Nội dung chính

Kinh nghiệm chăm sóc da cho bé yêu chi tiết từ a-z

Yêu lắm cái cảm giác áp má vào làn da mịn màng của con. Nhưng mẹ có biết không, làn da của con cũng cần được nâng niu và chăm sóc. Con sẽ rất dễ bị mẩn ngứa, dị ứng và các bệnh về da nếu không được mẹ quan tâm đúng mực. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm, bài viết dới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da cho bé yêu thật chi tiết. Cùng Fitobimbi theo dõi nhé!

8 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ có dấu hiệu như thế nào

Sự thật về da bé

Mẹ biết không, da bé vô cùng mỏng manh, chỉ bằng ⅕ so với da của người lớn. Nhìn chung, cấu trúc da của bé hoàn toàn giống với người lớn. Thế nhưng mỗi lớp lại mỏng hơn rất nhiều, do chưa được hoàn thiện. Đồng thời, các tế bào da còn nhỏ, được sắp xếp ít chặt chẽ hơn so với da của người lớn. Kết quả là hàng rào bảo vệ da bị giới hạn, trẻ sẽ dễ bị tổn thương, gây ra nhiều vấn đề xấu trên da, phổ biến nhất là tình trạng hăm tã.

Diện tích bề mặt được tính dựa trên tỷ lệ trọng lượng cơ thể, cân nặng càng nhẹ thì bề mặt da càng lớn. Do đó, da trẻ có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và bụi bẩn cao hơn.

Cảm giác chạm vào làn da hồng hào của bé thật thích. Nhưng có một sự thật rằng, da bé mềm mịn nhưng lại rất dễ bị khô và mất nước hơn so với người lớn rất nhiều. Vì thế, trẻ nhỏ thường mắc bệnh eczema. Việc cấp ẩm cho da trẻ trong giai đoạn là một trong những cách phòng tránh bệnh về da tốt nhất.

Sự thật về da bé
Sự thật về da bé

Làn da của trẻ không hề mịn màng như mẹ cảm nhận. Bề mặt da của bé luôn có sự hiện diện của những nốt đỏ li ti. Do sự thay đổi từ môi trường nước ối sang tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên da trẻ chưa thích nghi kịp.

2-3 tuần đầu sau sinh, 40% trẻ sẽ có mụn sữa trên da. Tình trạng này sẽ kéo dài đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình mang bầu, thai nhi được nhận quá nhiều hóc môn từ mẹ sẽ khiến tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, gây bít tắc lỗ chân lông. Tác động này sẽ khiến bé sinh ra bị mắc một số bệnh ngoài da như viêm lỗ chân lông, viêm tiết bã nhờn,…

Vì sao da bé cần được chăm sóc?

Bề mặt da là nơi đầu tiên bé cảm nhận được mọi thứ xung quanh từ thế giới bên ngoài. Mỗi lần “chạm” sẽ để lại cho bé nhiều bài học quý giá.

Trẻ sơ sinh khi vừa lọt lòng đã có thể cảm nhận được hơi ấm của mẹ thông qua cái ôm, những lúc cận kề bên mẹ. Lớn thêm một chút, bé có thể cảm nhận được thế giới xung quanh thông qua xúc giác: bé biết sàn nhà cứng, cái gối mềm, nước tắm mát, mùa hè nóng,…Bé học được cách cảm nhận từ những bài học từ xúc giác.

Làn da trẻ rất nhạy cảm
Làn da trẻ rất nhạy cảm

Làn da của bé vô cùng mỏng mạnh và nhạy cảm. Điều này cho bé một siêu năng lực, có thể cảm nhận được những thay đổi khó chịu dù rất nhỏ. Cảm giác trên da của bé sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp thu, hành vi cũng như cảm xúc của bé.

Nếu cảm giác trên da không được thoải mái, bé sẽ có xu hướng cáu gắt, dễ hình thành cảm xúc tiêu cực. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé dễ bị phân tâm, không vui vẻ, ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh.

