Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh thường phổ biến hơn vào trong các tháng lạnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để biết thời gian ủ bệnh thủy đậu và thủy đậu lây qua đường nào, hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây cùng chúng tôi nhé!
Yếu tố nào gây bệnh thủy đậu?
Thủy đậu hay dân gian còn gọi là bệnh trái rạ. Đặc trưng của thủy đậu là những nốt phát ban trên da, xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Yếu tố chính dẫn đến thủy đậu là virus Varicella Zoster (VZV), chúng có khả năng lây lan khá cao thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn. Ngoài ra, nếu người bệnh thường dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc dụng cụ có chứa nước bọt, dịch mụn thủy đậu của người bệnh cũng có thể bị nhiễm virus.
Trước đây, không nhiều người được tiêm ngừa, trong khi con đường lây truyền bệnh thủy đậu lại đơn giản nên khiến cho số người mắc bệnh gia tăng. Khi chưa tìm ra vắc xin, số ca mắc bệnh tại Hoa Kỳ nên tới 4 triệu người mỗi năm. Đến khi vắc xin được tìm ra thì số ca bệnh giảm đáng kể.
Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi đối tượng, không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, theo khảo sát, số ca bệnh thủy đậu được điều trị tại bệnh viện, hơn 80% là bệnh nhân dưới 10 tuổi. Bệnh xuất hiện theo mùa, tập trung nhiều vào những tháng cuối năm hoặc đầu xuân.
Thời gian ủ bệnh thủy đậu và diễn biến từng giai đoạn
Thủy đậu có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần. Thông thường, trong khoảng từ 1 – 2 ngày, thủy đậu có thể lây từ người bệnh sang người lành. Lúc này, virus sẽ bắt đầu phát triển và gây bệnh trong khoảng 10 – 21 ngày. Trong khoảng thời gian ủ bệnh thủy đậu, hầu như bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, vậy nên rất khó để nhận biết.
Kết thúc giai đoạn ủ bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn khởi phát, thường sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày, với các biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn. Triệu chứng thủy đậu ở giai đoạn này khá phổ biến và gặp nhiều ở các bệnh lý thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Bước sang giai đoạn toàn phát, các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng hơn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dữ dội do mụn nước nổi lên nhiều và lan khắp cơ thể. Tình trạng này sẽ sớm thuyên giảm, khoảng sau 1 – 3 tuần, tùy theo cơ địa từng người.
Giai đoạn cuối cùng của bệnh là giai đoạn phục hồi, kéo dài 3 – 4 ngày. Thông thường, sau hơn 10 ngày kể từ khi phát bệnh, mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra, se lại và đóng thành vảy, sau đó bong tróc. Nhiều trường hợp mụn bong ra không để lại sẹo. Trong khi đó, nếu các nốt mụn vỡ tạo thành vết thâm thì bệnh nhân có nguy cơ để lại sẹo tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bị thủy đậu lây lan mạnh nhất vào giai đoạn nào?
Bên cạnh việc nắm rõ thời gian ủ bệnh thủy đậu, bạn cũng nên tìm hiểu đâu là giai đoạn bệnh lây lan mạnh nhất?
Thủy đậu có thể dễ dàng lây lan ngay từ khi bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, thời gian lây lan mạnh nhất lại là giai đoạn toàn phát. Lúc này, virus gây bệnh phát triển mạnh mã, chúng nhanh chóng di chuyển vào hệ bạch huyết và đưa máu đưa đi khắp cơ thể.
Bệnh thủy đậu có thể lây lan qua 2 con đường chủ yếu sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Lây qua đường hô hấp từ giọt dịch tiết khi nói chuyện, hắt hơi, hoa. Hoặc vô tình chạm vào chất dịch trong nốt mụn thủy đậu
- Tiếp xúc gián tiếp: Dùng chung vật dụng cá nhân hoặc chạm phải đồ vật có nhiễm virus thủy đậu
Làm gì để rút ngắn thời gian bị thủy đậu?
Song song với chỉ định điều trị của bác sĩ thì quá trình tự chăm sóc cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình hồi phục, cũng như hạn chế được khả năng lây lan sang những người xung quanh và phòng ngừa biến chứng.
Khi bị thủy đậu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh khiến bệnh nặng hơn, cũng như rút ngắn thời gian mắc bệnh:
- Uống nước nhiều, hạn chế ra gió hay bật quạt quá mạnh
- Không nên bổ sung quá nhiều vitamin C cho bệnh nhân thủy đậu. Bởi những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh có thể khiến vết loét bị đau và lở ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến tiến trình lành bệnh
- Không ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế các thực phẩm như phô mai, bơ, kem,…
- Không kiêng nước, thay vào đó người bị thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình tăm không nên chà sát quá mạnh vào da khiến mụn nước vỡ ra, gây lây lan sang vùng da khác
- Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác, khi giao tiếp cần đeo khẩu trang, dùng dụng cụ cá nhân riêng để hạn chế lây bệnh sang người khác
Trên đây là giải đáp về thời gian ủ bệnh thủy đậu và con đường lây lan. Hy vọng những chia sẻ này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ, nhất là thời điểm giao mùa.