Nội dung chính

Cách chăm sóc nuôi dạy trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng

Bài viết hôm nay mang đến cho bố mẹ cùng cả gia đình những chia sẻ để giúp các bạn nhỏ trong giai đoạn từ 0 – 1 tuổi được lớn lên khỏe mạnh, được yêu thương, được tự do phát triển và được giáo dục một cách toàn diện nhất.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 0 – 1 tuổi

Cho bé bú mẹ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho bé bú mẹ rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu của não bộ và hệ miễn dịch của bé. Việc này cũng rất tốt cho sức khỏe lâu dài của cả mẹ và bé. Việc nuôi con bằng sữa mẹ thúc đẩy sự gắn kết mật thiết giữa mẹ và bé, đồng thời giúp mẹ tiết kiệm thời gian và kinh tế.

Cho bé bú mẹ

Hình thành và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bằng cách:

  • Bắt đầu cho con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không bổ sung thức ăn hay thức uống khác
  • Cho bú theo nhu cầu, cho bé bú khi bé muốn, cả ngày lẫn đêm
  • Nhờ hỗ trợ khi gặp rắc rối trong việc cho con bú mẹ
  • Tránh cho bé bú bình hay ngậm núm vú giả
nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất vì Colostrum (Sữa non, có màu vàng sánh, được tuyến vú tiết ra trong tuần đầu tiên sau sinh) có chứa:

  • Kháng thể
  • Chất dinh dưỡng
  • Chất nhuận tràng

Sữa mẹ rất bổ dưỡng cho bé và việc cho bé bú rất tốt. Trẻ được bú mẹ sẽ giảm nguy cơ viêm dạ dày, bệnh hen suyễn, bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiểu.

Nếu qua tháng thứ 6 mẹ phải đi làm thì bạn có thể vắt sữa ra và cho bé bú. Sữa mẹ vắt ra có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 tiếng hoặc trữ đông đến 3 tháng.

Trong những trường hợp không thể cho bé bú mẹ thì mẹ hãy tận dụng thời gian cho bé bú bình để tạo tình cảm gần gũi, thân mật với bé. Hãy chọn loại bình sữa thủy tinh hoặc bình không có chứa nhựa BPA.

Trong trường bất khả kháng không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể cho bé sữa công thức hữu cơ dành cho bé sơ sinh.

Nhu cầu ban đầu về dinh dưỡng của mỗi bé là tự nhiên nhưng dần dần sẽ hình thành một nhịp sinh học rõ ràng. Bố mẹ và gia đình cần thiết lập một nhịp sinh học phù hợp cho bé. Nhịp sinh học của việc cho bú được hình thành sớm sẽ góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ cho bé sau này. Bé dưới 6 tháng tuổi cần 8 – 12 cữ bú/ngày. Chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa hoặc gặp vấn đề với việc tiết sữa. Tuyệt đối không cho bé uống thêm nước. Đối với bé trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm có thể dùng thêm nước xen giữa các cữ bú. Thời điểm trên 6 tháng thì bé vẫn cần từ 6 – 8 cữ bú/ngày.

cho trẻ bú sữa đúng cách

Thời gian cho bé bú mẹ hoàn toàn được khuyến nghị là 6 tháng. Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada khuyên mẹ nên cho con bú tối thiểu trong khoảng 2 năm và có thể hơn. Số cữ bú mẹ hay bú bình có thể giảm trong giai đoạn bé được 6 – 12 tháng tuổi và được bổ sung bằng những thức ăn dặm thích hợp.

