm thấp hay có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn vẫn nên để sữa ở nơi có điều hòa, nhiệt độ dưới 26 độ C để tăng thời gian bảo quản sữa.

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông và trữ lạnh

Sữa mẹ sau không khoảng thời gian cất trữ trong tủ lạnh cần được rã đông đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng. Dưới đây cách sử dụng sữa mẹ đông lạnh và sữa mẹ cất ngăn mát:

Cách thanh trùng sữa mẹ trữ đông

Trước khi bắt tay vào các bước thanh trùng sữa, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Bình hoặc chai thủy tinh để đựng sữa mẹ. Lưu ý, trước khi đổ sữa vào bình, mẹ cần khử trùng bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn bám trên thành bình
  • Nhiệt kế
  • Nồi: Mẹ nên sử dụng nồi thủy tinh. Nếu không, có thể dùng nồi nhôm, không nên dùng nồi inox vì có thể làm cháy sữa. Tốt nhất mẹ chuẩn bị một chiếc nồi riêng chỉ để thanh trùng sữa mẹ
  • Vỉ inox: Kích thước phù hợp với nồi
Cách giã đông sữa mẹ
Cách giã đông sữa mẹ

Dưới đây là cách sử dụng bình ủ sữa:

  • Bước 1: Tiến hành rã đông 1 đêm trước đó ở ngăn mát tủ lạnh, cho sữa chuyển sang trạng thái lỏng hoàn toàn
  • Bước 2: Rửa tay thật sạch bằng dung dịch vệ sinh để tránh trường hợp lây chéo vi khuẩn
  • Bước 3: Đong sữa vào bình ở mức ⅘. Mẹ không nên đổ quá nhiều vì trong quá trình làm nóng sữa sẽ còn giãn nở
  • Bước 4: Cho nước ấm vào nồi, với mực nước bằng hoặc cao hơn lượng sữa trong bình một chút. Sau đó xếp các bình sữa lên vỉ đã để sẵn ở nồi
  • Bước 5: Bật bếp, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, kim chỉ khoảng 62.5 độ C, tương ứng với 145 độ F thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun sữa duy trì ở mức nhiệt này trong khoảng 30 phút
  • Bước 6: Sau khi đun sữa được 30 phút thì tắt bếp, đổ nước mát vào nồi để nguội sữa trong bình. Mẹ không nên làm lạnh đột ngột bằng cách cho đá vào nồi. Bởi việc làm này có thể nứt bình thủy tinh. Công đoạn này mẹ cần thực hiện một cách từ từ và cẩn trọng
  • Bước 7: Khi sữa nguội có mức nhiệt khoảng 26 độ C, bạn tiến hành chia sữa thành từng phần nhỏ tùy theo nhu cầu ăn của bé

Sữa khi đã được hâm nóng, mẹ chỉ nên cho bé dùng trong vòng 6 tiếng. Nếu bé không ăn hết, mẹ nên bỏ đi chứ không nên trữ đông trở lại.

Cách ủ sữa mẹ để ngăn mát

Sữa cất trong ngăn mát tủ lạnh, đến giờ cho bé bú, mẹ hãy cho vào máy ủ hoặc ngâm với nước ấm ở mức nhiệt 40 độ C. Tuyệt đối không được sử dụng nước sôi quá nóng để ngâm sữa, bởi điều này sẽ làm phá vỡ các liên kết có trong sữa, ảnh hưởng đến chất lượng.

Cách ủ sữa mẹ để ngăn mát
Cách ủ sữa mẹ để ngăn mát

Sữa trữ trong tủ lạnh khi lấy ra sẽ xuất hiện một lớp váng màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi làm ấm sữa, mẹ cần lắc nhẹ để lớp váng đó được hòa tan.

Ngoài cách ủ sữa mẹ cho bé này, mẹ có thể sử dụng các máy hâm sữa hiện đang có bán trên thị  trường. Cách làm nóng sữa mẹ này đơn giản và cực kỳ an toàn. Mẹ chỉ cần đổ nước theo mức phù hợp, sau đó đặt bình sữa vào, chờ trong giây lát để máy làm nóng sữa là có thể cho bé sử dụng được ngay.

Những câu hỏi thường gặp

Chúng tôi có nhận được rất nhiều thắc mắc của phụ huynh xoay quanh vấn đề cách bảo quản sữa mẹ đúng cách. Để giúp phụ huynh trữ và sử dụng sữa mẹ đúng cách sao cho cung cấp cho bé yêu nguồn dưỡng chất tuyệt vời nhất. Dưới đây là giải đáp những câu hỏi thường gặp:

Sữa mẹ để tủ lạnh có váng có sao không?

