Nội dung chính

Bé bị sâu răng – Những thông tin ba mẹ cần biết!

Trẻ em là những tín đồ của các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas,… Đó cũng chính là lý do vì sao tình trạng bé bị sâu răng lại phổ biến đến vậy. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, sâu răng sẽ phá hủy bề mặt răng, ăn sâu vào tủy, gây đau đớn, khó chịu, thậm chí buộc phải nhổ răng. Vậy trẻ bị sâu răng phải làm sao? có cách nào để phòng ngừa không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

bé bị sâu răng

Sâu răng ở trẻ em là gì?

Theo hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), cấu tạo chiếc răng gồm 3 lớp:

  • Men răng: Đây là lớp men bảo vệ răng, có cấu trúc cứng nhất trong cơ thể con người
  • Ngà răng: Đây là lớp thứ 2 của răng, tính từ trong ra ngoài. Trong ngà răng có chứa các dây thần kinh gây kích thích khi ăn thức ăn thức ăn nóng và lạnh. Vì vậy, nếu men răng bị tổn thương, sự kích thích này có thể gây đau và ê buốt răng nghiêm trọng
  • Tủy răng: Đây là phần trung tâm của răng, chứa dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là với nhóm đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Sâu răng có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bé bị sâu răng có thể dẫn đến tình trạng tổn thương mô cứng, do quá trình phá hủy khoáng gây bởi vi khuẩn. Khi tổn thương lan rộng, trên răng sẽ xuất hiện những lỗ hỏng. Lúc này, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy, dẫn đến tình trạng áp xe, gây đau đớn, thậm chí là mất răng.

Tìm hiểu thực hư có con sâu trong răng không?

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hình ảnh, clip với nội dung “bắt sâu trong răng”. Họ thực hiện các phương pháp chưa qua kiểm chứng nhằm mục đích “kéo” những con sâu răng ra khỏi. Bất ngờ là những nội dung này được rất nhiều người theo dõi và quan tâm. Vậy sự thật là bé bị sâu răng có con sâu bên trong răng không?

Sâu răng gây bởi một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans
Sâu răng gây bởi một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans

Các nhà khoa học và bác sĩ nha khoa cho rằng, không hề có sâu trong răng như mọi người nghĩ  và khuyên người đọc nên chắt lọc thông tin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Trên thực tế, hiện tượng sâu răng là do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans lên men carbohydrate tạo ra axit, làm nồng độ PH giảm xuống dưới 5. Sự giảm PH liên tục sẽ dẫn đến quá trình khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất men răng và các mô cứng. Theo đó, hình thành những lỗ hổng màu đen trên răng nên được gọi là sâu răng.       

Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu răng

Các triệu chứng sâu răng ở trẻ sẽ khác nhau tùy vào mức độ và vị trí của chúng. Ở giai đoạn đầu, sâu răng thường rất khó nhận biết, bởi không gây bất kỳ tổn thương nào có thể nhìn bằng mắt thường. Khi sâu răng nặng hơn, nó có thể gây ra các triệu chứng:

  • Bé có cảm giác đau răng khi cắn hoặc nhai thức ăn. Cơn đau tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Răng nhạy cảm hơn khi ăn thức ăn nóng và lạnh
  • Đau nhẹ khi uống thứ gì đó ngọt
  • Quan sát thấy bề mặt răng của bé xuất hiện vết đen, thậm chí là lỗ hổng nhỏ
  • Răng nhuộm màu nâu đen
  • Hơi thở có mùi khó chịu

>>> Xem thêm: Vì sao bé ăn kẹo bị sâu răng? Và hướng giải quyết cho mẹ

Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu kể trên, ba mẹ nên đưa ngay tới nha sĩ để được xử lý. Trường hợp trẻ bị sâu răng không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hỏng răng, buộc phải nhổ bỏ.