Tập ăn dặm

Hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như bé thích đưa đồ vật vào miệng, tự kiểm soát được đầu và cổ và có vẻ hào hứng với thức ăn khi nhìn thấy người khác ăn. Hãy cho bé ăn những thức ăn bổ dưỡng, lành mạnh (tránh đường tinh luyện, thức ăn chiên quá lâu hoặc chế biến sắn, thực phẩm có chứa chất phụ gia, phẩm màu và hóa chất) để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Tập ăn dặm cho bé

Bố mẹ cùng gia đình nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng, bắt đầu ăn dặm vào buổi chiều với những lợi ích sau:

  • Giúp bé ngủ sâu hơn bởi vì bột ngũ cốc đặc hơn
  • Giúp bạn được ngủ tròn giấc

Giai đoạn sau hãy thêm thức ăn dặm vào buổi trưa hay trước buổi trưa. Hãy cho bé ăn những thức ăn cứng theo thứ tự:

  • Trái cây
  • Ngũ cốc
  • Rau củ

Chọn trái cây và rau củ tươi ngon. Hãy nấu mềm táo hay lê, không nêm đường. Bột ngũ cốc đun sôi, không nêm đường hay muối. Có thể cho bé ăn bột ngũ cốc sau khi bé đã tập ăn trái ăn được hai tuần. Nên cho bé ăn rau khi bé khoảng bảy tháng tuổi. Rau nên được hấp chín và nghiền bằng nĩa hay cắt thành miếng nhỏ; đầu tiên là rau ăn lá; hai tuần sau bé có thể ăn rau củ.

bổ sung chất xơ cho bé ăn dặm

Ngũ cốc, hạt ngũ cốc sau hai tuần tập ăn trái cây. Nên cho bé tập ăn yến mạch trước rồi mới đến hạt kê, gạo, lúa mì đất hay bánh ngũ cốc (ngũ cốc trộn).

Rau củ cho bé ăn khi bé khoảng bảy tháng tuổi, hãy cho bé ăn rau dạng lá (như rau bó xôi), rau cải dạng hoa (bông cải) và rau củ mọc bò trên mặt đất (như bí đỏ/bí đao). Vài tuần sau đó hãy cho bé ăn rau dạng củ, như cà rốt. Những em bé có thóp lớn có thể bắt đầu ăn rau dạng củ sớm hơn; những em bé đầu nhỏ, thóp liền sớm, có thể ăn rau dạng củ muộn hơn và thậm chí chỉ được ăn một lượng rất ít. Rau phải đảm bảo tươi sạch, phải được nấu ngay sau khi rửa và thái. Rau củ nên được hấp hoặc luộc chín mềm. Tránh dùng máy xay nhuyễn rau củ; thay vào đó, bạn có thể nghiền bằng nĩa hoặc cắt thành miếng nhỏ.

Protein như sữa tươi, phô mai hoặc phô mai tươi loại ít béo (tốt hơn nên có nguồn gốc hữu cơ) và sữa chua là những nguồn cung cấp nhiều protein trong năm đầu đời của bé.

Thực phẩm cần tránh đối với trẻ dưới một tuổi

Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và trứng có quá nhiều dinh dưỡng khiến trẻ nhỏ không thể tiêu hóa được. Không cho trẻ dùng mật ong. Rau củ thuộc họ cây bạch anh như khoai tây, cà chua, ớt và cà pháo là những thực phẩm nên tránh trong khẩu phần ăn của bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Tránh cho bé ăn các loại nấm và cây họ đậu (ví dụ như đậu nành và sữa đậu nành) trong những năm đầu đời.

