Để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, phòng ngừa các bệnh như tưa lưỡi, lưỡi trắng, việc rơ lưỡi cho trẻ là điều cần thiết. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ hướng dẫn các mẹ cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
- Tai trẻ có mùi hôi, ra dịch vàng là biểu hiện của bệnh gì?
- Mẹ Việt bày cách trị chấy cho bé đạt hiệu quả tức thì

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không?
Thói quen vệ sinh răng miệng nên được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu không, ba mẹ sẽ rất khó duy trì điều này khi trẻ lớn lên. Trẻ sơ sinh chưa mọc răng nhưng bạn cần rơ lưỡi cho bé thường xuyên. Bởi trong khoang miệng trẻ tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng và vấn đề nha khoa.

Bên cạnh đó, rơ lưỡi còn giúp làm sạch các cặn sữa, cặn thức ăn bám trên lưỡi, tránh tình trạng tưa lưỡi, trắng lưỡi khiến trẻ khó chịu, lười bú. Ngoài ra, việc rơ lưỡi cho trẻ còn giúp bảo vệ lợi, thúc đẩy quá trình mọc răng. Đồng thời, khoang miệng sạch sẽ còn giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn, kích thích trẻ ăn ngon và nhiều hơn.
Rơ lưỡi cho bé sơ sinh mấy ngày một lần?
Trước khi tìm hiểu cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên biết nên thực hiện điều này mấy ngày một lần để vệ sinh khoang miệng thật tốt.
- Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Khi bú sữa mẹ, lưỡi của bé sẽ chạm sát vào ti nên hạn chế việc bám cặn sữa trên lưỡi. Vì vậy, mẹ không cần phải rơ lưỡi cho bé hàng ngày, chỉ cần 2 – 3 ngày thực hiện 1 lần là được
- Đối với trẻ bú sữa mẹ kết hợp với sữa ngoài: Với trẻ theo chế độ dinh dưỡng này, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ mỗi ngày 1 lần. Lưu ý, sau mỗi lần bé, mẹ nên tráng miệng cho trẻ bằng 1 – 2 thìa nước ấm nhé
- Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn: Bé bú sữa bột sẽ dẫn đến tình trạng đóng cặn hơn. Do đó, các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, đừng quên tráng miệng cho trẻ sau mỗi lần bú
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ có cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh khác nhau. Cụ thể như sau:
Cách rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi
Chuẩn bị:
- Nước rơ lưỡi chuyên dụng
- Nước muối sinh lý
- Nước ấm
- Vải hoặc miếng gạc rơ lưỡi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng, sau đó lau khô
- Tiệt trùng miếng gạc rơ lưỡi, sau đó quấn quanh ngón tay
- Nhúng tay vào dung dịch rơ lưỡi chuyên rụng rồi tách miệng trẻ ra, ngoáy nhẹ nhàng phần lợi, hai bên trong má và lưỡi
- Để không làm bé hoảng sợ, trong khi thực hiện, bạn nên hát, trò chuyện hoặc pha trò để trẻ vui vẻ hơn

Cách rơ lưỡi cho bé từ 1 – 5 tuổi
Chuẩn bị:
- Bàn chải đánh răng có thiết kế mặt chải lưỡi
- Kem đánh răng không chứa fluoride
Cách thực hiện:
- Bạn cho trẻ vệ sinh răng trước, sau đó mới đến lưỡi
- Luôn dặn trẻ không được nuốt kem đánh răng vào bụng
- Mẹ nên cho bé đứng trước gương để con có thể nhìn thấy và bắt chước lại
- Việc vệ sinh răng miệng và lưỡi cần được thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn và hình thành thói quen từ sớm
Một số phương pháp vệ sinh lưỡi cho bé an toàn
Bên cạnh cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh kể trên, mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng khác cho bé như sau:
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch, loại bỏ cặn sữa, mảng bám và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm rất hiệu quả. Bạn có thể mua nước muối sinh lý có nồng độ 0.9% tại các quầy thuốc để rơ lưỡi và súc miệng cho trẻ.
Rơ lưỡi bằng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn cao, vì vậy không ít người sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, trong mật ong có chứa thành phần gây ngộ độc. Vì vậy, cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh này chỉ nên áp dụng cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên.

Rơ lưỡi bằng rau ngót
Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, giúp làm sạch răng miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít lá rau ngót, rửa sạch, đun với nước và xíu muối rồi sau đó xay nhuyễn, lọc lấy nước. Sử dụng băng gạc quấn quanh tay, nhúng nước cốt rau ngót rồi tiến hành vệ sinh khoang miệng bé.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 5 tháng, hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện nên việc sử dụng rau ngót có thể gây nguy cơ tiêu chảy. Do đó, mẹ cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Nếu bạn đang quan tâm cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thì không thể bỏ qua phương pháp này! Tương tự như các loại nguyên liệu trên, lá hẹ cũng là loại rau có tính diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt, lá hẹ còn giúp giải độc, giảm sưng, làm mát, rất tốt cho những trẻ bị sốt khi mọc răng. Bạn chỉ cần rửa lá hẹ với muối, sau đó đem xay nhuyễn, lọc lấy nước. Thấm dung dịch lá hẹ lên gạc và vệ sinh lưỡi cho bé.

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Cách rơ lưỡi cho bé không quá khó, mẹ chỉ cần thực hiện đúng theo các bước và quan sát đến thái độ của bé để điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ cần ghi nhớ khi rơ lưỡi cho bé tại nhà:
- Với trẻ sơ sinh, mẹ không cần sử dụng kem đánh răng để rơ lưỡi cho bé, đặc biệt là những sản phẩm chứa fluorde. Bởi nếu bé nuốt phải thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
- Nếu bé quấy khóc, không chịu hợp tác thì nên đánh lạc hướng trẻ bằng cách dùng các đồ vật, hình ảnh thu hút sự chú của ý
- Chọn thời điểm thích hợp, không nên rơ lưỡi khi con đang buồn ngủ hoặc khi đói bụng. Vì điều này sẽ khiến bé không thoải mái. Thay vào đó nên thực hiện khi bé đang vui vẻ hoặc sau khi ăn no
- Trong quá trình rơ lưỡi, mẹ nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, tránh làm mạnh tay có thể khiến bé bị nôn trớ hoặc tổn thương nướu, lưỡi
Trên đây là hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Mong rằng với chia sẻ này, mẹ có thể tự thực hiện cho bé dễ dàng và an toàn mà không cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia.