Nội dung chính

Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày? Bao lâu thì khỏi

Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt do cúm A? Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ phải làm sao? Tất cả đáp án chi tiết sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Sốt cúm A bao lâu thì khỏi?
Sốt cúm A bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày?

Cúm A ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do chủng virus A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1 và A/H7N9 gây nên. Đây là những chủng virus cúm lưu hành chủ yếu ở gia cầm, dễ lây nhiễm sang người và trở thành đại dịch. Cúm A nói chung và cúm A ở trẻ em nói riêng thường bùng phát khi giao mùa đông – xuân.

Sốt là một trong những triệu chứng cúm A ở trẻ em
Sốt là một trong những triệu chứng cúm A ở trẻ em

Tuy nhiên, năm 2022, số ca mắc cúm A gia tăng bất thường trong mùa hè. Cúm A đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi, mắc bệnh mạn tính và không được điều trị kịp thời, đúng cách. Một số triệu chứng cúm A mà cha mẹ nên biết gồm: ho, sốt, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, mệt mỏi,…

Trong đó, sốt là triệu chứng phổ biến và cần được theo dõi để có hướng xử lý kịp thời. Sốt do cúm A thường kèm theo ho và đau họng, tuy nhiên, cơn ho ở trẻ bị cúm A thường nghiêm trọng hơn bình thường. Ngoài ra, khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng hoặc bỏ ăn.

Vậy, trẻ bị cúm A sốt mấy ngày? Khó có được đáp án chính xác cho câu hỏi này. Bởi vì, thời gian sốt khi bị cúm A ngắn hay kéo dài còn tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ từng trẻ. Thông thường, sốt cúm A ở trẻ thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày, những triệu chứng nhẹ khác có thể kéo dài đến 1 tháng.

Các triệu chứng của bệnh cúm A giảm nhanh chóng, thời gian sốt và phục hồi sẽ ngắn nếu trẻ được chăm sóc tốt, bao gồm vệ sinh cơ thể, nơi ở và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu không được chăm sóc chu đáo, thời gian hồi phục sẽ kéo dài, các triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn.

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Trẻ em bị cúm A nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tính mạng cũng như sự phát triển trong tương lai. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường xuất hiện khi giao mùa, lây lan nhanh và diễn biến phức tạp.

Thông thường, thời gian ủ bệnh cúm A ở trẻ em là từ 2 – 8 ngày, thậm chí có trẻ lên đến 2 tuần. Khi bệnh tiến triển sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng, điển hình như: ho, sốt, đau họng, đau cơ, đau bụng, đau tai, đau mắt, đỏ mắt, buồn nôn, nôn, chảy nước mũi, ngạt mũi,…

Vậy, trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi? Trẻ bị cúm A mức độ nhẹ sẽ phục hồi trong khoảng 5 – 7 ngày. Thực tế, thời gian khỏi bệnh dài hay ngắn còn phụ thuộc vào miễn dịch của từng trẻ. Nếu trẻ bị cúm A được điều trị, chăm sóc đúng cách thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn những trẻ khác.

Thời gian bị cúm A dài hay ngắn phụ thuộc vào miễn dịch của mỗi trẻ
Thời gian bị cúm A dài hay ngắn phụ thuộc vào miễn dịch của mỗi trẻ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt do cúm A?

Trẻ bị cúm A thường bị sốt trên 38 độ kèm theo một số triệu chứng khác. Khi trẻ bị sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc hạ sốt mà bác sĩ khuyên dùng cho trẻ bị cúm A đó là paracetamol, ibuprofen.

>>> Xem thêm: Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?

Cho trẻ bị cúm A uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Cho trẻ bị cúm A uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Không nên cho trẻ dùng aspirin vì như vậy có thể ảnh hưởng đến xấu đến hệ hô hấp và sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị sốt, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh hơn, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường cho nên dễ mất nước.

Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước lọc, bổ sung nước điện giải, nước canh hay nước ép/sinh tố hoa quả để bù lại lượng nước đã mất. Nên để trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa (sữa, cháo, súp, yến mạch, đồ hầm) và chia thành 5 – 6 bữa nhỏ, vừa dễ ăn lại vừa hấp thu hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể, nhất là tai, mũi, họng. Hút mũi cho trẻ để mũi được thông thoáng, dễ thở và ngăn ngừa viêm tai giữa. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, hãy dùng nước muối sinh lý để rửa, ngày thực hiện từ 3 – 4 lần.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, chườm ấm, tắm nước ấm và không nên đắp nhiều chăn để hạ nhiệt. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, hạn chế lây nhiễm virus cúm cho những người xung quanh.

Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ phải làm sao?

Cúm A là bệnh về đường hô hấp, thường ảnh hưởng đến một số bộ phận nhất là phổi, họng, mũi. Khi bị cúm A, trẻ thường sốt từ 38,5 – 39 độ C trong những ngày đầu. Hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 3 – 5 ngày nếu được chăm sóc tốt.

Khi trẻ bị cúm A sốt cao không hạ, nhất là trẻ mắc bệnh mạn tính thì cha mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi vì, trẻ bị sốt cao liên tục rất dễ bị co giật, hôn mê, li bì. Nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời nếu bị cúm A sốt cao không hạ
Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời nếu bị cúm A sốt cao không hạ

Bài viết đã giúp cha mẹ có được đáp án cho câu hỏi: “Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày”. Hy vọng, thông qua bài viết cha mẹ sẽ biết cách chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn khi bị sốt cúm A. Trường hợp trẻ bị bệnh mạn tính, bị cúm A sốt cao không hạ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chia sẻ bài viết này