Nội dung chính

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da chuẩn Y khoa

Trẻ sơ sinh bị khô da là tình trạng thường gặp, nhưng không nhiều phụ huynh biết cách xử lý. Vậy đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô nhé!

trẻ sơ sinh bị khô da

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da

Da khô là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Cụ thể như sau:

Hiện tượng lột da trong giai đoạn sơ sinh

Trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, thiên thần nhỏ của bạn được bao bọc bởi 1 lớp phủ màu vàng, được gọi là vernix caseosa. Nó có tác dụng giữ ấm, cũng như bảo vệ bé cưng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Sau khi chào đời, lớp phủ này sẽ dần bong và gột rửa. Khi lớp phủ này không còn, làn da mỏng manh của bé sẽ trở nên khô, bong vảy khi tiếp xúc với nhiệt độ, môi trường và quần áo.

Hiện tượng lột da trong giai đoạn sơ sinh
Hiện tượng lột da trong giai đoạn sơ sinh

Da bé nhạy cảm

Trong những tháng đầu đời, da trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh về mặt chức năng. So với da người lớn, da trẻ mỏng hơn nên dễ bị khô khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường.

Trẻ sơ sinh bị khô da do mất nước

Da trẻ sơ sinh bị khô có thể là dấu hiệu của sự mất nước nghiêm trọng. Vào mùa đông đến, làn da của bé có xu hướng mất nước rất nhanh, nhất là khi bé không được cung cấp nước đầy đủ cũng như dưỡng ẩm da đúng cách.

Bé tắm quá nhiều khiến da khô

Bé bị khô da cũng có thể do bố mẹ đã tắm quá nhiều lần cho bé trong ngày hoặc tắm với thời gian quá lâu. Bởi khi tiếp xúc với nước quá lâu, nhất là nước nóng, các chất dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi và mất đi độ ẩm tự nhiên. Đây là nguyên nhân khiến da bé càng trở nên nhạy cảm và khô hơn bình thường.

Bé tắm quá nhiều khiến da khô
Bé tắm quá nhiều khiến da khô

Da khô do ảnh hưởng bởi thời tiết

Trẻ sơ sinh bị khô da nhiều hơn khi bước vào mùa đông. Thời gian này, nhiệt độ giảm thấp, không khi khô nên khiến da mất cân bằng độ ẩm, gây khô rát và bong tróc.

Da bé bị khô là biểu hiện của bệnh gì?

Bên cạnh những lý do trên, trẻ bị khô da có thể là ảnh hưởng bởi các bệnh lý ngoài da. Một số bệnh lý có thể khiến da bé trở nên khô rát và bong tróc là:

  • Viêm da cơ địa
  • Bệnh chàm
  • Bệnh vảy cá

Các vùng da trẻ dễ bị khô

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, bong tróc, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy ở những vùng da như:

Da mặt

Da mặt là vùng da tương đối nhạy cảm, vì vậy chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến da trẻ bị khô. Đặc biệt khi mùa đông đến, hai bên má của bé thường bị khô, ửng đỏ, rát khiến bé khó chịu. Điều này khiến bé có xu hưởng đưa tay chà lên mặt gây tổn thương nặng hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Các vùng da trẻ dễ bị khô
Các vùng da trẻ dễ bị khô

Da chân

Da chân, đặc biệt là vị trí giữa kẽ chấn cũng rất hay bị khô, do các mẹ ít chăm sóc vùng da này của con. Nếu không được can thiệp kịp thời, chân bé sẽ bị nứt nẻ, thậm chí là tứa máu.

Da lưng

Lưng là vùng da tiếp xúc nhiều với khăn, nệm lót. Bên cạnh đó, khi tắm, phần lưng cũng được ngâm trong nước nhiều hơn các bộ phận khác. Đó là lý do vì sao, da lưng của trẻ sơ sinh hay bị khô, sần sùi.

Dấu hiệu nhận biết khô da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu sau:

  • Da bé thô ráp, sạm đen, bong tróc
  • Da bé có vết nứt hoặc nếp nhăn
  • Tình trạng khô da có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, thường trên mặt, bàn tay, bàn chân, lưng và môi bé

Ở mức độ nhẹ, da khô không làm bé quá khó chịu. Nhưng nếu da quá khô, trẻ có thể bị ngứa rát, quấy khóc. Vì vậy, phụ huynh cần tìm cách xử lý kịp thời để bé không bị khó chịu kéo dài.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Thông thường, tình trạng khô da ở trẻ sẽ tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để bé cảm thấy dễ chịu, việc sử dụng các biện pháp chăm sóc an toàn là điều nên làm.

