Nội dung chính

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì? Những lưu ý mẹ cần biết

Miễn dịch của trẻ còn yếu nên hay gặp phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là cảm cúm. Vậy trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì thì nhanh khỏi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi lời khuyên hữu ích khi dùng những chế phẩm này.

>>> Mẹ lưu ý đề phòng trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ lúc giao mùa

Bệnh cảm cúm ở trẻ em

Cảm cúm là một trong những bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus gây ra. Rất khó để mẹ có thể phát hiện dấu hiệu các bé bị cúm bởi con chưa thể mô tả cảm nhận của mình . Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang bị ốm như:

Cảm cúm ở trẻ và những dấu hiệu đặc trưng
Cảm cúm ở trẻ và những dấu hiệu đặc trưng
  • Trẻ sốt liên tục và  hơn 39 độ C mà không rõ nguyên nhân
  • Trẻ có các biểu hiện như rùng mình, run người, lạnh ớn
  • Xuất hiện cơn ho
  • Trẻ bị khó thở do chảy nước mũi, ngạt mũi
  • Trẻ bị đỏ mặt hay đưa tay xoa tai
  • Ho sốt kéo dài nhiều ngày
  • Trẻ quấy khóc ngay cả khi được ôm ấp
  • Mắt đỏ, bị chảy nước mắt
  • Ngoài ra một số bé còn có biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy,…

Đặc biệt, nếu các biểu hiện của bé nặng hơn thì mẹ cần phải đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai,… Một số biểu hiện cho thấy cảm cúm ở trẻ có chiều hướng nặng như:

  • Khó thở
  • Thở dốc
  • Da xanh
  • Tím tái
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Ói liên tục
  • Hôn mê

Cảm cúm thường xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, các bé thường hay gặp nhiều khi thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để cho virus cảm cúm sinh sôi. Ngoài ra, vào những ngày lạnh hệ hô hấp của trẻ cũng rất nhạy cảm nên dễ kích ứng.

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Thuốc trị cảm cúm ở trẻ em là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, cảm cúm lành tính sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Vì vậy bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, để nhanh khỏi các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây.

Paracetamol

Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, đáp án đầu tiên không thể bỏ qua là Paracetamol. Đây là loại thuốc thường được chỉ định để giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa.

Liều dùng Paracetamol sẽ phụ thuộc vào cân nặng của từng bé. Thông thường là khoảng 10-15 mg/ liều, mỗi liều cách nhau 4-6 tiếng.

Đối với trẻ trên 12 tuổi, mẹ có thể tăng liều dùng lên 325-650mg/ liều. Hoặc cho bé dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng quá liều vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Paracetamol hỗ trợ giảm đau, hạ sốt
Paracetamol hỗ trợ giảm đau, hạ sốt

Thuốc thông mũi

Decongestant là thuốc thông mũi được chỉ định dùng trong các trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi. Thành phần chính của loại thuốc này gồm có pseudoephedrine và phenylephrine.

Để đảm bảo an toàn khi dùng Decongestant mẹ nên tuân theo liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: Sử dụng khoảng 1,6ml/ lần và không được quá 6 lần/ ngày
  • Đối với trẻ từ 6-12 tuổi: Có thể tăng liều lên khoảng 10mg, mỗi lần uống cách nhau 4-6h hoặc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 7 mẹo tức thì!

Thuốc kháng Histamin

Kháng Histamin cũng là đáp án của câu hỏi trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì. Theo 

chuyên gia, khi tiếp xúc dị nguyên cơ thể sẽ sản sinh ra hoạt chất Histamin. Việc dùng thuốc kháng Histamin lúc này sẽ ức chế quá trình giải phóng chất độc đồng thời làm giảm triệu chứng như ho, chảy nước mũi, nước mắt,…

Theo đó thuốc kháng histamin có chứa một số hoạt chất phổ biến như Brompheniramine, doxylamine, chlorpheniramine, diphenhydramine,… Các hoạt chất này thường gây cảm giác buồn ngủ cho người sử dụng. Vì vậy thường được bác sĩ kê đơn vào buổi tối.

