Cúm A là bệnh lý đường hô hấp đang có xu hướng bùng phát mạnh, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Vậy trẻ bị cúm A uống thuốc gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bệnh cúm A ở trẻ
Cúm A là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính phổ biến nhất. Bệnh thường nghiêm trọng hơn so với virus cúm B, C và có khả năng bùng phát dịch trên diện rộng. Phần lớn, trẻ bị cúm A có thể tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, bệnh có nguy cơ đe dọa tới tính mạng.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị cúm A, nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên dễ bị các yếu tố gây hại tấn công.

Khi mắc cúm A, trẻ thường có biểu hiện như sau:
- Sốt cao
- Ho, khó thở
- Ngạt mũi, sổ mũi
- Đau họng, đau đầu
- Đau cơ, người mệt mỏi
- Chán ăn
- Nôn trớ
- Quấy khóc,…
Các triệu chứng của cúm A dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy, từ đầu mùa cúm tới nay, các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp nặng do chủ quan, điều trị muộn nên dẫn đến biến chứng nguy hiểm, như suy hô hấp, viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm phổi. Đáng chú ý, nhiều trường hợp trẻ phải thở máy và điều trị can thiệp sâu.
Trẻ bị cúm A có nên uống kháng sinh không?
Kháng sinh có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, actinomycetes. Chúng có khả năng kháng khuẩn, ức chế và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật một cách toàn diện.
Thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng và một số bệnh lý liên quan khác. Các loại thuốc kháng được chế xuất dạng lỏng, viên nén hoặc được tiêm và truyền vào cơ thể.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà theo lời chuyên gia

Cúm A là loại bệnh do virus cúm A gây ra và không thể chữa khỏi bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh. Trẻ mắc cúm A dùng kháng sinh không chỉ không làm bệnh lý thuyên giảm mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và có nguy cơ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.
Đây là hiện tượng các loại vi khuẩn biến thể để làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Điều này xảy ra do lạm dụng kháng sinh, sử dụng không khoa học khiến vi khuẩn xuất hiện các thay đổi thích nghi.
Mặc khác, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong khi đó, tác nhân gây cúm A là virus. Vì vậy, thắc mắc “trẻ bị cúm A có nên dùng thuốc kháng sinh không?”, câu trả lời là không.
Trẻ bị cúm A uống thuốc gì?
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị cúm A cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc chính xác hơn.
Thuốc kháng virus
Trẻ bị cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, với trường hợp nặng, trẻ cần uống thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng virus phổ biến bao gồm: oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza),… Những loại thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác. Qua đó, đào thải virus ra ngoài và giúp sức khỏe trẻ nhanh chóng hồi phục.
Thuốc hạ sốt
Trẻ bị cúm A uống thuốc gì? Trường hợp trẻ bị cúm A có triệu chứng sốt, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do sốt cao. Mẹ có thể cho bé dùng paracetamol theo đơn kê từ bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Tuyệt đối không được dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin hoặc salicylate cho trẻ. Mặc dù đó đều là loại thuốc không kê đơn nhưng phụ huynh cần cẩn trọng với trẻ nhỏ.

Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi cho trẻ được sử dụng để làm giảm nghẹt mũi, thường được chiết xuất dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt. Dưới đây là một số loại thuốc thông mũi được công nhận là an toàn và hiệu quả với trẻ:
- Nước muối sinh lý: Với nồng độ Natri Clorid 0.9%, chúng có tác dụng rửa sạch chất nhầy, bụi bẩn và vi khuẩn, virus trong hốc mũi, xoang. Đồng thời hỗ trợ giảm tình trạng nghẹt mũi do cúm gây ra
- Thuốc sát khuẩn: Thường có thành phần nitrat bạc, tuy nhiên mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi cho trẻ dùng loại thuốc này
- Thuốc làm co mạch: Oxymetazolin Ephedrin, Naphazoline,… các loại thuốc này được khuyến cáo không được dùng liên tiếp trong 7 ngày
- Thuốc giãn mạch Ephedrin: Có tác dụng làm thoáng mũi, có thể dùng để điều trị nghẹt mũi ở trẻ do cúm A gây ra
Thuốc long đờm
Trong danh sách “trẻ bị cúm A uống thuốc gì?” không thể thiếu thuốc long đờm. Các loại thuốc long đờm bao gồm: eprazinon, carbocysteine, bromhexin, ambroxol, acetylcystein,… Thuốc có tác dụng làm giảm kết cấu đặc quánh của đờm, từ đó đánh bay chất nhầy ra khỏi cổ họng.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ, mẹ cần đảm bảo một số yếu tố sau khi chăm sóc trẻ:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Cúm A khiến trẻ mệt mỏi, vì vậy cha mẹ nên khuyến khích bé nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời gây tốn sức khiến bệnh trở nặng thêm. Cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng kín gió, yên tĩnh để không bị làm phiền
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì nên tăng cường cữ bú để bé nhận được kháng thể tự nhiên trong sữa. Với trẻ ăn dặm, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, có kết cấu lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa để giúp bé nhanh chóng hồi phục
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé: Để hạn chế tình trạng lây nhiễm, mẹ nên thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng dụng cụ hút mũi. và nước muối sinh lý. Ngoài ra, cách này còn giúp trẻ dễ thở và giảm bớt triệu chứng do cúm A gây ra
- Vệ sinh cơ thể cho bé: Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ bị ốm thường kiêng tắm. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Kiêng nước, kiêng tắm không những không giúp bé khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm, khiến bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Vì vậy, mẹ nên tắm thường xuyên cho bé bằng nước ấm. Nếu bé sốt có thể lau qua người bằng nước ấm để giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Sau khi tắm, mẹ dùng khăn lau khô người và mặc quần áo cho bé để tránh gió lùa
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, nhất là phòng ngủ của bé. Điều này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus trong không khí. Mẹ có thể sử dụng cồn để khử khuẩn, lau cả đồ chơi của bé để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, rèn luyện cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Khi nào trẻ bị cúm A cần gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, phần lớn trẻ bị cúm A có thể được chăm sóc tại nhà theo đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu sau khi dùng thuốc, bệnh tình của trẻ không được cải thiện và xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:
- Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên
- Người và môi tím tái
- Lông ngực co kéo, thở gấp, thở khò khè, khó thở
- Trẻ có biểu hiện mất nước: tiểu ít, tiểu són, nước tiểu có màu vàng
- Trẻ không chịu ăn uống
- Trẻ ngủ li bì hay quấy khóc
- Trẻ thường đỏ mặt, xoa tai
- Trẻ ho sốt hơn 2 tuần không thuyên giảm
Trên đây là giải đáp “trẻ bị cúm A uống thuốc gì?”. Với chia sẻ này, mong rằng bạn sẽ biết thêm một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn có thể được dùng trong trường hợp trẻ bị cúm A. Để được hướng dẫn cụ thể hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ!