Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Việc nắm được nguyên nhân trẻ bị thủy đậu sẽ giúp ba mẹ chủ động phòng ngừa và điều trị cho bé hiệu quả hơn.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, phổ biến hơn ở trẻ em. Mùa xuân là thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất, do thời tiết nồm ẩm. Bệnh đặc trưng với những nốt mụn nước phồng rộp khắp cơ thể, xuất hiện ở ngay cả trong niêm mạc miệng và lưỡi. Thủy đậu có nhiều con đường lây nhiễm, đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, cần biết nguyên nhân gây bệnh thủy đậu để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Phát ban do thủy đậu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi bạn tiếp xúc với vi rút varicella-zoster. Phát ban thường kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban bao gồm:
- Sốt
- Ăn mất ngon
- Đau đầu
- Mệt mỏi và cảm giác chung là không khỏe
Sau khi phát ban thủy đậu xuất hiện, nó sẽ trải qua ba giai đoạn:
- Các vết sưng nổi lên được gọi là mụn, vỡ ra trong vài ngày
- Các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng được gọi là mụn nước, hình thành trong khoảng một ngày rồi vỡ ra và rò rỉ
- Lớp vảy và lớp vảy bao phủ các vết phồng rộp bị vỡ và mất thêm vài ngày để lành lại
- Những vết sưng mới tiếp tục xuất hiện trong vài ngày. Vì vậy, bạn có thể bị nổi da gà, mụn nước và vảy cùng một lúc. Bạn có thể lây lan vi-rút cho người khác trong tối đa 48 giờ trước khi phát ban. Và vi-rút vẫn lây lan cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ đã đóng vảy
Bệnh thường nhẹ ở trẻ em khỏe mạnh. Nhưng đôi khi, phát ban có thể bao phủ toàn bộ cơ thể. Mụn nước có thể hình thành trong cổ họng và mắt. Chúng cũng có thể hình thành trong mô lót bên trong niệu đạo, hậu môn và âm đạo.
Nguyên nhân bị thủy đậu và con đường lây lan
Tác nhân gây bệnh thủy đậu là virus Varicella zoster, thuộc họ Herpesviridae. Loại virus này có hình khối cầu, đường kính khoảng 250nm. Chúng có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài, sống được khoảng vài ngày trong vảy thủy đậu. Virus dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, khoảng 90% người chưa từng mắc sẽ bị nhiễm sau khi tiếp xúc với virus, nếu trước đó chưa được tiêm chủng.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây qua đường hô hấp trên và miệng hầu bằng các con đường sau:
- Hít phải giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc giao tiếp
- Vô tình chạm vào dịch lỏng từ những mụn nước do thủy đậu gây ra, sau đó chạm lên mắt, mũi, miệng
Thời gian truyền bệnh có thể trong 1 – 2 ngày, ngay cả khi người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Đồng thời khả năng truyền bệnh vẫn tiếp tục đến khi mụn nước đóng vảy, thường sẽ kết thúc sau 5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh.
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị thủy đậu do lây nhiễm bởi người bị zona thần kinh nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm chủng. Zona thần kinh là tình trạng xảy ra ở những người từng mắc thủy đậu. Sau đợt bệnh đầu tiên bùng phát, virus gây bệnh có thể tái kích hoạt và gây ra bệnh zona.
Ai có nguy cơ bị thủy đậu nhất?
Đến đây, hẳn bạn đã nắm được thông tin về nguyên nhân bị thủy đậu. Vậy đối tượng nào có nguy cơ cao bị thủy đậu?
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân thủy đậu là do bạn tiếp xúc với virus varicella zoster, từ người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi,… Trên thực tế, bệnh thủy đậu hiếm khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh thường dễ lây lan và bùng phát thành đợt dịch lớn. Đặc biệt là có xu hướng nghiêm trọng với một số đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu
- Người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như người mắc ung thư, bệnh bạch cầu, HIV, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Khi biết được nguyên nhân bị thủy đậu, bạn có thể phòng ngừa dễ dàng cho bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc thủy đậu, nhất là vào thời điểm giao mùa:
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, tuyệt đối không tiếp xúc với người nhiễm bệnh
- Vệ sinh thân thể mỗi ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng và nhỏ mắt bằng dung dịch nước muối để tránh virus có cơ hội đọng lại và gây bệnh
- Giữ gìn vệ sinh không gian nhà cửa, lau chùi các vật dụng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bởi tiếp xúc dịch tiết
- Không dùng chung vật dụng cá nhân để tránh tiếp xúc với những người khác
- Tiêm phòng vacxin thủy đậu. Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho đến hiện nay. Thống kê cho thấy, có hơn 90% người tiêm vắc xin thủy đậu đã phòng tránh được bệnh. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tiêm vắc xin theo quy định của Bộ y tế
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học. Đặc biệt là ăn nhiều các nhóm thực phẩm giúp tăng đề kháng như vitamin A, vitamin C, chất xơ,…
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân bị thủy đậu và con đường lây nhiễm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn trong chăm sóc và bảo vệ gia đình khỏi dịch thủy đậu.