Tắm cho bé đúng cách

  • Giảm thời gian tắm. Tắm lâu khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên. Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm cho bé khoảng 5 – 10 phút mỗi lần
  • Khi tắm nên dùng nước ấm thay vì nước nóng. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng bằng thân nhiệt trẻ hoặc thấp hoặc cao hơn 1 độ
  • Lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, dầu gội thân thiện với làn da của trẻ sơ sinh
Tắm cho bé đúng cách
Tắm cho bé đúng cách

Bôi kem dưỡng ẩm cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, bong tróc nhiều, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, trong đó 1 lần dùng ngay sau khi tắm cho trẻ. Khi thoa kem, mẹ kết hợp massage để dưỡng chất thẩm thấu và làm mềm da bé.

Lựa chọn quần áo phù hợp

  • Ưu tiên lựa chọn trang phục từ chất liệu tự nhiên, vải sợi tre, vải cotton hay vải bông
  • Hạn chế cho bé mặc các mẫu quần áo từ vải thô, tổng hợp dễ gây kích ứng da bé
  • Quần áo mới mua về nên được giặt sạch sẽ trước khi cho bé mặc
  • Sử dụng nước giặt riêng để giặt quần áo của trẻ

Bôi kem chống nắng cho bé

Nếu bé phải đi ra ngoài, mẹ nên thoa kem chống nắng cho bé. Điều này sẽ giúp làn da tránh được các tác động từ môi trường như tia UV. Lưu ý, nên chọn kem chống nắng dành riêng cho trẻ, mẹ nên tham khảo hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Bôi kem chống nắng cho bé
Bôi kem chống nắng cho bé

Đảm bảo môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát

Trẻ sơ sinh bị khô da, mẹ nên bảo vệ làn da bé cưng bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, khử trùng, giặt giữ các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với bé như nôi, chiếu, màn, chăn, gối,… Để không gian phòng bé thêm thoáng mát, sạch sẽ, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, vừa giúp lọc không khí, vừa giúp nâng cao độ ẩm trong phòng.

Sử dụng các mẹo dân gian

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay cho làn da bé như sau:

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu ô liu vào nước tắm của bé. Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm, giảm khô da và tạo độ căng mịn cho làn da
  • Massage bằng dầu dừa trực tiếp lên da của bé
  • Kết hợp sữa chua và mật ong để làm sữa tắm cho bé
  • Dùng nước hoa hồng, mật ong và bột yến mạch trộn đều, sau đó bôi lên vùng da bị khô. Ủ trong khoảng 2 – 3 phút rồi xả lại bằng nước ấm. Hỗn hợp này có tác dụng cấp ẩm và làm mềm phần da bị khô. Mẹ có thể sử dụng 2 lần mỗi tuần để cho hiệu quả rõ rệt

>>> Bé bị khô da tắm lá gì? 7 loại lá giúp da bé mềm mịn

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị khô da

Để làn da bé luôn mịn màng, trắng khỏe, mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc bé:

  • Khi tắm cho bé, mẹ nên sử dụng nước đun sôi đợi nguội pha với một ít nước nóng để tắm cho bé. Điều này nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước máy khiến trẻ sơ sinh bị khô da
  • Không dùng quạt sưởi khi tắm cho bé. Nhiệt độ quá cao từ quạt sưởi sẽ khiến da bé càng khô hơn
  • Khi dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng da cho bé, kể cả có nguồn gốc tự nhiên, mẹ cũng cần theo dõi các dấu hiệu xảy ra sau đó. Nếu da bé có hiện tượng nổi mẩn, khô da bất thường, mẹ nên ngừng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cách khắc phục
  • Không dùng dầu massage, dầu gội, sữa tắm hay khăn giấy có chứa mùi thơm. Những sản phẩm này có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da bé sơ sinh
  • Cung cấp đầy đủ chất lỏng cho bé. Với bé sơ sinh, mẹ nên cho bé bú thường xuyên để giúp làn da được nuôi dưỡng tốt hơn
  • Giữ không khí trong phòng đủ ấm bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Ngoài ra, nên để cửa sổ hé nếu đang bật điều hòa
  • Sau khi cho bé tắm biển hay kể cả bơi ở các hồ nước ngọt nhân tạo, mẹ cũng nên tắm lại cho bé
  • Mang bao tay, đi tất chân cho bé vào những ngày giá rét để bảo vệ làn da mỏng manh của bé

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Tìm kiếm nhiều hơn với: da trẻ sơ sinh bị khô, bé bị khô da, khô da ở trẻ sơ sinh, trẻ bị khô da,…

Chia sẻ bài viết này