Hình ảnh bé bị sâu răng

Thông thường, cung hàm của con người được chia thành 4 phần, gồm 4 loại răng cơ bản: răng cửa, răng nanh, răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Trên thực tế, dù ở bất vị trí nào nào răng cũng có thể bị sâu. Dưới đây là những hình ảnh sâu răng ở trẻ em giúp ba mẹ nhận biết rõ ràng hơn:

Sâu răng cửa
Sâu răng cửa
Sâu răng nanh
Sâu răng nanh
Sâu răng hàm nhỏ
Sâu răng hàm nhỏ
Sâu răng hàm lớn
Sâu răng hàm lớn

Hình ảnh sâu răng qua từng giai đoạn

Ngoài vị trí, hình ảnh sâu răng còn thể hiện ở ngay trên chiếc răng đó qua từng giai đoạn:

Bề mặt răng bị sâu
Bề mặt răng bị sâu
Sâu răng trong kẽ
Sâu răng trong kẽ
Răng sâu bán phần
Răng sâu bán phần
Răng sâu toàn phần
Răng sâu toàn phần

Nguyên nhân em bé bị sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sâu răng, trong đó đa phần là đến từ những thói quen ăn uống không lành mạnh.

Thói quen ăn nhiều đồ ngọt

Theo thống kê, có đến 70% trẻ bị sâu răng do được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thường xuyên. Các bé luôn thích thú với những đồ ăn, thức uống nhiều đường. Trong khi đó, hầu hết ba mẹ thường đáp ứng mọi nguyện vọng của con, cho rằng con phải ăn nhiều mới mau lớn mà quên rằng tác hại của những thực phẩm này là rất lớn.

Bánh kẹo và thực phẩm chứa nhiều đường nói chung có thể làm thay đổi độ kiềm của nước bọt gây mòn men răng. Từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây sâu răng.

Thói quen ăn nhiều đồ ăn vặt
Thói quen ăn nhiều đồ ăn vặt

Tình trạng sức khỏe

Bé bị sâu răng có thể bắt nguồn từ một căn bệnh mãn tính đang gặp phải. Chẳng hạn như dị ứng, tình trạng này khiến bé phải thở bằng miệng, dẫn đến khô miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng.

Thói quen bú bình vào ban đêm

Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm có nguy cơ cao bị sâu răng sữa. Nguyên nhân là do trong sữa có chứa đường, nếu sau bú trẻ không được vệ sinh răng miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Thiếu Fluoride 

Fluoride là khoáng chất tự nhiên có trong xương và răng của con người. Đối với sức khỏe răng miệng, Fluoride có tác dụng bảo vệ men răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này thường có nhiều trong nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Nhưng trẻ sử dụng nước khoáng không chứa Fluoride hoặc dùng kem đánh răng không chứa Fluoride thường có nguy cơ sâu răng cao hơn các trẻ khác.

Phương pháp điều trị sâu răng trẻ em

Có rất nhiều bé còn rất nhỏ nhưng cả hàm răng đã sún, hỏng nghiêm trọng do sâu răng. Mặc dù răng sữa có tuổi đời ngắn ngủi nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe thể chất của trẻ. Vì vậy, ngay khi bé có dấu hiệu sâu răng, ba mẹ cần tìm cách khắc phục, không nên có suy nghĩ răng sữa sẽ thay, thờ ơ việc điều trị.

Sâu răng không thể tự khỏi, ba mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp được bác sĩ áp dụng:

Điều trị bằng fluoride

Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ bị sâu răng mức độ nhẹ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho bé, nhất là vị trí sâu răng. Sau đó phủ một lớp fluoride dưới dạng bột hoặc gel lên răng để cung cấp khoáng chất cũng như che phủ lỗ sâu. Sau điều trị, bác sĩ khuyến khích mẹ cho bé sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride để giúp khôi phục bề mặt răng hiệu quả hơn.

Điều trị bằng fluoride
Điều trị bằng fluoride

Trám răng

Nếu bé bị sâu răng nhưng chưa gây ảnh hưởng đến tủy, nha sĩ sẽ chỉ định trám răng để bảo vệ phần răng còn lại. Đầu tiên, nha sĩ sẽ làm sạch bề mặt hố rãnh, sau đó làm tăng độ bám dính của bề mặt răng bằng một loại dung dịch. Cuối cùng đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh. Quá trình này được thực hiện vô cùng đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn.

