Sởi là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa bệnh sởi cho trẻ em tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh sởi ở trẻ em là gì?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, đặc trưng bởi tình trạng phát ban dạng sần trên cơ thể. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và mạnh do các triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Trẻ em, nhất là trẻ có hệ miễn dịch yếu là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi. Vì vậy, việc phát hiện sớm và chủ động tìm hiểu cách chữa bệnh sởi là điều vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải ở trẻ.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sởi
Virus sởi là nguyên nhân gây ra bệnh sởi. Loại virus này thuộc Morbillivirus của họ Paramyxoviridae, nó có khả năng sinh sôi và phát triển nhanh chóng, dễ bùng phát khi thời tiết chuyển lạnh, chủ yếu vào mùa đông – xuân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trẻ em có thể nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc với người bệnh khi họ nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc vô tình chạm phải những đồ vật mang virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, các khu vực đông người như bệnh viện, trường hợp là nơi dễ trở thành tâm dịch của bệnh.
Khi virus xâm nhập cơ thể, trẻ sẽ phải trải qua 4 giai đoạn:
- Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài từ 8 – 11 ngày, giai đoạn này dường như không có biểu hiện lâm sàng
- Thời kỳ khởi phát: Kéo dài 3 – 4 ngày, với các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc vừa, rồi sốt cao, sưng nề mí mắt, viêm kết mạc mắt đỏ kèm gỉ, chảy nước mũi, viêm họng, một số trường hợp có hạch ngoại biên to
- Thời kỳ toàn phát: Kéo dài 4 – 6 ngày, tình trạng phát ban bắt đầu diễn ra, tuần tự mọc ở sau tai lan ra mặt sau đó xuống cổ, ngực, lưng, tay và chân. Phát ban do sởi là ban hồng, dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên da, xen kẽ các ban có khoảng da lành
- Thời kỳ lui bệnh: Ban bay theo tứ tự mọc, có thể để lại vết thâm trên da. Thông thường, sau khi ban bay thì trẻ hết sốt, trừ khi có triệu chứng thì trẻ vẫn sốt cao
Cách chữa bệnh sởi nhanh nhất mà ba mẹ cần biết
Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, các biện pháp điều trị đều hướng đến giảm triệu chứng, đồng thời đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tăng cường dinh dưỡng. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo một số cách trị bệnh sởi ở trẻ em dưới đây:
Các biện pháp điều trị tại nhà
Hạ sốt
Sốt là triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi. Trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng 38.5 – 39 độ C, ba mẹ có thể kiểm soát bằng cách áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như chườm khăn mát, lau nước ấm và cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối. Trường hợp sốt cao trên 39. 5 độ C, ba mẹ phải cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Lưu ý, cho bé dùng thuốc theo cân nặng, nếu dùng quá liều có thể gây hại cho cơ thể bé.
Tăng cường chất dinh dưỡng
Theo bác sĩ, chăm sóc dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cách chữa bệnh sởi. Ăn uống đủ chất và phù hợp giúp cơ thể tăng cường đề kháng, nâng cao khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng.
Trẻ bị sởi nên ăn gì?
Trong cách chữa bệnh sởi, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn đa dạng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất cho trẻ.
Khi trẻ mắc bệnh sởi, nhu cầu vitamin A của cơ thể tăng lên cao. Bởi việc thiếu hụt có thể dẫn đến nguy cơ viêm loét giác mạc, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ. Do vậy, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A là rất cần thiết cho trẻ. Vitamin A có thể lấy từ nguồn thức ăn động vật như lòng đỏ trứng, thịt, gan. Ngoài ra, có một số các loại rau củ cũng chứa hàm lượng vitamin A dồi dào như rau cải xanh, rau mồng tơi, rau dền, rau muống, rau ngót,…
Ngoài ra, bữa ăn của trẻ cũng nên chú trọng thực phẩm giàu kẽm và vitamin C. Hai chất này giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ tốt hơn.
Trẻ bị sởi nên kiêng ăn gì?
Trẻ mắc sởi nên kiêng ăn những loại gia vị cay nóng như tỏi, hành tây, hạt tiêu, ớt,… Đồng thời hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật.
Không cho trẻ ăn những thức ăn lạ hoặc đồ ăn đã từng gây dị ứng cho trẻ. Điều này có thể khiến da trẻ bị kích ứng, tăng nguy cơ ngứa và khó chịu.
