Quá trình thay răng sữa đánh dấu một cột mốc mới trong hành trình khôn lớn của bé. Vậy răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Nhổ răng sữa cho bé như thế nào mới đúng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trình tự thay răng sữa ở trẻ em
Răng sữa là hệ răng đầu tiên của con người, được hình thành và phát triển dần trong nướu ngay từ thời điểm trẻ còn là bào thai. Đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, răng sữa mới chính thức “lộ diện”. Quá trình mọc răng sữa sẽ kéo dài đến khi trẻ được 2.5 – 3 tuổi. Lúc này, hàm răng của bé sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng.
Răng sữa không tồn tại lâu mà sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Đây là quy luật tự nhiên mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Thông thường, khi bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi và thay thế bởi răng vĩnh viễn. Trước khi giải đáp “răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu trình tự thay răng sữa ở trẻ nhé!
- Trẻ từ 6 – 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới
- Trẻ từ 6 – 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên
- Trẻ từ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên
- Trẻ từ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới
- Trẻ từ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất
- Trẻ từ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất
- Trẻ từ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên
- Trẻ từ 9 – 12 tuổi: Thay răng nanh hàm dưới
- Trẻ từ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2
- Trẻ từ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2
Răng sữa lung lay có nên tự nhổ không?
Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng răng sữa lại giữ vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn. Chúng giúp trẻ có thể ăn uống, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Đồng thời, sự có mặt của răng sữa còn giúp trẻ phát âm chuẩn xác, hỗ trợ tốt cho quá trình học nói. Vậy ba mẹ có nên tự nhổ răng sữa khi lung lay không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào vị trí của chiếc răng được thay.
>>> Xem thêm:
Răng sữa mới có dấu hiệu lung lay
Khi răng chỉ mới có dấu hiệu lung lay, ba mẹ không nên tự ý nhổ. Bởi nếu nhổ răng sớm hơn dự kiến, răng vĩnh viễn sẽ không kịp mọc thay thế, dẫn đến hiện tượng mọc lệch lạc, khấp khểnh sau này. Thêm vào đó, nhổ răng sữa sớm còn có thể:
- Gây chảy máu nếu ba mẹ nhổ sai cách
- Gây tổn thương mô nướu, đôi khi còn phải tốn kém hơn để khắc phục
- Gây nhiễm trùng, khiến bé bị đau rất nhiều
Răng sữa lung lay nhiều
Khi răng sữa lung lay nhiều, việc nhổ là cần thiết. Răng sữa nhổ đúng thời điểm sẽ giúp răng vĩnh việc mọc đúng vị trí, cho bé hàm răng đều đẹp. Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm hiểu thêm lý do khiến răng sữa bé lung lay. Có thể do con gặp chấn thương, va đập, mắc các bệnh lý về răng mà gặp chấn thương hay không để biết có nên nhổ. Bởi lúc này, răng sữa lung lay là do sự tác động từ bên ngoài, dẫn đến việc phải nhổ sớm.
Tốt nhất để biết chính xác răng sữa lung lay có nên nhổ không, ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp nhổ răng phù hợp.
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Tùy vào loại răng và công dụng của nó mà thời gian rụng có thể khác nhau. Thông thường, khi bắt đầu lung lay, răng sữa có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để rụng hoàn toàn. Khi một chiếc răng sắp rụng, chúng sẽ phát đi những tín hiệu để bạn có thể nhận biết:
- Nướu, lợi sưng đỏ
- Trẻ có cảm giác ngứa và đau ở chân răng
- Quan sát thấy chân răng trắng hơn do có một chiếc răng đã “nằm chờ” sẵn sàng thay thế
- Sờ vào răng sữa thấy lung lay nhiều hơn, cảm giác đau cũng gia tăng
Vậy để biết được chính xác răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, ba mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu trên. Răng sữa khi đến thời gian thay thế sẽ rất dễ rụng. Để thúc đẩy quá trình này, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ tự đẩy chiếc răng lung lay, bằng cách dùng đầu lưỡi đá chân răng. Việc này sẽ giúp bé khi thay răng bớt đau và chảy máu hơn.
Nhổ răng sữa đúng cách như thế nào?
Bên cạnh thắc mắc “răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ”, nhiều bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến cách nhổ răng sữa để đảm bảo an toàn cho bé! Theo chuyên gia, ba mẹ có thể nhổ răng cho bé tại nhà, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh tay và dụng cụ nhổ sạch sẽ để tránh lây vi khuẩn cho bé
- Động viên tinh thần cho bé để bé không cảm thấy sợ hãi và đau đớn
- Thao tác nhổ cần chính xác, nhanh nhẹn để không làm bé bị đau
Khi đã nắm rõ được những lưu ý này thì ba mẹ có thể tiến hành nhổ răng sữa cho bé theo một trong số các cách dưới đây:
Cách 1: Nhổ răng bằng tay
- Ba mẹ rửa tay thật sạch
- Đặt miếng gạc lên chiếc răng lung lay
- Sử dụng lực tay thật nhanh và mạnh đẩy chiếc răng ra khỏi vị trí ban đầu. Thao tác nhanh, dứt khoát sẽ giảm bớt đau đớn cho bé
- Khi răng sữa đã được nhổ, cho bé súc miệng với nước sạch, rồi ngậm bông băng trong khoảng 15 phút để cầm máu
Cách 2: Nhổ răng bằng chỉ
Đây là cách nhổ răng được rất nhiều ba mẹ áp dụng, vì nó không gây nhiều áp lực cho bé khi như nhổ bằng tay. Khi răng đã lung lay nhiều, mẹ buộc đầu chỉ vào răng. Sau đó dùng lực kéo mạnh. Vậy là công đoạn nhổ răng cho bé đã hoàn thành.
>>> Xem cụ thể: Cách nhổ răng bằng chỉ cho bé
Khi nào cần đến bác sĩ nha khoa?
Bạn chỉ nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà khi chắc chắn răng của bé hoàn toàn khỏe mạnh và lung lay một cách tự nhiên. Trường hợp bé gặp phải một số vấn đề sau thì ba mẹ nên đưa con đến nha sĩ để nhổ răng sữa một cách an toàn:
- Răng sữa lung lay do chấn thương, tai nạn hoặc bị viêm nướu, sâu răng lâu ngày
- Răng vĩnh viễn mọc trong khi răng sữa không có dấu hiệu lung lay, dù chỉ là lung lay nhẹ. Với tình huống này, ba mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà để tránh gây nguy hiểm
- Sau khi nhổ răng tại nhà, vị trí nướu có dấu hiệu nhiễm trùng (gây đau, chảy máu, sưng đỏ) thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được điều trị ngay lập tức
Trên đây là giải đáp “răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?”. Để biết chính xác thời gian nhổ răng, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được tư vấn phù hợp.