Gắn mão răng

Với trẻ bị sâu răng nghiêm trọng không thể thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ chỉ định gắn mão răng. Mão là một vỏ bọc có hình dạng giống chiếc răng, giúp bảo vệ và phục hồi vỏ tự nhiên của răng. Để gắn được mão, bác sĩ cần phải mài phần răng bị hư và lấy dấu răng bằng cao hoặc bột để phục hình mão. Cuối cùng, chụp mão răng lên để bảo vệ răng khỏi hư hại.

Lấy tủy và trám răng

Với bé bị sâu răng nghiêm trọng gây hư hại tủy, các nha sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ mổ răng bằng cách điều trị tủy. Phần tủy bị viêm sẽ được loại bỏ, làm sạch và trám lại. Tùy vào tình trạng tổn thương, các nha sĩ có thể cân nhắc bọc mão răng cho bé.

Lấy tủy và trám răng
Lấy tủy và trám răng

Nhổ răng

Nhổ răng là phương pháp điều trị cuối cùng được khuyến nghị. Bởi việc loại bỏ răng ở giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu răng bị hư hại quá nặng và không thể phục hồi thì buộc phải mổ để tránh lây lan sang các răng bên cạnh.

Thay đổi chế độ ăn uống có giúp bé ngăn ngừa sâu răng không?

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh cho thấy, thay đổi chế độ ăn uống theo chiều hướng tích cực có thể đảo ngược quá trình sâu răng. Những gì trẻ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa sâu răng. Dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh ở trẻ bao gồm thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất, tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và hạn chế các thực phẩm gây nguy cơ sâu răng, như tinh bột, bánh, kẹo, nước ngọt chứa đường hóa học,…

Xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn của trẻ để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Cho trẻ ăn trái cây tươi và rau xanh thay vì thực phẩm giàu carbohydrate. Bông cải xanh, dưa chuột, cần tây, dưa hấu, lê,… rất giàu chất xơ và chứa ít đường, là những thực phẩm lành mạnh thay thế cho bữa ăn của bé
  • Cho bé uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… để bổ sung canxi tốt cho xương và răng
  • Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường hóa học như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… Đặc biệt là những thức ăn có tính chất dính như bánh bột lọc, kẹo dẻo, kẹo dừa vì chúng có nguy cơ dính răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Nếu ăn những thực phẩm này, mẹ hãy cho bé đánh răng và súc miệng thật sạch sau ăn

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cũng nên lưu ý đến những thói quen thường ngày của bé. Chẳng hạn như:

  • Không để trẻ vừa ngủ vừa ngậm bú hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa Fluoride, giúp con bảo vệ răng miệng
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng
  • Khi trẻ được 1 tuổi hãy cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng một lần để nha sĩ kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng

Mẹo chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách

Để bé có hàm răng chắc khỏe, ba mẹ nên tập cho con thực hiện những thói quen sau:

Đánh răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối.

  • Sau khi đánh răng cần vệ sinh bàn chải đúng cách để tránh vi khuẩn còn bám trên các sợi lông bàn chải
  • Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để giữ lưỡi trẻ luôn sạch sẽ
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý thường xuyên
  • Sau ăn nên cho trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
  • Thay bàn chải mới định kỳ 3 tháng mỗi lần hoặc khi lông bàn chải có hiện tượng tưa
  • Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
  • Hạn chế cho bé ăn ngậm để tránh thức ăn bám vào kẽ răng, gây nguy cơ sâu răng

Bằng cách bắt đầu thói quen vệ răng miệng đúng cách, ba mẹ có thể phòng ngừa được nguy cơ bé bị sâu răng từ sớm. Không chỉ bảo vệ răng sữa mà còn bảo vệ cả hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Nguồn: betterhealth

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/tooth-decay-young-children
Chia sẻ bài viết này