Nội dung chính

Bệnh sởi có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Bệnh sởi có lây không và lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

bệnh sởi ở trẻ

Tổng quan về bệnh sởi

Trước khi giải đáp bệnh sởi có lây không, lây qua đường nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về bệnh sởi ở trẻ nhé!

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Sởi có khả năng lây lan nhanh và mạnh, nên rất dễ bùng phát thành ổ dịch. Mặc dù là bệnh lý lành tính, trẻ mắc sởi có thể hồi phục sau một thời gian, nhưng ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhũ nhi thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau.

Tổng quan về bệnh sởi

Khi nhiễm virus sởi, trẻ sẽ có thời gian ủ bệnh từ 7 – 14 ngày. Giai đoạn này, trẻ không xuất hiện bất cứ triệu chứng điển hình của bệnh nên dẫn đến sự chủ quan, điều trị không kịp thời. Sau đó, các triệu chứng của bệnh dần rõ rệt, cụ thể như sau:

  • Sốt cao, trên 39 độ C
  • Phát ban khắp người, bắt đầu từ sau tai, lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân
  • Bên cạnh đó, một số trẻ mắc sởi còn có các biểu hiện khác như ho, tiêu chảy, đỏ mắt, chảy nước mắt,…

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi do virus sởi (Polinosa morbillarum) gây ra, có dạng hình cầu với đường kính khoảng 100 – 250nm. Virus sởi chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài và sẽ bị tiêu diệt trong vòng 30 phút. Đồng thời dễ bị bất hoạt bởi thuốc sát trùng thường dùng.

Bệnh sởi có lây không?

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ cư trú trong mũi và cổ họng của người bị bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mũi/cổ họng hoặc tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Người bị nhiễm sởi thường dễ lây bệnh cho người khác từ 7 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi khởi phát ban đỏ. Bệnh sởi có lây không? Không những lây qua đường hô hấp, bệnh sởi còn có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu trong quá trình mang thai.

Bất cứ trẻ chưa từng nhiễm sởi hoặc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đều có thể là đối tượng mắc bệnh. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn vì chưa được tiêm vắc xin.

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi có lây không? Virus sởi là một loại virus rất dễ lây lan. Vì thế mặc dù ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện từ lâu nhưng trên thế giới vẫn thỉnh thoảng bùng phát dịch sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi.

Mùa dịch sởi thường rơi vào những tháng mùa đông xuân do đây là kiểu thời tiết thuận lợi cho virus phát triển. Song vẫn ghi nhận trường hợp mắc bệnh rải rác trong năm. Nhất là trẻ em khu vực vùng núi, vùng cao, với điều kiện kinh tế còn hạn chế nên tỷ lệ mắc bệnh sởi còn cao.

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lành hít phải giọt bắn của người bệnh khi họ nói chuyện, xì mũi, hắt hơi, khạc đờm,… Người bệnh còn đang trong giai đoạn ủ bệnh, chưa xuất hiện triệu chứng vẫn có nguy cơ phát tan virus nên rất khó để phát hiện và cách ly.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc sởi do lây nhiễm virus từ môi trường như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, khu vực đông dân cư,… Bất cứ ai kể cả trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng vắc xin đều có nguy cơ nhiễm sởi.

Mắc sởi rồi có mắc lại lần 2 không?

Bên cạnh thắc mắc bệnh sởi có lây không? Nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến việc liệu bé đã bị sởi thì có mắc lại lần 2 không? Theo các chuyên gia, những người đã từng mắc sởi, cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời, vì thế họ sẽ không bị mắc lại lần 2. Đây cũng chính là lý do vì sao, bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bởi trước đây chưa có vắc xin phòng sởi, nên hầu hết trẻ em đều bị sởi, do đó khi lớn lên sẽ không bị nhiễm bệnh nữa. Còn hiện nay, việc phòng ngừa bệnh sởi chưa tốt, có nhiều trẻ em vẫn chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đủ liều, do đó không có miễn dịch nên dễ có nguy cơ nhiễm sởi.

Người bình thường có thể mang virus sởi không?

Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi có khả năng lây truyền nên những người chưa có kháng thể chống lại virus sởi đều có thể mắc bệnh. Theo thống kê tại Việt Nam, dưới đây là các nhóm có nguy cơ dễ mắc sởi nhất:

nguoi binh thuong co the mang virus soi khong

  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin và không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang
  • Trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng chưa kịp đáp ứng miễn dịch
  • Trẻ chưa được tiêm phòng sởi và chưa từng mắc bệnh sởi
  • Khi biết được các đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi, bạn nên kiểm tra xem bản thân và gia đình đã được tiêm phòng chưa hoặc đã từng mắc sởi trước khi không để phòng ngừa càng sớm càng tốt nhé

Phương pháp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

  • Cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi đầy đủ, đúng theo lịch của Bộ Y tế tại các cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi để đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Áp dụng các biện phóng dự phòng chung như đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay bằng xà phòng
  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, nhất là khu vực phòng ngủ của bé
  • Thường xuyên lau dọn các đồ vật, đồ chơi tiếp xúc gần với bé
  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé
  • Tăng cường các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như rau xanh, cà rốt và các loại trái cây màu vàng, da cam để tăng cường miễn dịch

Trên đây là giải đáp “bệnh sởi có lây không?“. Mong rằng những chia sẻ này giúp ba mẹ chủ động phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi nhiễm bệnh, nhất là trong thời điểm mùa dịch.

Chia sẻ bài viết này