Chăm sóc con là một hành trình chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với các mẹ bỉm lần đầu nuôi con. Nhiều mẹ dành sự chú ý đến các cột mốc phát triển đầu đời của bé như tập lẫy, tập bò, biết đi,… Trong khi đó lại có mẹ quan tâm đến quá trình mọc răng của bé. Trong bài viết này, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu thứ tự mọc răng của bé để chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho bé nhé!

Trẻ mấy tháng mọc răng?
Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Đây là giai đoạn bé chuyển từ ăn dặm thức ăn dạng lỏng sang ăn thô. Rất nhiều điều thú vị của bé sẽ được bộc lộ trong giai đoạn này.
Thứ tự mọc răng của bé như thế nào? Thông thường, con yêu sẽ mọc răng chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa sẽ hoàn tất khi trẻ 2 – 3 tuổi, với 20 chiếc răng xinh. Sau đó sẽ đến với giai đoạn mọc răng vĩnh viễn, hệ gồm 28 – chiếc răng.
>>> Tìm hiểu thêm: 9 dấu hiệu trẻ mọc răng cần nhận biết sớm
Tuy vậy, một số bé lại mọc răng rất sớm, khoảng từ 3 tháng tuổi. Số trẻ khác lại mọc răng muộn, hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu sắp mọc răng. Nguyên nhân rất có thể đến từ cấu trúc răng hoặc do di truyền nên bé mọc sớm hoặc trễ hơn bạn bè cùng trang lứa. Dù mọc răng sớm hay mọc răng muộn thì thứ tự mọc răng của trẻ cũng theo một trật tự nhất định.
Thứ tự mọc răng của bé như thế nào?
Con người có 2 hệ răng là răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên, được mọc ở giai đoạn trẻ đang bú mẹ. Trong khi đó, răng vĩnh viễn là những chiếc răng không thể thay thế. Chúng được mọc lên sau khi các răng sữa rụng đi. Thứ tự mọc răng của hai hệ răng này là khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé!
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc. Có thể thấy, nếu răng sữa bị sâu thì việc mọc răng vĩnh viễn cũng bị ảnh hưởng. Để chăm sóc răng bé đúng cách, trước tiên ba mẹ cần nắm được trình tự mọc răng của bé.

Trong 3 năm đầu đời, bé sẽ phát triển 5 loại răng, răng cửa, răng cửa bên, răng hàm đầu tiên, răng hàm thứ hai và răng nanh. Dưới đây là thứ tự mọc răng cụ thể:
- 6 – 10 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng của dưới
- 8 – 12 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng (thỏ) của trên
- 9 – 13 tháng tuổi: Hàm trên của bé sẽ có đủ 4 chiếc răng cửa khi 2 chiếc răng cửa số 2 phía trên sẽ bắt đầu nhú mầm
- 10 – 16 tháng tuổi: Bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa số 2 hàm dưới. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có kha khá chiếc răng xinh để khoe rồi!
- 13 – 19 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, thứ tự mọc răng của bé tiếp theo là 2 chiếc răng hàm trên. Hai chiếc răng này cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên
- 14 – 18 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng hàm dưới, nằm cùng vị trí như 2 răng hàm trên
- 16 – 22 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên. Vậy là hàm trên của bé sẽ được lấp đầy vị trí bỏ trống này
- 17 – 23 tháng tuổi: Tiếp theo là 2 chiếc răng nanh hàm dưới. Bây giờ, bé yêu của bạn đã có một nụ cười tàn răng là răng rồi!
- 23 – 31 tháng tuổi: Bé chiếc răng hàm phía dưới cuối cùng đã được mọc. Trong lần mọc răng này, bé yêu sẽ không còn xuất hiện các triệu chứng khó chịu nữa. Dường như cơ thể bé đã quen với điều này
- 25 – 33 tháng tuổi: Và cuối cùng là hai chiếc răng hàm trên. Bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa khi lên 3 tuổi
Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của trẻ
Răng sữa của bé sẽ tồn tại được khoảng 3 năm. Đến khi bé 6 tuổi sẽ bắt đầu đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Loại răng này sẽ đồng hành cùng bé trong suốt quá trình phát triển về sau. Nếu gãy răng vĩnh viễn thì sẽ không thể mọc lại được nữa. Bộ răng vĩnh viễn trung bình sẽ có 32 chiếc răng, được chia mỗi cung hàm 16 chiếc. Trong một số trường hợp, răng hàm số 3 – thường gọi là răng khôn sẽ không mọc ra. Do đó, trẻ sẽ có một bộ răng vĩnh viễn gồm 28 chiếc.
>>> Giải thích: Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc là tại sao?

