Nội dung chính

8 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ có dấu hiệu như thế nào

Làn da của trẻ non nớt và nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, do đó dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường, thời tiết và cách chăm sóc. Vì vậy, phụ huynh cần hiểu biết một số bệnh ngoài da ở trẻ để dự phòng và chăm sóc làn da trẻ khỏe mạnh. Dưới đây là một số bệnh ngoài da và cách phòng chống cho trẻ. Cùng theo dõi nhé!

Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và ít sắc tố hơn so với người lớn. Nó thường phản ứng lại trước bất kỳ tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài môi trường. Điều này làm trẻ đặc biệt nhạy cảm với yếu tố thời tiết và sự thay của khí hậu. Đặc biệt là khi chuyển mùa  hoặc thời tiết nắng nóng, trẻ sẽ dễ bị tấn công bởi các bệnh ngoài da. Do vậy, nắm vững dấu hiệu và biện  pháp xử lý đối với từng bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong công tác chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, để con có một cơ thể khỏe mạnh nhất trước những tác động của môi trường.

Dưới đây là một số bệnh ngoài da biểu hiện và cách phòng chống:

Bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp mùa hè

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Thời tiết nóng bức khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nếu trẻ không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên sẽ gây bín kín lỗ chân lông, từ đó phát sinh bệnh lý. Biểu hiện của bệnh là những đám mẩn, sần màu đỏ, chúng có thể lan ra khắp cơ thể. Đặc biệt là ở những vùng da dễ bị nóng trên cơ thể trẻ như mặt, cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, sau đầu gối,…

Bé bị rôm sảy
Bé bị rôm sảy

Biện pháp xử lý

  • Rôm sảy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm ở trẻ. Mẹ chỉ cần nắm vững một số cách chăm sóc dưới đây, tình trạng rôm sảy ở trẻ sẽ nhanh chóng biến mất:
  • Cho trẻ vui chơi ở những khu vực thoáng mát, tránh đi ra ngoài nắng lâu.
  • Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ, nhất là phòng ngủ của bé. Cửa sổ nên mở hé để không khí được lưu thông.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nước tía tô, khổ qua,… sau đó lau người thật khô, tránh để cơ thể bé bị ướt.
  • Bổ sung nước cho trẻ, hạn chế để trẻ ăn nhiều đồ ngọt hay các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng,…

Hăm tã

Đây có lẽ là bệnh lý điển hình ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng 12 tháng tuổi. Hăm tã ở trẻ sơ sinh không chỉ làm cho bé khó chịu, quấy khóc mà còn làm bố mẹ vô cùng khi thấy làn da mềm mịn của con bỗng chốc mẩn đỏ, tróc vảy, viêm nhiễm.

Bé bị hăm tã
Bé bị hăm tã

Tình trạng này xảy ra khi vùng da mông của trẻ tiếp xúc với tã quá lâu, khiến vi khuẩn và nấm sinh sôi đi theo đường nước tiểu và phân xâm nhập gây kích ứng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngay cả khi được dùng loại tã thấm hút tốt nhất, vùng da quấn tã luôn giữ thoáng mát cũng có thể bị hăm tã. Nguyên nhân có thể là do da trẻ quá nhạy cảm với quần áo hoặc các thực phẩm gây dị ứng.

Biện pháp xử lý

  • Thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên để tránh da bị ẩm quá mức.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị hăm của trẻ bằng nước ấm, rồi lau khô bằng khăn mỏng.
  • Bạn nên để vùng da bị hăm của trẻ tiếp xúc với không khí trong thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giúp vết hăm nhanh lành hơn.
  • Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm bôi da dịu nhẹ để  sử dụng cho bé. Chẳng hạn như dầu dừa, dầm chàm, bột yến mạch,… Trường hợp mẹ muốn cho bé dùng các loại kem bôi da trị hăm tã thì cần xin ý kiến chỉ định từ bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho bé.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc lên da trẻ.
  • Cấp nước cho trẻ bằng cách tăng cường cữ bú. Đồng thời, các bà mẹ đang cho con bú cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để trẻ hấp thu đủ chất dinh dưỡng hơn.
  • Trường hợp vết hăm của trẻ có hiện tượng chảy máu, phồng rộp, nổi nhiều mụn, mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị.

Mụn nhọt

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ được cho là do vi khuẩn tụ cầu gây nên. Biển hiện ban đầu là những mảng da ửng đỏ, sưng, gây đau nhức. Chúng sẽ dần mềm trở lại, sau đó vỡ ra chảy mủ vàng và hình thành sẹo.