Thực phẩm cần tránh đối với trẻ dưới một tuổi

Lưu ý: Không cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong vì tuy đó là thực phẩm bổ dưỡng, có nguồn gốc thiên nhiên nhưng nó có thể chứa độc tố botulinum C, gây hại cho hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của bé sơ sinh. Không nên cho trẻ dưới hai tuổi dùng đậu phộng và sò, vì nhiều trẻ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với những thực phẩm này.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Sau khi ăn trái cây, hãy cho bé ăn bột loãng gồm ngũ cốc trộn sữa mẹ hay sữa công thức
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
  • Cho bé ăn bằng thìa hay thìa cà phê
  • Cho bé ăn trong tư thế ngồi thẳng
  • Hãy bón cho bé một lượng nhỏ (khoảng ¼ thìa cà phê) ngũ cốc một lần
  • Hãy thư giãn và không nóng vội, không giữ phần thức ăn thừa còn lại trong thìa
  • Hãy thêm những thức ăn mới vào danh sách – mỗi tuần nên thêm một loại mới và chú ý đến các triệu chứng dị ứng thức ăn nếu có
  • Khi cho bé tập ăn rau củ quả, hãy thêm rau củ đã nghiền nát trước khi thêm trái cây, vì trẻ có thể thích vị ngọt của trái cây hơn.
  • Thức ăn đã chế biến chỉ được trữ trong tủ lạnh tối đa hai ngày
  • Hãy cắt thức ăn thành miếng nhỏ vừa cắn – trẻ có thể bị nghẹn bởi những miếng thức ăn cứng hay to hơn như là: quả nho hay hạt bắp rang
  • Có thể dùng rây dạng lưới để nghiền nhanh thức ăn bằng tay
  • Nước lọc là tốt nhất. Nếu cho bé dùng nước ép trái cây thì tốt nhất bạn nên tự ép cho bé uống. Nước ép táo là sự lựa chọn tối ưu vì dễ tiêu hóa. Hãy pha loãng nước ép với 50% nước lọc. Nếu mua nước ép đóng chai, hãy chọn loại không thêm đường và ghi là nước ép 100% nguyên chất, không có chất bảo quản
  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi lượng nước bé hấp thụ từ sữa mẹ hay sữa công thức là đủ. Khi bé lớn hơn và bắt đầu ăn thức ăn cứng, bé sẽ cần nước
  • Hãy chế biến đa dạng các loại thức ăn
  • Cố gắng trang trí các món ăn thật bắt mắt
  • Tránh các thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn, và các thực phẩm có chất phụ gia, chất bảo quản và gia vị tổng hợp
  • Sữa và nước trái cây là những thức ăn có thể làm bé mất cảm giác thèm ăn
  • Khuyến khích bé ngồi yên trong khi ăn uống

Chăm sóc cơ thể cho trẻ từ 0 cho đến 1 tuổi

Không gian sinh hoạt dành cho bé từ 0 đến 1 tuổi

Em bé rất nhạy cảm. Nên vải và chăn mềm của bé nên dùng loại 100% cotton hay từ chất liệu thiên nhiên khác, tốt hơn là loại có nguồn gốc hữu cơ không có hương thơm, hóa chất mà trẻ có thể bị dị ứng. Vải tổng hợp, thô, cứng không mang lại cho bé cảm giác mềm mại, ấm áp.

Không gian sinh hoạt dành cho bé từ 0 đến 1 tuổi

Nước giặt sử dụng nước giặt, nước rửa có nguồn gốc từ thực vật, không mùi, dành riêng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và rửa vật dụng của bé. Nên sử dụng những loại nước giặt không có hương thơm – ít nguy cơ gây mẩn ngứa.

Tạo môi trường yên tĩnh: hãy tạo cảm giác yên bình và dễ chịu trong phòng ngủ của bé. Phòng ngủ nên là một không gian đặc biệt chỉ dành riêng cho việc thư giãn, ngủ nghỉ.

Tắm

Trẻ sơ sinh không cần tắm hàng ngày để tránh khô da, nhưng hàng phải dùng khăn ấm lau rửa cho bé ở những khe nếp gấp của da, bộ phận sinh dục. Lời khuyên là nên tắm cho bé khoảng 3 lần một tuần. Với những ngày hè oi bức hoặc khi bé đã được 3 – 4 tháng tuổi thì có thể tắm hàng ngày.

tắm cho trẻ sơ sinh theo từng tháng

Phòng tắm, khăn tắm và quần áo của bé nên được làm ấm trước. Khi tắm, cho bé ngâm mình trong nước ấm khoảng năm phút. Lau khô bé bằng khăn ấm, mềm, dệt bằng sợi tự nhiên. Chú ý không bao giờ để bé trong bồn tắm 1 mình.

Tắm trà hoa cúc rất tốt cho các bé hiếu động: Cho một ít hoa cúc vào nước sôi khoảng 5 phút rồi cho thêm một ít nước lạnh, sau đó hòa lẫn vào nước tắm của bé.

