Thủy đậu ở trẻ là bệnh lý có khả năng lây lan cao, nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ để lại sẹo, thậm chí nhiễm trùng da. Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để nhanh phục hồi?
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Thủy đậu ở trẻ hay còn gọi là bệnh phỏng rạ hoặc trái rạ, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng bùng phát thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là do virus Varicella zoster, thuộc họ Herpes virus, có đặc tính hướng da và niêm mạc nên khi mắc bệnh trẻ thường xuất hiện những nốt mụn nước ở các tổ chức này.
Bệnh thủy đậu tiến triển qua 4 giai đoạn, bao gồm:
- Thời kỳ ủ bệnh: Trẻ đã bị nhiễm virus thủy đậu nhưng chưa có triệu chứng gì. Với trẻ bình thường, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, ở trẻ có sức đề kháng yếu thì có thể sẽ ngắn hơn
- Thời kỳ tiền phát: Trẻ bắt đầu có triệu chứng chán ăn, đau đầu, sốt, phát ban
- Thời kỳ toàn phát: Các nốt phát ban xuất hiện ngày càng nhiều, có màu đen như hạt đậu. Nốt thủy đậu chứa dịch, ban đầu trong suốt, sau đó chuyển sang màu vàng và đục như mụn mủ
- Thời kỳ phục hồi: Sau 1 tuần phát bệnh, nốt thủy đậu sẽ bong hết vảy và dần phục hồi. Ở trẻ em ít để lại seo hơn so với người lớn
Nhìn chung, thủy đậu là bệnh lý không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không kiêng cữ đúng cách, thủy đậu có thể để lại sẹo, thậm chí nhiễm trùng da, gây mất thẩm mỹ trên nhiều bộ phận của cơ thể. Do đó, ba mẹ cần biết bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bệnh thủy đậu kiêng những gì để không để lại sẹo?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt động vai trò vô cùng quan trọng vào kết quả điều trị. Rất nhiều trẻ gặp biến chứng thủy đậu là do gia đình tin vào các mẹo chữa bệnh dân gian như kiêng tắm, kiêng gió,… khiến bệnh tình thêm trở nặng. Ngoài ra, điều trị sai cách còn dễ để lại sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho trẻ trong cuộc sống sau này. Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
Kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu
Khi các nốt thủy đậu mọc lên, bên trong chúng có chứa đầy dịch và rất ngứa. Nếu chúng bị vỡ thì rất dễ lây lan sang các vùng da lân cận hoặc thậm chí dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn và rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, dù rất ngứa ngáy và khó chịu, ba mẹ nên nhắc nhở trẻ không nên chạm, chà xát, gãi, nặn các nốt mụn này. Thay vào đó hãy cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng khí để hạn chế ma sát lên da.
Kiêng đến nơi đông người
Thủy đậu do virus gây ra nên có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, trẻ bị bệnh tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là khu vực trường lớp để tránh lây lan virus trong cộng đồng. Đây là biện pháp vừa giúp bảo vệ bản thân mà còn giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Không dùng chung vật dụng cá nhân
Các vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc, quần áo,… của trẻ bị thủy đậu cần được giặt, vệ sinh riêng với các thành viên khác trong gia đình và phải được phơi nắng trước khi sử dụng để tránh lây bệnh.
Bệnh thủy đậu có kiêng gió không?
Lúc này, sức đề kháng của cơ thể kém nên trẻ bị thủy đậu cần hạn chế ra nơi có gió. Đồng thời cần giữ ấm cơ thể để tránh mắc các bệnh cơ hội khác. Tuy nhiên, bạn nên để trẻ ở nơi thông thoáng, không bí bách. Nếu thời tiết nóng bức cần bật quạt, điều hòa để tránh ra mồ hôi, gây nhiễm trùng các nốt thủy đậu.
Ngoài ra, trong thời gian bị bệnh, trẻ cần được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nên sinh hoạt như bình thường và chỉ nên hạn chế tắm gội quá nhiều chứ không kiêng hẳn.
Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì? Bên cạnh những điều cấm kỵ kể trên, trẻ bị thủy đậu cần tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng trên cơ thể sau:
- Thực phẩm tanh: Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá và các loại hải sản trong thời gian điều trị. Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng trên da, khiến quá trình hồi phục của lâu hơn hoặc thậm chí gây để lại sẹo
- Các gia vị cay nóng: Hành tây, tỏi, tỏi tây, ớt, rau mùi, mù tạt, thì là, ớt,… dễ gây nóng trong làm da tăng tiết mồ hôi khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn
- Đồ ăn mặn: Thực phẩm mặn, sử dụng nhiều muối có thể khiến cơ thể nhanh mất nước và tăng cảm giác ngứa ngáy.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bệnh thủy đậu cần kiêng gì? Sữa và các chế phẩm từ sữa là danh sách những thực phẩm tiếp theo mà trẻ bị thủy đậu cần tránh
- Nhục quế: Trẻ bị thủy đậu không nên dùng nhục quế vì nó có tính đại nhiệt, tuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, gây tổn thương âm chất nên vô cùng nguy hiểm
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Vì thủy đậu là bệnh lý dễ lây truyền qua đường hô hấp nên khi được chẩn đoán, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cắt móng tay, móng chân và giữ gìn vệ sinh tay cho trẻ. Hoặc cho trẻ dùng bao tay để tránh trường hợp tự cào vào làm vỡ nốt thủy đậu dẫn đến nhiễm trùng da
- Trẻ bị thủy đậu sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, phụ huynh nên ưu tiên cho bé ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, cho trẻ uống nước đầy đủ, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây để tăng cường đề kháng
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt
- Vệ sinh cá nhân, tai mũi họng và răng miệng sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Khi tiếp xúc với trẻ, người chăm sóc cần đeo khẩu trang và vệ sinh với xà phòng sau đó để tránh nguy cơ lây lan
- Để giảm triệu chứng ngứa do thủy đậu, ba mẹ có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp da hạn chế kích ứng
Trên đây là giải đáp bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!