Điều này hoàn toàn đúng trong một nghiên cứu da liễu của tiến sĩ Ted Grossbart, trẻ bị bệnh về da có nguy cơ cao mắc các vấn đề tâm lý cao hơn những trẻ bình thường. Trẻ sẽ dễ cáu gắt, tức giận, căng thẳng, thiếu tự tin. Điều này có nghĩa rằng, nếu da trẻ được nâng niu, bảo vệ và chăm sóc khỏe mạnh, bé sẽ có cơ hội vui chơi thỏa thích và sẵn sàng tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Cách chăm sóc da cho bé không hề khó như mẹ nghĩ. Mẹ không cần quá cầu kỳ trong việc chọn sản phẩm dưỡng da, chỉ cần lưu ý trong cách dùng tã, bỉm, giữ gìn vệ sinh và  cấp ẩm cho da bé vào mùa hanh khô là bé sẽ có một làn da khỏe mạnh, trắng hồng, mẹ chỉ muốn cưng nựng mỗi ngày.

Cách chăm sóc da cho bé luôn mềm mịn

Để bảo vệ làn da xinh đẹp của thiên thần nhỏ, mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc da cho bé dưới đây:

Cách chăm sóc da cho bé khi tắm

Trong giai đoạn phát triển, từ tuần thứ 6 trở đi, mẹ có thể tắm cho trẻ mỗi ngày. Khi đó, mẹ hãy nhớ lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với bé nhé! Chẳng hạn như các sản phẩm sữa tắm, dầu gội có chiết xuất tự nhiên đáp ứng những tiêu chí:

  • Chiết xuất 100% thiên nhiên, không chứa hóa chất có hại cho da bé
  • Là sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có gắn nhãn mác rõ ràng
  • Không chứa chất tạo bọt như SLES, SLS,…
  • Không chứa chất bảo quản như MIT, Paraben,…
Tắm cho trẻ đúng cách
Tắm cho trẻ đúng cách

Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, nhiệt độ trong phòng cũng nên điều chỉnh ở mức vừa phải. Vào mùa đông mẹ nên trang bị đèn sưởi để bé không bị lạnh.  Khi tắm, nên chú ý tắm kỹ những vùng da bị gấp như bẹn, cổ, nách,…Sau khi tắm, mẹ nên lau người cho bé bằng các loại khăn có chất liệu mềm mại, tránh gây tổn thương lên da bé.

Cách chăm sóc da cho bé khi dùng phấn rôm

Phấn rôm cũng là một trong những sản phẩm chăm sóc da thường xuyên dùng cho bé. Tuy nhiên, khi chăm sóc da bằng phấn rôm, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau để không gây hại cho da trẻ:

  • Lựa chọn loại phấn rôm dành riêng cho trẻ sơ sinh
  • Mẹ nên lựa chọn các loại phấn rôm có nguồn gốc thiên nhiên, như bột ngô, bột hoa cúc,…
  • Mẹ không nên chọn loại phấn rôm có mùi thơm hay chứa các hóa chất. Chúng sẽ gây kích ứng cho làn dạy nhạy cảm của trẻ
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm về các loại phấn rôm cho trẻ sơ sinh
  • Trong trường hợp da bé bị khô, mẹ hãy sử dụng các sản phẩm làm mềm da, dưỡng ẩm thay vì tiếp tục dùng phấn rôm.
  • Khi sử dụng phấn rôm, mẹ không nên đổ trực tiếp phấn rôm lên da của bé. Thay vào đó, mẹ nên đổ vào tay rồi xoa lên da bé, vừa an toàn vừa tăng sự cảm nhận cho da bé
  • Nếu thấy da bé có biểu hiện bị kích ứng do dùng phấn rôm, mẹ hãy ngừng sử dụng ngay. Trường hợp nặng hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra

Cách chăm sóc da cho bé khi dùng tã

Tã là một sản phẩm không thể thiếu cho bé yêu, nhất là trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sai tã, sử dụng tã không đúng cách, mẹ sẽ vô tình khiến bé bị hăm tã. Để chăm sóc tốt cho da bé yêu, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong cách dùng tã:

  • Nên chọn những loại tã có khả năng thấm hút, giữ nước tốt không bị thấm ngược
  • Lựa chọn tã đúng size để ôm khít cơ thể, không lỏng lẻo cho bé vận động thoải mái mà không bị tràn
  • Bề mặt tã có những rãnh thoát khí để giúp da bé luôn khô thoáng, hạn chế vi khuẩn ẩn nấp
  • Chọn tã có chất liệu mềm, thân thiện với da trẻ. Thêm vào đó, mẹ nên chọn loại tã mỏng, cho bé cảm giác mặc như không mặc
Cách chăm sóc da cho bé khi dùng tã
Cách chăm sóc da cho bé khi dùng tã

Ngoài việc lựa chọn tã, mẹ cũng không nên quá lạm dụng, cho bé mặc tã quá nhiều. Việc mặc tã 24/24 là nguyên nhân chính khiến bé bị hăm. Do đó, mẹ chỉ cho bé mặc bỉm vào những thời điểm bất khả kháng, như buổi tối đi ngủ hay những lúc đi ra ngoài.

Cách chăm sóc da cho bé khi bị hăm tã

Trong trường hợp bé bị hăm tã, mẹ tuyệt đối không được tự ý bôi bất kỳ loại kem dưỡng/bột/lá vào da bé. Thay vào đó, mẹ hãy tham khảo các sản phẩm chăm sóc da hăm dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc nhận lời khuyên từ bác sĩ điều trị để có cách giải quyết tốt nhất. Đồng thời, kết hợp với việc điều trị, mẹ nên vệ sinh vùng da bé bị hăm thật kỹ để tránh tình trạng viêm nhiễm và lây lan sang khu vực da lân cận.

Bên cạnh đó, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị hăm để có cách phòng tránh tốt nhất.

Cách chăm sóc khi bé gặp các vấn đề da

Nhiều trẻ sinh ra xuất hiện những mảng da có màu sắc khác lạ. Đây là có là những vết bớt, là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần phải quá lo lắng.

Chăm sóc các bệnh ngoài da ở trẻ
Chăm sóc các bệnh ngoài da ở trẻ

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn gặp một số vấn đề về da khác như:

  • Bệnh chàm: Đây là tình trạng da phát ban đỏ, gây ngứa hoặc không. Chàm thường xuất hiện tại vùng da cánh tay, khuỷu tay, ngực, sau đầu gối. Trong gia đình nếu có người bị dị ứng, hen suyễn thì bệnh chàm của trẻ sẽ có nguy cơ phát bệnh. Khi đó, mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc da cho bé chính xác nhất
  • Rôm sảy, phát ban: Vùng da bị rôm sảy, phát ban sẽ xuất hiện nhiều những chấm nhỏ màu đỏ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số sản phẩm trị ngứa thiên nhiên. Hoặc tốt nhất là cho bé tắm bột yến mạch để giảm ngứa. Ngoài ra, mẹ hãy chú ý nên chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu vải co giãn để không gây kích ứng da

Cách chăm sóc da bé khô

Da bé rất dễ bị mất nước và khô, nhất là vào những mùa hành khô. Da khô sẽ khiến bé dễ bị kích ứng và gây ngứa. Do đó, lúc này mẹ nên cho bé dùng các loại kem dưỡng ẩm để cho da mềm mịn hơn. Đồng thời, mẹ cần chú ý:

  • Hạn chế tắm cho bé thường xuyên, Bởi việc tắm liên tục sẽ khiến da bé bị mất nước gây hiện tượng khô, bong tróc
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại
  • Nên chọn loại kem dưỡng dạng tinh dầu, ít mùi hương sẽ an toàn hơn cho bé

Trên đây là tất tần tật cách chăm sóc da cho bé yêu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ cho mẹ thêm kiến thức, tránh được các vấn đề về da ở trẻ, giúp da khỏe bé thông minh hơn.

Chia sẻ bài viết này