Vàng da là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng bilirubin trong máu cao. Nếu chưa biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả và an toàn, mẹ đừng nên bỏ qua bài chia sẻ này.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả và an toàn
Sau khi sinh từ 3 – 7 ngày, trẻ thường có biểu hiện vàng da. Đó là hiện tượng bình thường do hồng cầu thai nhi bị phá hủy và thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Theo đó, một lượng lớn bilirubin (chất có sắc tố vàng) trong hồng cầu sẽ được phóng thích vào máu.

Hầu hết trẻ bị vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày, khi mà bilirubin được đào thải hết qua nước tiểu và phân. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da mức độ nhẹ (vàng da sinh lý), cha mẹ có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo:
Sữa mẹ có khả năng đào thải nhanh chất bilirubin, vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn (khoảng 8 – 12 cữ bú mỗi ngày) để đảm bảo trẻ không bị mất nước và cơ thể đào thải nhanh bilirubin. Nếu trẻ không được bú mẹ (bệnh lý của mẹ), trong tuần đầu tiên, nên cho trẻ uống sữa công thức (từ 30 – 60ml trong 2 – 3 giờ).

Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại lá như trà xanh, cỏ mần trầu,… Tắm nắng cũng là một trong những cách được áp dụng phổ biến khi trẻ bị vàng da sinh lý. Nên cho trẻ tắm nắng trong khoảng 6 – 9 giờ sáng, mặc đồ mỏng nhẹ, dùng khăn che mắt và đầu cho trẻ.
Táo tàu chứa nhiều dưỡng chất có khả năng hỗ trợ điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ nên bổ sung táo tàu trong khẩu phần ăn của mình để cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung một số thảo dược như trà bồ công anh, trà hoa chuông,…
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da tại nhà
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị vàng da tại nhà đúng cách sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng và tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý để cha mẹ tham khảo khi chăm sóc cho trẻ tại nhà:
Khi cho trẻ sơ sinh bị vàng da tắm nước lá, cha mẹ nên thử trước ở một vùng da nhỏ để xem có bị kích ứng hay không. Nếu không có dấu hiệu bất thường mới tiếp tục tắm cho trẻ. Không nên tắm cho trẻ quá 5 phút và nhớ tắm lại bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô cơ thể.

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương. Nếu không rửa sạch lá tắm, có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập từ bên ngoài dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Mùa hè, nếu không biết cách tắm nước lá có thể khiến da bị bội nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Chỉ nên cho trẻ sơ sinh bị vàng da tắm nắng khi đã được 7 – 10 ngày tuổi. Nên quấn tã hoặc mặc quần áo ngắn khi cho trẻ tắm nắng. Dùng khăn mềm lau mồ hôi cho trẻ, tránh để mồ hôi ngấm ngược làm cho trẻ bị cảm lạnh. Tuyệt đối không tắm cho trẻ ngay sau khi tắm nắng.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Nên bổ sung đủ chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất và vitamin trong khẩu phần ăn. Mẹ nên bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng và có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể.
Trường hợp trẻ bị vàng da toàn thân (cả lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc) kèm một số biểu hiện bất thường như kéo dài, sốt, co giật, bỏ bú, phân bạc màu,… Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Trên đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da đơn giản, hiệu quả và an toàn mà cha mẹ có thể tham khảo. Nếu có bất cứ băn khoăn gì liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da, hãy comment bên dưới để Fitobimbi biết và kịp thời giải đáp.