Thứ tự mọc răng của bé cũng giống như răng sữa. Song thời gian mọc răng ở mỗi bé là khác nhau. Cụ thể như sau:
- 6 – 8 tuổi: Chiếc răng đầu tiên được thay thế bằng răng vĩnh viễn là răng cửa
- 10 – 12 tuổi: Bé bắt đầu mọc răng nanh
- 9 – 11 tuổi: Răng hàm nhỏ bắt đầu được thay bằng răng vĩnh viễn
- 10 – 12 tuổi: Cuối cùng, là chiếc răng hàm lớn được thay
- 17 – 25 tuổi: Răng hàm thứ ba (răng khôn) sẽ được mọc (có thể có hoặc không)
Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có ảnh hưởng gì không?
Thực tế, độ tuổi mọc răng của bé khá rộng. Có bé mọc những chiếc răng đầu tiên từ lúc 3 – 4 tháng tuổi hoặc muộn nhất là 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé lại mọc răng nằm ngoài phạm vi này, dẫn đến thứ tự mọc răng của bé có đôi chút xáo trộn. Nguyên nhân tác động đến quá trình mọc răng của trẻ thường do vấn đề thể chất hoặc di truyền:
- Yếu tố di truyền: Điều này có nghĩa, nếu ông bà, bố mẹ bị mọc răng sớm hoặc muộn thì trẻ sinh ra sẽ thừa hưởng gen này nên thời điểm mọc răng cũng sẽ không theo trình tự bình thường
- Yếu tố dinh dưỡng: Nếu bé bú kém, dinh dưỡng không đầy đủ thì khả năng mọc răng chậm cũng sẽ cao hơn
- Thiếu canxi và vitamin D: Mọc răng sớm hoặc muộn cũng phụ thuộc rất lớn vào lượng canxi và vitamin D mà cơ thể trẻ hấp thụ được. Các nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất này là trẻ sinh non, trẻ có chế độ ăn uống kém, trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,…
Nếu bố mẹ lo lắng rằng việc về việc răng của con mọc sớm hay muộn có gây ra vấn đề cho sức khỏe, hãy trao đổi kỹ hơn với nha sĩ nhé! Ngoài ra, hãy chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của bé để răng bé mọc lên chắc khỏe.
>>> Xem nhiều hơn: Trẻ mọc răng sớm có sao không? Chăm sóc răng bé mọc sớm
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ phải trải qua rất nhiều sự phiền toái, chẳng hạn như chảy dãi nhiều hơn, đau nướu, sưng lợi, sốt, tiêu chảy,… Để làm giảm bớt sự khó chịu này, mẹ hãy áp dụng ngay những cách sau:
Xoa dịu cơn đau cho bé
Lợi của bé sẽ bị nứt ra trong quá trình mọc răng. Cảm giác này không hề dễ dàng với trẻ. Để xoa dịu, mẹ có thể sử dụng ngón tay chà nhẹ nhàng lên phần nướu đau của bé. Lưu ý, vệ sinh tay của mẹ thật sạch để tránh vi khuẩn, virus lây lan. Ngoài ra, cho trẻ ngậm vòng mọc răng bằng cao su mềm cũng là giải pháp giúp giảm đau nướu, cũng như hạn chế thói quen ngậm mút tay hay cắn vật cứng của bé.

Uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn
Theo thứ tự mọc răng của bé, nhưng chiếc răng đầu tiên bao giờ bé cũng bị sốt. Trường hợp sốt nhẹ, mẹ chỉ cần chườm ấm và theo dõi nhiệt độ. Với trẻ sốt trên 38.5 độ C, kèm theo biểu hiện ho, buồn nôn, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên cho bé uống đủ nước ấm và nước bù điện giải để tránh tình trạng mất nước, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Nước dãi của trẻ sẽ chảy nhiều hơn trong quá trình mọc răng. Vì vậy, bố mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt để hạn chế sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn, virus. Hãy bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn mềm, sau đó chuyển sang dùng bàn chải lông mềm. Thời gian đầu, bé chắc chắn sẽ khó hợp tác, mẹ hãy giải thích với bé về những lợi ích của việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ để bé hiểu và thích thú hơn với hoạt động này nhé!

Dinh dưỡng cho trẻ khi đang mọc răng
Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, tránh món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, cần bổ sung thêm cho trẻ canxi và vitamin D3 trong dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số loại thức ăn đảm bảo tiêu chí dễ ăn, dễ hấp thụ và đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ tham khảo:
- Thực phẩm xay nhuyễn: Trái cây và rau củ nghiền, cháo, súp,…
- Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng: Mẹ có thể tự làm hoặc tìm mua trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé
- Các loại rau nấu chín mềm: Cà rốt, súp lơ, khoai tây, khoai lang,…
- Đồ uống mát: Sữa, nước ép trái cây,…
Một số lưu ý về thứ tự mọc răng của bé
Thứ tự mọc răng của trẻ có thể diễn ra không theo đúng trình tự. Điều này hoàn toàn bình thường và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, với những trường hợp cá biệt như đẻ ra đã có răng hoặc hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng thì ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và phát hiện vấn đề đang gặp phải.
Ngoài ra, trong quá trình mọc răng, nếu bé xuất hiện các biểu hiện bất thường dưới đây, ba mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa:
- Sốt cao liên tục
- Tiêu chảy kéo dài
- Nướu tụ máu rất lâu hoặc không thuyên giảm khi đã áp dụng nhiều phương pháp
- Béo kéo tai và má liên tục
Bên cạnh việc theo dõi thứ tự mọc răng của bé, các mẹ hãy quan tâm đến việc bổ sung canxi cho răng bé chắc khỏe. Hy vọng những chia sẻ của bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!
Tìm kiếm khác: thứ tự mọc răng sữa, thứ tự mọc răng của trẻ, thứ tự mọc răng ở trẻ, trình tự mọc răng của bé, thứ tự mọc răng vĩnh viễn,…
Nguồn: betterhealth vic