Nội dung chính

Trẻ bị thủy đậu bôi thuốc gì, uống thuốc gì để mau khỏi?

Người bị thủy đậu có thể phục hồi sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên đó là với những bệnh nhân có sức đề kháng tốt, còn đối với trẻ nhỏ thì cần sử dụng thêm thuốc để tránh biến chứng. Vậy bị thủy đậu bôi thuốc gì? uống thuốc gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị thủy đậu bôi thuốc gì, uống thuốc gì

Tổng quan về bệnh thủy đậu

Trước khi trả lời câu hỏi “bị thủy đậu bôi thuốc gì?”, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh thủy đậu nhé!

Theo đó, thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây nhiễm trùng tại chỗ, sau đó nhân lên ở tế bào liên võng nội mô rồi lan ra da và niêm mạc. Bệnh phổ biến quay năm, nhưng bùng phát mạnh nhất là vào giai đoạn mùa đông và mùa xuân. Vì là bệnh lý truyền nhiễm, nên thủy đậu có nguy cơ lây lan rất cao, chủ yếu là qua con đường tiếp xúc trực tiếp.

Bị thủy đậu bôi thuốc gì?

Triệu chứng của bệnh thủy đậu xuất hiện trên da nên thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da. Chúng được sử dụng với mục đích như sát trùng, diệt virus, giảm hiện tượng ngứa ngáy, viêm đỏ.

Vậy bệnh thủy đậu bôi thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh thủy đậu thường được bác sĩ chỉ định:

Thuốc bôi chữa thủy đậu Acyclovir

Acyclovir là thuốc kháng virus có mặt trong danh sách “thuốc bôi thủy đậu”. Thuốc chứa dẫn chất purin nucleoside tổng hợp, có khả năng kháng virus Varicella-zoster. Ngoài ra, thuốc còn chứa các thành phần khác như dimethicone,  propylene glycol hay vaseline có tác dụng làm mềm mịn da và tăng khả năng thẩm thấu của thuốc.

Thuốc được chỉ định để điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bệnh thủy đậu xuất huyết. Các trường hợp bị nhiễm Herpes cơ quan sinh dục cũng có thể điều trị bằng loại thuốc này.

Thuốc bôi chữa thủy đậu Acyclovir

Khi sử dụng, thuốc có thể gây kích ứng nhẹ, cảm giác nóng và nhói tại vị trí bôi kem. Vì vậy, ba mẹ không nên bôi thuốc tại những vùng da mỏng và nhạy cảm như niêm mạc miệng, gần mắt hay âm đạo.

Thuốc tím bôi thủy đậu

Thành phần chính của thuốc tím là chất rắn vô cơ Kali Pemanganat, được chiết xuất dạng dung dịch hoặc dạng bột. Với khả năng oxy hóa mạnh mẽ, thuốc có tác dụng tiêu diệt virus gây thủy đậu nhanh chóng. Thuốc được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng do Herpes simplex, nấm tay chân, viêm da, mụn trứng cá hoặc cũng có thể dùng để sát trùng vết thương.

Thuốc tím bôi thủy đậu

Dung dịch xanh Methylen

Bị thủy đậu bôi thuốc gì? Xanh Methylen là một trong những loại thuốc trị thủy đậu thường được sử dụng. Thuốc có tác dụng làm khô và se mụn nước, sát khuẩn, tránh lây lan cũng như ngăn ngừa bội nhiễm da. Loại thuốc này khá lành tính và có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú.

Lưu ý, không dùng dung dịch xanh Methylen cùng với các loại thuốc có tính iot, kiềm, cromat hoặc có khả năng chống oxy hóa mạnh. Khi bôi cho bé, mẹ nên cẩn thận để không làm dính bẩn quần áo.

Dung dịch xanh Methylen

Thuốc Castellani

Castellani là thuốc trị thủy đậu dùng để bôi ngoài da. Thuốc có chứa thành phần resorcinol, aceton, alcol atylic, fuchsine basic, mang đến tác dụng làm mát da, kháng nấm, diệt khuẩn và làm dịu cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

Ngoài dùng cho các trường hợp bị thủy đậu, Castellani còn được chỉ định cho bệnh nhân bị lang ben, nổi mụn trên da, nấm móng tay, móng chân, nấm kẽ,… Thuốc có khả năng chống bong tróc và dưỡng ẩm khá tốt. Tuy nhiên cần lưu ý trong một số trường hợp có thể gây dị ứng, phát ban, nổi mẩn hoặc nóng rát da. Ngoài ra, tuyệt đối không bôi thuốc cho trẻ lên vùng da nhạy cảm và thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.

Thuốc Castellani

Dung dịch Aluminum acetate bôi thủy đậu

Aluminum acetate có chứa Nhôm acetate 13%, có tác dụng làm se tổn thương da tại chỗ. Có được hiệu quả này là nhờ khả năng thẩm thấu chất lỏng ra khỏi vùng da được bôi, khiến da khô se lại, đóng vảy và tạo lớp màng bảo vệ, tạo điều kiện cho tổn thương da bên dưới có thời gian hồi phục.

Cách sử dụng thuốc Aluminum acetate khá đặc biệt, mẹ cần chuẩn bị miếng vải sạch, ngâm dung dịch. Sau đó vắt nước đến khi còn nhỏ giọt thì đắp lên vùng da bị thủy đậu ở trẻ. Lưu ý, không sử dụng bôi dung dịch tại vùng da gần miệng, mắt hay mũi vì có thể gây bỏng.

Bị thủy đậu uống thuốc gì?

Bên cạnh bị thủy đậu bôi thuốc gì? Mẹ có thể tham khảo thêm các loại thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị virus thủy đậu tấn công, thân nhiệt có thể sẽ tăng lên. Đây là cách cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bị thủy đậu uống gì thì câu trả lời đầu tiên đó là thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, lưu ý mẹ chỉ nên cho bé uống thuốc khi sốt trên 38.5 độ C. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Thuốc hạ sốt

Thuốc kháng virus

Trong điều trị thủy đậu, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng virus có tên là Acyclovir. Thuốc có công dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Từ đó ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Thuốc kháng virus được khuyên dùng cho người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai. Vì vậy, với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên tự ý cho sử dụng mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Kháng sinh

Trong trường hợp trẻ thủy đậu có dấu hiệu nhiễm trùng, da bị sưng, lở loét và có mủ thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Tương tự như thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi có bác sĩ kê đơn. Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, trong quá trình dùng thuốc phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và đủ liệu trình. Không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng khi bệnh chưa dứt điểm
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể không đổ nhiều mồ hôi
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn gây kích ứng da
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé, tuyệt đối không được kiêng tắm, kiêng nước. Nếu ngại việc tắm cho trẻ, mẹ có thể lau qua người bằng khăn ấm
  • Tránh cào gãi mạnh khiến mụn nước bị vỡ. Dịch nước trong mụn thủy đậu khi bị vỡ sẽ lây lan sang vùng da bên cạnh, thậm chí gây nhiễm trùng da
  • Tránh tiếp xúc da kề da, ngủ chung hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Virus thủy đậu có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh
  • Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn, khăn tắm, vỏ gối bằng nước nóng, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao trước khi sử dụng lại
  • Cắt móng tay, móng chân để trẻ tránh chạm vào mụn nước

Trên đây là giải đáp “trẻ bị thủy đậu bôi thuốc gì? và uống thuốc gì?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này