Bạn có biết rằng, sữa mẹ có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau? Ở mỗi giai đoạn, màu sữa cũng sẽ có đôi chút thay đổi. Trong đó, sữa đầu hay còn gọi là sữa non sẽ có màu vàng. Khi sữa đầu được cất trữ trong tủ lạnh sẽ có hiện tượng phân tách, lớp bên trên có váng nổi lên. Đây là điều hết sức bình thường, hiện tượng này là do chất béo trong sữa tạo nên.

Chắc hẳn các mẹ đều biết, chất béo có vai trò quan trọng đến nhường nào tới sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chúng là tạo ra môi trường hoàn hảo để hòa tan các vitamin thiết yếu như A, D, E, K. Ngoài ra, chất béo cũng cung cấp năng lượng cho bé.

Sữa mẹ để tủ lạnh có váng
Sữa mẹ để tủ lạnh có váng

Tùy theo cơ địa cũng như chế độ ăn uống của mẹ mà lượng váng trong sữa sẽ có sự khác biệt. Ở một số mẹ, sữa khi vắt chỉ có một lớp váng rất mỏng. Nhưng có thể sau một thời gian, độ dày của váng sữa lại tăng gấp đôi. Với trường hợp này, mẹ không cần phải quá lo lắng, bởi lớp váng sữa dù mỏng hay dày thì nó cũng cung cấp dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé.

Sữa mẹ sau khi vắt để được bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tự nhiên giúp bé phát triển toàn diện. Trong sữa có chứa khá nhiều chất béo, đường (bao gồm cả đường dạng đơn và đôi) và đạm. Những thành phần có trong sữa mẹ này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu dễ dàng hơn. Song chất béo và đường lại rất dễ lên men, nhanh bị biến chất khi tiếp xúc với môi trường ngoài. Trong khi đó, lượng đạm có trong sữa lại tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được 4-6 giờ
Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được 4-6 giờ

Tóm lại, sữa mẹ sau khi vắt không sử dụng ngay sẽ có nguy cơ bị mất chất, thậm chí biến chất. Nếu bé uống phải có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm khuẩn,…

Vậy sữa mẹ để ngoài không khí được bao lâu? Thời Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo, thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ở nhiệt độ phòng từ 25 đến 35 độ C là từ 6-8 giờ. Đây là thông tin mà mẹ nào cũng nên biết để dành cho bé yêu nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Sữa mẹ để ngăn đá tủ lạnh được bao lâu?

Sữa được lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ tránh được những vi khuẩn có hại cũng như kéo dài được thời hạn sử dụng. Vậy sữa mẹ để ngăn đá tủ lạnh được bao lâu? Điều này còn phải tùy thuộc vào mẹ sử dụng loại tủ lạnh nào để bảo quản sữa mẹ cho bé:

Sữa mẹ để ngăn đá tủ lạnh được bao lâu?
Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu còn tùy thuộc vào loại tủ
  • Đối với tủ lạnh 2 cánh, có ngăn đá và ngăn mát riêng, sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản trong vòng 3-6 tháng.
  • Đặc biệt, nếu mẹ bảo quản sữa trong loại tủ đông chuyên dùng thì có thể trữ trong 6 tháng đến 1 năm mà sữa không bị hỏng. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng tính năng này của tủ đông chuyên dùng, cần cho bé sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp mẹ dùng loại tủ lạnh mini có một cửa chung cho ngăn đá và ngăn mát thì thời hạn sử dụng của sữa sẽ ngắn hơn, khoảng 1-2 tuần.

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

Thời hạn dùng sữa mẹ trong ngăn mát sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ cũng như cách bảo quản của mẹ. Thông thường, khi trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ càng lâu và ngược lại. Vậy sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Trung bình, thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa là từ 1-3 ngày.

Cách ủ sữa mẹ để ngăn mát
Sữa hút ra để được bao lâu trong ngăn mát

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, việc quản bảo sữa vàng lâu, dù trong ngăn đá hay ngăn mát thì hàm lượng vitamin C có trong sữa cũng sẽ bị mất dần. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng, sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được 2 ngày có thể gây suy yếu chức năng tiêu diệt vi khuẩn có trong sữa, đồng thời làm giảm hàm lượng chất béo. Do đó, mẹ chỉ nên trữ sữa trong trường hợp bất khả kháng, không nên cất trữ quá nhiều so với nhu cầu của bé.

Trên đây là hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bé trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc bé chóng lớn và khỏe mạnh!

Chia sẻ bài viết này