Thuốc kháng Histamin cũng được chỉ định trong trường hợp này
Thuốc kháng Histamin cũng được chỉ định trong trường hợp này

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm nên uống thuốc gì?

Trẻ sơ sinh bị cúm uống thuốc gì cũng là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia, đối với trẻ sơ sinh mẹ không tự ý dùng thuốc bởi bé dễ bị ngộ độc.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ kê đơn chuẩn hơn. Quá trình thăm khám, tùy vào thể trạng, mức độ của bệnh mà bé sẽ được bác sĩ đưa liều phù hợp.

Việc cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc trị cảm cúm cần phải tuân thủ chặt chẽ liều dùng của chuyên gia để đảm bảo an toàn và giúp con mong chóng khỏi bệnh.

Lưu ý khi dùng thuốc trị cảm cúm cho trẻ

Ngoài việc nắm được đáp án câu hỏi trẻ sơ sinh bị cúm thì uống thuốc gì mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau.

  • Mỗi một loại thuốc điều trị cảm cúm đều có công dụng, liều dùng khác nhau. Do đó trước khi cho bé sử dụng mẹ nên đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì
  • Nếu trẻ dị ứng với một trong những thành phần của thuốc thì không được phép sử dụng
  • Khi đã cho bé uống thuốc cảm cúm theo đúng liều dùng mà bệnh không giảm hoặc có biểu hiện nặng hơn mẹ nên dừng thuốc và đưa bé đến gặp bác sĩ
  • Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc cảm cúm cho người lớn với thành phần tương tự của trẻ nhưng liều cao hơn. Vì vậy khi mua mẹ nên nói rõ độ tuổi để tránh hiểu lầm
  • Tuyệt đối tuân thủ liều dùng in trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng gây tác dụng phụ nguy hiểm

Cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm tại nhà

Ngoài thắc mắc trẻ sơ sinh bị cảm cúm uống thuốc gì thì việc chăm sóc cũng là vấn đề khiến mẹ quan tâm. Theo đó, với những trường hợp cảm cúm lành tính để bệnh nhanh khỏi mẹ có thể làm các biện pháp sau.

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, thông thoáng, thấm hút mồ hôi
  • Bổ sung nước đầy đủ để cơ thể bé thải độc và mau lành bệnh
  • Dùng khăn ấm để chườm nếu trẻ có các biểu hiện sốt cao
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm dễ tiêu và giàu vitamin như củ, quả,…
  • Trẻ bị cảm cúm cơ thể thường mệt vì vậy mẹ nhớ tăng cường dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn và cho các bé nghỉ ngơi thật nhiều
  • Ngoài ra để cải thiện triệu chứng mẹ nhớ vệ sinh mũi, miệng cho bé thường xuyên
Chườm hạ sốt nếu thân nhiệt của bé quá cao
Chườm hạ sốt nếu thân nhiệt của bé quá cao

Trẻ bị cảm cúm khi nào cần gặp bác sĩ?

Song song với việc dùng thuốc, trẻ bị cảm cúm sẽ cần gặp bác sĩ khi có dấu hiệu dưới đây.

  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống bị sốt
  • Trẻ từ 3 tháng trở nên sốt 39 độ C
  • Môi xanh
  • Thở nặng nhọc, co kéo lồng ngực
  • Trẻ không ăn hoặc uống
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Trẻ cáu kỉnh, buồn ngủ
  • Trẻ đau tai
  • Ho kéo dài hơn 3 tuần

Bài viết trên, Fitobimbi đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì” cùng với đó là cách chăm sóc bé. Lưu ý rằng, cơ địa mỗi trẻ khác nhau vì vậy mẹ nên nắm rõ thông tin về thuốc và cho bé dùng theo đúng liều lượng của từng độ tuổi, cân nặng.

Chia sẻ bài viết này