Massage và vuốt ve

mát xa cho bé

Việc massage giúp bé nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống và thắt chặt sự gắn kết giữa bạn và bé. Sau khi tắm, hãy lau khô cho bé rồi vuốt ve cơ thể bé bằng dầu dưỡng da em bé có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hãy vuốt ve thật nhẹ nhàng để bé cảm nhận được tình yêu thương và sự ấm áp. Nghiên cứu cho thấy việc massage giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh, giúp bé khỏe khoắn hơn. Massage bé giúp tình mẫu tử càng thêm gắn kết.

Giấc ngủ

Từ 0 – 3 tháng, trẻ ngủ trung bình đến 20 giờ một ngày và sẽ giảm xuống còn 12 giờ khi được một tuổi.

chăm sóc Giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé. Môi trường và bầu không khí yên bình trong nhà giúp bé ngủ ngon. Nhịp sinh học hàng ngày, nếp ngủ ngày đêm và cách thức đưa bé vào giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Sau bữa ăn cuối ngày, cả nhà có thể chơi đùa cùng bé một chút rồi tắm cho bé để bé thấy thư thái trước khi đi ngủ. Bố mẹ có thể hát ru để đưa bé vào giấc ngủ.

Bé ngủ ở đâu tùy vào quyết định của bạn. Một số cha mẹ thích cho bé ngủ cùng giường. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích nếu cha mẹ là người hút thuốc, uống bia rượu hay đang bị bệnh. Nếu bé ngủ chung giường, đừng cho bé mặc quần áo quá dày hay quá mỏng, cũng không được để chăn màn che phủ đầu bé. Nhiều cha mẹ thích có không gian riêng tư có thể để bé trong cũi, nôi đặt cạnh giường ngủ của cha mẹ.

Hãy sắp xếp lịch sinh hoạt trong ngày để bé có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm. Những yếu tố góp phần giúp bé ngủ ngon là nhịp điệu sinh hoạt, sự hài hòa, bầu không khí yên bình, cách thức dỗ bé ngủ và chế độ ăn không gây khó chịu, ấm ách cho bé. Luôn cho bé ngủ trong tư thế nằm ngửa, không đặt bé ngủ nằm sấp. Tư thế nằm ngửa cũng như việc cho trẻ bú mẹ đã được chứng minh là có tác dụng giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Bế bé

Địu bé trong 6 tuần đầu, bé hầu như ngủ suốt ngày. Bé ngủ ngon nhất khi nằm trong cũi hay nôi đưa, hoặc nằm trong vòng tay của cha mẹ. Sau ba tháng, khi thức, bé có thể được cha mẹ địu đi vòng vòng trong tư thế thẳng đứng.

Đừng bao giờ để mặc bé khóc một mình. Tiếng khóc là cách bé bày tỏ các nhu cầu của mình.

Hãy tạo một môi trường an toàn cho bé

Cho bé mặc đồ ngủ bằng sợi vải 100% cotton hay bằng chất liệu tự nhiên khác.

Quấn ấm cho bé.

Hãy tạo nhịp sinh học và sự bình yên trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy tạo nhịp thống nhất và phù hợp giữa mẹ và bé yêu.

Dành cho em bé đang phát triển không gian và khoảng thời gian để vận động cả trong nhà lẫn ngoài trời.

Dành thời gian cho mẹ và bé gần gũi quấn quýt bên nhau cả thể chất và tinh thần.

Loại bỏ những kích thích từ các đồ chơi điện tử và tivi – giúp bé ngủ ngon hơn.

Sắp đặt phòng ngủ trở thành một nơi yên tĩnh với vài món đồ chơi mềm mại, đơn giản.

Dị ứng và mẫn cảm với thức ăn có thể gây khó ngủ – hãy chú ý đến thức ăn của con và chế độ ăn của mẹ khi bé đang bú sữa mẹ. Thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu cần thiết.

Chăm sóc giúp bé từ 0 đến 1 tuổi phát triển khỏe mạnh

Bé tiếp nhận tất cả mọi thứ xung quanh bé, tâm trạng của người chăm sóc bé, âm thanh, cử động, ánh sáng. Những ấn tượng này sẽ hình thành nên tích cách của bé sau này. Bé nhận thức bé là trung tâm của sự chú ý của mẹ. Nếu mẹ điểm tĩnh, chu đáo, vui vẻ, bé sẽ hòa vào trạng thái đó cùng mẹ.