Bé bị mụn nhọt
Bé bị mụn nhọt

Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhất là khu vực mông, khiến trẻ đau nhức, quấy khóc, thậm chí là mất ngủ, bỏ ăn. Trẻ sẽ dễ bị mụn nhọt hơn nếu sống trong môi trường nóng nực, ẩm thấp, vệ sinh thân thể kém, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nạp ít rau xanh và trái cây.

Biện pháp xử lý

  • Nếu mụn nhọt nhẹ, mẹ có thể thấm nhẹ thuốc sát trùng cho bé, sau đó che kín bằng băng gạc.
  • Trường hợp trẻ bị mụn nhọt nặng, trên da xuất hiện nhiều ung nhọt, đau, 2-3 ngày không bể và có dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
  • Tránh làm cho những nốt nhọt bị vỡ ra. Bởi điều này sẽ khiến trẻ bị đau nhức và làm nhiễm trùng lan rộng sang vùng da xung quanh.

Chốc lở

Bệnh gây bởi vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, đầu. Biểu hiện là những bóng nước dẹp, tròn, chứa dịch, sau vài giờ sẽ vỡ ra rồi đóng vảy. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mảng da bị chốc lở có thể lan sang vùng lân cận rất nhanh, gây viêm bạch huyết.

Bé bị chốc lở
Bé bị chốc lở

Biện pháp xử lý:

  • Cho trẻ đi khám để được bác sĩ kê thuốc kháng sinh hoặc kem bôi da
  • Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị chốc lở bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô
  • Mẹ nên dùng các loại khăn mặt, khăn tắm dùng 1 lần để tránh bệnh lây nhiễm
  • Mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với người khác, vì bệnh rất dễ lây nhiễm

Tay chân miệng

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là giai đoạn bé đi nhà trẻ, sinh hoạt chung tập thể nên rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ bị tay chân miệng sẽ có một trong các triệu chứng sau:

  • Loét miệng, xuất hiện những chấm đỏ ở lưỡi, má và xung quanh vòm khẩu cái
  • Xuất hiện nốt phan ban ở lòng bàn chân và tay
  • Kèm theo đó là triệu sốt nhẹ, đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Trẻ đau họng, buồn nôn, biếng ăn, quấy khóc
Bé bị tay chân miệng
Bé bị tay chân miệng

Biện pháp xử lý:

  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài, để tránh nhiễm bệnh cho trẻ khác
  • Vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu trẻ có triệu chứng sốt, mẹ có thể hạ sốt bằng Paracetamol 10 mg/kg/lần (uống), 6h uống một lần kết hợp với chườm ấm
  • Rửa tay và đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ
  • Đồ chơi hay các vật dụng cá nhân tiếp xúc gần với trẻ cần được vệ sinh và sát khuẩn
  • Vệ sinh sàn nhà bằng dịch dịch sát khuẩn để hạn chế trẻ tiếp xúc với vi khuẩn
  • Trẻ cần được đi bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, kèm theo khó thở, nôn nhiều, quấy khóc,…

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ vào mùa đông

Mùa đông, độ ẩm thấp, khiến làn da nhạy cảm của trẻ trở lên khô ráp. Vì thế trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm gây nên các bệnh ngoài da như chàm sữa, ngứa ngáy, vảy nến, mày đay,…

Chàm sữa

Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi. Các vết chàm là những nốt mụn li ti, thường xuất hiện ở các vùng da như hai bên má, trán, cằm, khuỷu tay, khuỷu chân. Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch vàng và gây tình trạng mẩn đỏ và khô ráp.

Bé bị chàm sữa
Bé bị chàm sữa

Chàm sữa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ, thậm chí là bỏ bú. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây kéo dài thời gian điều trị.

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh khó xác định. Có nhiều ý kiến cho rằng, di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.Thông thường, chàm sữa sau một thời gian sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nếu đến thời điểm trẻ 6 tuổi mà vẫn bị thì bệnh chàm sữa có thể theo bé đến khi trường thành.

