Nội dung chính

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh nhất

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch. Nhìn chung, đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng. Vậy cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào? Cùng theo dõi nhé!

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra, thường xuất hiện vào đầu mùa xuân kéo dài sang hè và cuối đông. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn cả là ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh do virus gây ra nên có khả năng lây lan rất nhanh, dễ trở thành dịch. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng sau:

  • Sốt cao, có thể lên tới 38.5 – 38.9 độ C
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc
  • Chán ăn, bỏ bú, buồn nôn, nôn
  • Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường

Đây là những dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý nên thường không giúp ba mẹ nhận biết được tình trạng của bé. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, việc nhận biết sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu ở trẻ được phát hiện chủ yếu nhờ vào các nốt phát ban trên da bé. Các nốt này thường mọc ở vùng da bụng, đầu, mặt và có thể lan khắp toàn thân. Tổn thương da do thủy đậu phát triển qua nhiều giai đoạn. Khởi đầu là những nốt mụn đỏ li ti. Sau đó vài ngày, chúng phồng lên và chuyển sang dạng nước, chứa đầy dịch trong suốt. Khi mụn vỡ ra, vết thương sẽ đóng vảy rất nhanh, khô se và dần bong tróc. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, đây là giai đoạn bé có nguy cơ nhiễm trùng da, thậm chí để lại sẹo sau này.

Bệnh thủy đậu ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh do vẫn còn sót lại lượng kháng thể được nhận từ mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chẳng may mẹ bị nhiễm thủy đậu thai kỳ, em bé sinh ra có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu ba mẹ nghi ngờ bé có dấu hiệu của thủy đậu, hãy đưa bệnh viện khám ngay để có cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em, đảm bảo được chăm sóc an toàn.

Khác với trẻ sơ sinh, trẻ lớn đã có đề kháng tốt hơn nên nếu mắc thủy đậu sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, những sai lầm trong việc điều trị thủy đậu ở trẻ em cũng có thể gây ra nhiều biến chứng:

Bệnh thủy đậu ở trẻ có nguy hiểm không?

  • Sẹo thâm, sẹo lõm: Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ bị thủy đậu, gây mất thẩm mỹ cho trẻ sau này. Thông thường, sẹo thâm sẽ mờ sau 1 – 2 tháng, sẹo lõm cần nhiều thời gian hơn để cải thiện.
  • Viêm màng não
  • Viêm phổi
  • Viêm não
  • Viêm tiểu não
  • Viêm khớp
  • Viêm tuyến tụy
  • Viêm thận
  • Hội chứng Reye
  • ,…

Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ cần thực hiện đầy đủ 4 bước sau:

Cách ly trẻ để tránh lây lan

Thủy đậu có thể lây lan cho người khác ngay từ khi trẻ chưa xuất hiện triệu chứng. Quá trình lây nhiễm sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày. Vì vậy, trong phần cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em, điều đầu tiên ba mẹ cần thực hiện đó là cách ly trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bé, ba mẹ nên đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào các nốt mụn của bé. Đặc biệt, không dùng chung đồ cá nhân với các thành viên trong gia đình để tránh lây bệnh gián tiếp.

Hạ sốt, giảm ngứa

Mẩn ngứa, sốt cao là triệu chứng mà mọi trẻ bị thủy đậu đều gặp phải. Sốt do thủy đậu sốt nhẹ, thường kéo dài khoảng 2 – 4 ngày, nhưng sẽ khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu. Thậm chí một số trẻ có nguy cơ mất nước do không được bù nước đúng cách.

Để xử lý tình trạng này, ba mẹ cần thực hiện chườm ấm thường xuyên. Nếu thấy bé sốt cao thì có thể tham khảo chỉ định từ bác sĩ về thuốc hạ sốt. Ngoài ra, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của bé để cho bé uống nước điện giải hoặc truyền nước kịp thời.

Hạ sốt, giảm ngứa

Khi thủy đậu chuyển sang giai đoạn phát ban toàn thân, lúc này còn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất trong trường hợp này là cho bé dùng các thuốc nhóm kháng Histamin H1. Cơn ngứa sẽ được làm dịu nhanh chóng, giúp trẻ giảm quấy khóc và có giấc ngủ dễ chịu. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi nên ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Chăm sóc dinh dưỡng

Khi cơ thể trẻ bị virus tấn công, sức đề kháng sẽ nhanh chóng suy yếu, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Một trong những biện pháp hiệu quả để phục hồi lại hệ miễn dịch chính là bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

Theo đó, ba mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, do trẻ bị thủy đậu còn có thể xuất hiện mụn bên trong niêm mạc lưỡi, miệng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn uống. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ ăn, dễ nuốt, được chế biến chín kỹ. Ngoài ra, cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay,… Những thực phẩm này khó tiêu hóa hơn là các món ăn thanh đạm nên cần hạn chế cho bé ăn.

Chăm sóc dinh dưỡng

Trẻ bị thủy đậu rất dễ để lại sẹo, do trong quá trình bị bệnh vô tình gãi hoặc chạm phải bọng nước gây nhiễm trùng. Để tổn thương da nhanh chóng được làm lành, cũng như tránh tránh để lại sẹo thâm, sẹo lõm, bé cần tránh ăn một số loại thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống.

Xử lý mụn thủy đậu đúng cách

Bước tiếp theo trong cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng là bước quan trọng nhất, Chỉ khi tổn thương da hoàn toàn biến mất, thủy đậu mới được coi là khỏi. Xử lý mụn thủy đậu đúng cách chính là đảm bảo chúng không bị viêm, nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn ngoài ra.

Từ đó, nốt mụn thủy đậu sẽ vỡ ra, khô se, bong vảy và lành theo tiến trình tự nhiên. Theo đó, ba mẹ nên vệ sinh da cho bé thường xuyên bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp. Một số loại thuốc được khuyên dùng cho trẻ nhỏ đó là xanh methylen, thuốc tím, thuốc đỏ,…

Cách chữa thủy đậu dân gian

Bên cạnh các bước xử lý trên, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa thủy đậu cho bé. Ưu điểm của các bài thuốc này là tiết kiệm, đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, vì các bài thuốc đều có nguyên liệu từ thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không cao và phụ thuộc phần lớn vào thể trạng của mỗi trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng:

Cách chữa thủy đậu dân gian

  • Lá lốt: Có tác dụng phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng. Ngoài ra, loại lá này còn có tính kháng viêm, diệt khuẩn, do đó rất thích hợp để làm cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em
  • Lá trầu không: Chứa nhiều hoạt chất kháng viêm tốt cho người bị thủy đậu. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp giảm ngứa và làm khô các nốt viêm
  • Lá khế: Đây là loại lá quen thuộc trong dân gian dùng để trị các bệnh mẩn ngứa, dị ứng ngoài da. Lá khế giúp se dịu miệng nốt mụn, giảm tình trạng ngứa rát và hạn chế lây lan hiệu quả
  • Lá mướp đắng: Lá có vị đắng, tính mát nên có tác dụng tiêu viêm, giảm mụn, ngứa hiệu quả. Hơn nữa, lá mướp đắng còn có tác dụng làm mịn và làm lành vết thương
  • Lá chè xanh: Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cùng hoạt chất tanin sẽ giúp làm dịu nốt mụn, thúc đẩy làm lành vết thương nhanh chóng

Trên đây là các cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Từ khóa tìm kiếm: cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ, cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất, cách chữa thủy đậu dân gian, cách điều trị bệnh thủy đậu, điều trị thủy đậu ở trẻ em,…

Chia sẻ bài viết này