Chăm sóc giúp bé từ 0 đến 1 tuổi phát triển khỏe mạnh

Hãy nhìn nhận mọi tính tốt bẩm sinh của bé, nhu cầu hiểu biết, nhịp điệu phát triển độc đáo và trọn vẹn tinh thần của bé.

Hãy tìm hiểu mô thức phát triển của bé. Nuôi dạy bé hài hòa với nhịp sinh học của riêng bé.

Bé yêu của bạn về bản chất là một thực thể xã hội bẩm sinh đã có động lực vui chơi, học hỏi, hợp tác với những người khác và hòa nhập với thế giới.

Bé yêu sẽ phát triển tối ưu nếu được tôn trọng, được chăm sóc trong môi trường tràn đầy yêu thương và được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thể chất và tinh thần. Điều đó sẽ khuyến khích và hỗ trợ cho tính tò mò vốn có và tinh thần tự giác học hỏi của bé.

Hãy luôn đáp lại tiếng khóc của bé. Điều đó sẽ cho bé thấy rằng nhu cầu của bé được quan tâm. Nó củng cố niềm tin của bé, trước tiên là tin vào bố mẹ những người thân trong gia đình và cuối cùng là tin vào thế giới.

Phát âm và vận động

Hãy chứng tỏ bố mẹ quan tâm đến âm thanh bé phát ra – đó là những nỗ lực của bé để giao tiếp.

Việc quan tâm và nhẹ nhàng nói chuyện với bé sẽ thúc đẩy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.

Bé yêu đang “nói” với bố mẹ ngay cả khi con không phát ra lời – đó là một hình thức giao tiếp sẽ hình thành nên nền tảng ngôn ngữ.

Bé đã biết nghe từ khi còn trong bụng mẹ. Từ lúc bảy tháng tuổi bé có khả năng bắt đầu “nói” theo những gì bé được nghe.

Phát âm và vận động cho bé theo từng tháng

Hãy hát cho bé nghe giai điệu của những bài hát mầm non và những bài hát ru. Những bài thơ thiếu nhi có vần điệu dễ khiến bé chú ý. Lời hát ru êm dịu giúp cả bé và mẹ thấy thư thái. Hãy tìm những vần điệu hay những bài hát dạy trẻ vận động, có liên quan đến những cử chỉ tiếp xúc yêu thương như trò chơi “đếm ngón tay”, “cưỡi ngựa ngựa phi” những điều này mang lại cho bé cảm giác vui vẻ an toàn, cũng là cách thể hiện tình yêu thương. Những bài hát ru những giai điệu nhạc mầm non sẽ giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ, kỹ năng viết và tư duy toán học của bé sau này.

Chơi với bé

Bé lớn khôn khi có tình thương và sự hiện diện của bố mẹ ở bên cạnh. Không nhất thiết phải luôn “chơi đùa” với bé. “Chơi đùa” trong những năm tháng đầu đời có nghĩa là thỉnh thoảng mỉm cười, thì thầm bên tai, vuốt ve, ẵm bồng bé, massage sau khi tắm, để bé nắm ngón tay của bạn, vuốt ve các ngón tay, ngón chân của bé… Trẻ nhỏ cũng cần có thời gian chỉ để đơn giản là “ở bên” bố mẹ. Chú ý tránh những kích thích quá mức đối với bé. Tránh cho trẻ nhỏ chơi những món đồ chơi điện tử ồn ào và những đồ chơi có màu sắc chói sáng.

Chơi với bé

Sau ba tháng đầu đời, bố mẹ có thể dùng những con búp bê và những món đồ chơi đơn giản, đồ chơi làm bằng vải tự nhiên để tương tác với bé.

Vui chơi và đồ chơi

Sau 3 tháng tuổi: Khi bé khoảng 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé chơi một con búp bê đơn giản bằng vải hoặc những món đồ chơi cơ bản khác như lục lạc bằng gỗ và đồ treo nôi làm bằng chất liệu an toàn.