Biện pháp xử lý:

  • Đối với vùng da bị chàm nổi mẩn đỏ và chảy dịch, bố mẹ có thể dùng các loại thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ để bôi lên da bé
  • Trường hợp da bé bị khô ráp, bóc vảy và ửng đỏ, có thể dùng thuốc có thành phần corticosteroid với nồng độ thấp để bôi. Chỉ nên áp dụng cho bé trong thời gian ngắn, từ 5 – 7 ngày. Tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Cho trẻ mặc thoáng mát, không để trẻ bị ra mồ hôi nhiều. Đảm bảo quần áo của trẻ được vò kỹ, không còn dấu hiệu của bột giặt. Bên cạnh đó, cắt thật ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm tổn thương da
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước. Đặc biệt khi tắm, mẹ không nên cho bé dùng các loại sữa tắm có chứa chất hóa học
  • Trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng gây nhiễm trùng, bố mẹ hãy đưa trẻ tới bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời

Ngứa ngoài da

Tình trạng ngứa da ở trẻ rất hay gặp vào mùa lạnh, chủ yếu là bệnh mề đay, viêm da cơ địa.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể là do di truyền, dị ứng, hệ miễn dịch kém, nhiễm trùng,… Lúc này, da trẻ sẽ trở nên khô ráp, mất nước, các vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập và gây viêm.

Bé bị ngứa ngoài da
Bé bị ngứa ngoài da

Trẻ bị mề đay hoặc viêm da cơ địa sẽ bị ngứa dữ dội, nếu gãi nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và lây lan sang vùng da khác.

Biện pháp xử lý:

  • Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc chữa thành phần corticoid
  • Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton, hạn mặc quần áo chật chội, sợi bông sẽ gây kích cho da. Đồng thời, mẹ nên để móng chân, móng tay của trẻ quá dài để tránh trường hợp bé cào lên da
  • Thời tiết lạnh, nhưng mẹ vẫn nên tắm cho bé thường xuyên, nhiệt độ nước tắm khoảng 32-24 độ C. Trong quá trình vệ sinh cho bé, mẹ tuyệt đối không được chà xát quá mạnh. Ngoài ra, hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu khiến da bé bị khô gây nguy cơ tổn thương cao hơn
  • Da bé mùa lạnh cần được cấp ẩm. Do đó, mẹ nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính, không chứa chất hóa học hay hương liệu. Kem dưỡng ẩm nên được bôi cho trẻ khi tắm xong sẽ cho khả năng thấm hút tốt hơn
  • Cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép trái cây

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng bệnh ngoài da mãn tính ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh lý này khiến không ít bố mẹ nhầm lẫn với các dạng bệnh khác như rôm sảy, chàm sữa,…

Trẻ bị vảy nến sẽ xuất hiện những mảng da chết màu đỏ, có vảy gây ngứa, đau, thậm chí là chảy máu. Vị trí phổ biến của bệnh là vùng da ở mặt, đầu, cổ, khuỷu tay, đầu gối.

Bé bị vẩy nến
Bé bị vẩy nến

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ được cho là do sự rối loạn hệ miễn dịch gây mất khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Không những thế, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ nhận nhầm tế bào da là tác nhân gây bệnh và sinh ra phản ứng phá hủy.

Điều này sẽ khiến chu kỳ hoạt động của tế bào da bị đảo lộn. Thay vì da sẽ bị chết sau 28 – 30 ngày, thì chúng chỉ sống được 3-4 ngày. Khi tế bào da chết sẽ tích tụ lại, chồng chất lên nhau và dần dần tạo thành những mảng da màu đỏ có vảy.

Biện pháp xử lý:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá lạnh
  • Giữ cho vùng da bị vẩy nến luôn sạch sẽ và khô ráo
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu
  • Mẹ nên bôi cho bé các loại kem dưỡng được điều chế riêng cho bé bị vẩy nến. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ

Cách phòng bệnh ngoài da ở trẻ

Sau đây là một số cách phòng tránh bệnh ngoài da ở trẻ đơn giản mà hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo:

Bổ sung cho trẻ nhiều trái cây tươi, rau củ

Khi trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ hãy bổ sung cho bé những thực phẩm dạng thô được nghiền nhuyễn như rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc. Đặc biệt là măng tây và chuối, đây là những loại củ quả giàu prebiotic tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

  • Tiêm chủng vắc xin đúng định kỳ
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
  • Bổ sung HMO từ các loại sữa công thức

Để trẻ được chơi đùa ngoài trời

Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời và khám phá thế giới bên ngoài. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch của bé được tập luyện, làm quen dần với tác nhân gây hại và trở lên hoàn thiện hơn.

Sau khi vui đùa, vận động ngoài trời, bố mẹ cần hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhắc nhở bé rửa tay thật kỹ trước/sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn lây nhiễm.

Vệ sinh sạch sẽ

  • Thay tã cho trẻ thường xuyên để tránh các bệnh ngoài da
  • Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, thoáng mát
  • Tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mỗi ngày

Trên đây là một số bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc cho từng loại. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bảo vệ con trước tác nhân gây bệnh ngoài da do yếu tố thời tiết.

Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc da cho bé yêu chi tiết từ a-z

Chia sẻ bài viết này