Bổ sung nước, chất điện giải
Khi sốt, cơ thể trẻ dễ bị thiếu hụt nước. Vì vậy, trong cách chữa bệnh sởi cho trẻ em cần đề cập đến việc bổ sung nước và chất điện giải kịp thời. Ba mẹ nên cho bé uống các loại nước ép trái cây như chanh, bưởi cam, sữa,… Ngoài ra, một số trẻ còn có dấu hiệu nôn, tiêu chảy khiến tình trạng mất nước và điện giải trở lên tồi tệ hơn. Lúc này, chỉ cho trẻ uống nước thôi là chưa đủ. Cần cho trẻ bổ sung dung dịch điện giải oresol theo hướng dẫn. Nếu thấy trẻ mệt mỏi quá mức, ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được truyền nước kịp thời.
Bổ sung vitamin A tại nhà
Nhu cầu vitamin A khi trẻ mắc sởi là rất cao. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung vitamin A thông qua chế độ ăn, mẹ có thể tăng cường cho trẻ theo liều lượng cụ thể như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp
- Trẻ 6 – 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp
- Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp
Vệ sinh da, mắt, miệng họng cho bé
Vệ sinh da là bước tiếp theo trong cách chữa bệnh sởi cho trẻ tại nhà. Khi mắc sởi, da trẻ sẽ mọc tràn lan những nốt phát ban đỏ. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây cũng là nơi dễ được vi khuẩn, virus tiếp cận. Vì vậy, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây la những lưu ý khi chăm sóc da và vệ sinh cá nhân cho bé bị sởi:
- Sử dụng nước ấm để tắm cho bé. Không nên tắm trong thời gian quá lâu
- Sau khi tắm cần lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát và đưa bé đến nơi khô ráo, tránh để cơ thể nhiễm lạnh
- Nhỏ mắt, mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày
Điều trị biến chứng của bệnh sởi
Trẻ bị sởi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm như co giật, viêm màng não, suy hô hấp,… Lúc này việc điều trị sẽ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm
- Hạn chế truyền dịch nếu trẻ có biến chứng viêm cơ tim, viêm màng não, viêm phổi
- Trường hợp viêm màng não cấp tính, trẻ sẽ được điều trị tích cực để duy trì chức năng sống
- Chống co giật: Sử dụng Phenobarbital 10-20 mg/kg pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần
- Chống phù não: Cho trẻ nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng. Thở oxy hóa mũi 1-4 lít/phút. Trường hợp khó thở sẽ được đặt nội khí quản. Thở máy khi Glasgow dưới 10 điểm. Mannitol 20% liều 0,5 -1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút
- Chống suy hô hấp: Hút sạch đờm rãi, thở oxy 3 – 6 lít/phút, duy trì SpO2 trên 92%. Đặt nội khí quản, thở máy nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy
Trẻ bị sởi cần kiêng gì trong thời gian điều trị?
Có rất nhiều quan niệm kiêng cữ khi bị bệnh sởi. Chẳng hạn như kiêng tắm. Đây là cách làm không đúng, dễ khiến bệnh thêm nặng và dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là những điều không nên làm đúng cho bệnh nhân sởi:
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh hoặc quá lâu: Mắt của trẻ bị sởi rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, việc tiếp xúc với ánh sáng quá gắt có thể gây tổn thương mắt. Thay vào đó, ba mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phóng thoáng mát với ánh sáng dịu nhẹ
- Kiêng các loại hải sản, thịt vịt, thịt gà, đồ ăn cay nóng
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng kháng sinh hoặc vitamin khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Chỉ nên cho bé uống nước lọc, nước trái cây tươi, hạn chế uống nước ngọt có ga
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em
Bên cạnh cách chữa bệnh sởi ở trẻ em, nhiều ba mẹ cũng không khỏi băn khoăn làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sởi cho trẻ, nhất là trong thời điểm tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo:
Tiêm vắc xin
Phương pháp phòng ngừa bệnh sởi hữu hiệu nhất chính là tiêm vắc xin. Thông thường, mũi 1 sẽ được tiêm vào giai đoạn trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi, mũi 2 vào giai đoạn 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ tiêm phòng muộn cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh khi chưa tiêm vắc xin thì có thể sử dụng globulin miễn dịch nhằm kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh.
Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
Ngay khi phát hiện trẻ mắc sởi, ba mẹ cần tiến hành cách ly. Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày, giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Cần chú ý đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài, rửa tay bằng dung dịch xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc. Thường xuyên nhỏ mũi, mắt cho bé, vì đây là con đường giúp virus xâm nhập vào cơ thể.
Trên đây là gợi ý một số cách chữa bệnh sởi cho bé tại nhà. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc cho trẻ, nhằm rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tìm kiếm khác: cách điều trị bệnh sởi, cách trị bệnh sởi ở trẻ em, cách chữa bệnh sởi cho trẻ em, cách chữa bệnh sởi nhanh nhất,…