Vui chơi và đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ 4 – 5 tháng tuổi: bé đã phát triển kỹ năng cầm nắm các đồ vật. Các món đồ chơi cho bé có thể là một chiếc vòng, một quả bóng… Bé sẽ khám phá cấu tạo, hình dáng, mùi vị, màu sắc của các đồ vật. Bé sẽ lắc lục lạc hay ném nó xuống sàn để phát ra âm thanh. Hầu hết trẻ em đều bị lôi cuốn bởi những vật có cử động lắc lư.

Búp bê và thú bông: Khi tròn một tuổi bé đã đứng và tập đi bố mẹ hãy cho bé thêm những món đồ chơi có hình dạng khác nhau. Hãy chọn những con thú bông được làm giống các con vật thật sẽ tốt hơn những con thú mang hình ảnh biếm họa. Trẻ con không cần nhiều đồ chơi chỉ cần một vài món hữu ích và khiến bé thích thú là đủ.

Bài hát và trò chơi

Trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ là cùng cha mẹ chơi sờ nắn và vuốt ve bàn tay, đếm ngón tay, đung đưa nhẹ nhàng, hay chơi ú òa.

Bài hát và trò chơi cho bé theo từng tháng

Dùng những cử chỉ của bàn tay và ngón tay để minh họa cho bài hát của bố mẹ. Hãy hát nhỏ tiếng và cử động nhẹ nhàng. Như vậy bé yêu sẽ thích thú với âm thanh và giọng hát của bạn hơn.

Chăm sóc môi trường an toàn cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Trong sáu tuần đầu để giúp cơ thể bé có sự điều chỉnh để thích nghi với môi trường bên ngoài sau khi lọt lòng, nên giữ bé trong nhà càng nhiều càng tốt. Hạn chế tối đa các di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay. Bé phát triển tốt nếu xung quanh bé là những khung cảnh tươi đẹp. Hãy trò chuyện hoặc hát ru bé. Nhịp tim của cha mẹ là âm thanh khiến bé dễ chịu nhất. Những âm thanh êm ả của thiên nhiên cũng dễ chịu. Hãy tránh xa tivi và máy hát. Tránh cho bé tiếp xúc với tivi, trò chơi điện tử và máy vi tính – chúng gây kích thích quá mức đối với trẻ sơ sinh đang phát triển. Nghiên cứu đã chứng minh việc tiếp xúc với tivi và những phương tiện truyền thông khác sẽ cản trở sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng đến phát triển của não bộ.

Chăm sóc sức khỏe của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

Củng cố mối quan hệ gắn bó giữa bố với bé bằng cách nhấn mạnh vai trò của bố là bảo vệ mẹ và bé. Hãy khuyến khích bố cùng tham gia vào giai đoạn hình thành sự gắn kết với bé và chăm sóc bé.

tiêm vắc xin cho bé theo từng tháng

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đáp lại mọi tín hiệu của bé để hình thành nhịp sinh học.

Sẽ có lợi cho bé khi bé được tiếp xúc trực tiếp với bố mẹ. Khi có thể hãy hạn chế sử dụng các hình thức thay thế sự tiếp đó như núm vú giả, ghế ngồi di động, xích đu, cũi, xe đẩy, bình sữa và thú nhồi bông.

Tạo sự gắn kết với bé. Duy trì da tiếp da, mỉm cười, vuốt ve bé và tạo những âm thanh êm dịu.

Hãy nhìn nhận bé là một thực thể xã hội. Khóc và những thái độ khó chịu khác không phải là để lôi kéo sự chú ý mà là để thể hiện những nhu cầu có thực. Việc đáp ứng những nhu cầu đó không phải là “làm hư” trẻ mà là cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển cảm xúc lành mạnh cho trẻ.

Lời kết

Lời kết cho hành trình chăm sóc trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi đó là hãy đối tốt với bản thân – làm cha mẹ là một nhiệm vụ khó khăn, một công việc phải không ngừng rèn luyện và nghỉ ngơi.

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này