Nội dung chính

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Trẻ chậm mọc răng là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng phụ huynh cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng để giúp hỗ trợ bé tốt nhất cho quá trình mọc răng. Vậy trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì

Vì sao bé chậm mọc răng?

Về lý thuyết, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành đầy đủ 20 chiếc răng khi bé ở độ tuổi 2.5 – 3. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bé nào cũng có lịch trình mọc răng như vậy. Có em bé mọc răng rất sớm, từ 3 – 4 tháng tuổi, nhưng cũng có bé hơn 1 tuổi vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng. Vậy nguyên nhân gì khiến bé mọc răng muộn? Trước khi giải đáp “trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?”, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố tác dụng khiến lịch trình mọc răng của bé bị trì hoãn nhé!

  • Di truyền: Ba, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử chậm mọc răng thì bé cũng thừa hưởng những đặc điểm đó!
  • Sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh thiếu tháng hoặc nhẹ cân thường mọc răng muộn hơn so với bé sinh đủ tháng và đủ cân
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng: Vi khuẩn, nấm phát triển trong khoang miệng có thể gây viêm nướu, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng bình thường của trẻ
  • Thiếu chất: Trẻ chậm mọc răng có thể do thiếu canxi, vitamin K2, vitamin D để phát triển các mầm răng
  • Suy dinh dưỡng: Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm phát triển chiều cao, cân nặng, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc,… thì chậm mọc răng có thể suy dinh dưỡng
  • Một số nguyên nhân khác: Bé gặp chấn thương, răng bị va đập hoặc mắc một số bệnh lý bẩm sinh như hội chứng Down, bệnh về tuyến giáp, tuyến yên,…
Bé chậm mọc răng do rất nhiều nguyên nhân
Bé chậm mọc răng do rất nhiều nguyên nhân

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé chậm mọc răng

Dù bé mọc răng muộn vì bất cứ nguyên nhân gì, ba mẹ nên đưa đến bệnh viện để được nha sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé một cách hợp lý và khoa học hơn. Dựa vào trên những nguyên tắc xây dựng thực đơn, ba mẹ sẽ biết trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé
  • Cho bé ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D, canxi để hỗ trợ quá trình xây dựng cấu trúc xương và răng
  • Bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C, giúp cải thiện hệ miễn dịch nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng
  • Omega 3 giúp hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp xương và răng chắc khỏe. Vì vậy, đây cũng là dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn của bé mọc răng muộn
  • Protein là yếu tố tạo hình chính của cơ thể, tham gia vào hầu hết các chức năng của cơ quan, bao gồm cả răng. Vì vậy, sự phát triển của răng cần có các chất dinh dưỡng như protein 

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Bé chậm mọc răng nên bổ sung gì? Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm ba mẹ nên tăng cường bổ sung cho bé trong giai đoạn mọc răng:

Hải sản

Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… cung cấp những khoáng chất cần thiết, đặc biệt là hàm lượng canxi cao tốt cho quá trình mọc răng của bé. Trong đó, cá hồi nên là thực phẩm ưu tiên, không chỉ giàu canxi mà thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất béo có lợi cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, cá thu cũng là gợi ý tuyệt vời khi thực phẩm này có chứa cả canxi và vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn hải sản phù hợp với lứa tuổi.

Hải sản
Hải sản

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nếu mẹ hỏi “trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?”, Fitobimbi xin đáp, sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,… là những thực phẩm hoàn hảo có thể tham khảo. Hẳn các mẹ đều biết, sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin tuyệt vời. Hai dưỡng chất này được xem như chìa khóa giúp xương và răng phát triển bền vững.

Không chỉ vậy, chúng còn góp phần vào quá trình hình thành cấu trúc răng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong giai đoạn mọc răng, ba mẹ nên cho bé uống 500 – 800ml/ngày. Đồng thời lưu ý không pha chung sữa với các loại chất lỏng khác như nước khoáng, nước canh, nước ép trái cây,… để tránh giảm hấp thụ canxi.

Bên cạnh sữa, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua,… cũng là lựa chọn thú vị, giúp đa dạng bữa ăn, cho bé ăn ngon miệng hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trứng

Trẻ chậm mọc răng nên ăn gì? Câu trả lời đó là trứng. Đây là thực phẩm hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung cho bé. Trứng cung cấp nguồn canxi dồi dào, không chỉ giúp xương răng chắc khỏe mà còn bảo vệ khỏi các bệnh lý thường gặp. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng còn chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Quả bơ

Bơ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bé, đặc biệt là hàm lượng chất béo dồi dào. Không chỉ tốt hoạt động của trí não và thị giác, chất béo trong bơ còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ. Qua đó thúc đẩy quá trình mọc răng của trẻ diễn ra đúng theo quy luật thông thường.

Cách chế biến bơ rất đơn giản, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn hoặc cắt lát là có thể cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ có thể thêm dầu quả bơ trong cháo hoặc bột để cung cấp thêm chất béo cho trẻ.

Quả bơ
Quả bơ

Các loại đậu và hạt

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Ngoài quả bơ, mẹ có thể tìm kiếm nguồn cung cấp chất béo tốt cho trẻ từ các loại đậu và hạt. Đặc biệt các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng còn chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mọc răng của bé.

Rau màu xanh đậm

Rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Không chỉ giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, rau xanh còn chứa nhiều khoáng chất có lợi cho quá trình mọc răng của bé. Ứng cử viên đầu tiên phải kể tới đó là súp lơ xanh, với rất nhiều dưỡng chất như vitamin D, canxi, sắt, chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, mẹ cũng đừng bỏ qua các loại rau có màu xanh đậm khác như rau bina, rau cải, đậu Hà Lan, rau đay,,… để bé có thể làm quen được với nhiều thực phẩm, giúp hấp thụ đa dạng dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể.

Rau màu xanh đậm
Rau màu xanh đậm

Rau củ quả màu đỏ, vàng

Nhiều nghiên cứu khuyến khích mọi người nên bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn. Tuy nhiên, đừng bỏ qua các loại rau củ màu vàng, đỏ nhé! Những loại rau này được chứng minh là chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể cho bé ăn bí đỏ để bổ sung vitamin A và vitamin C. Ngoài ra, khoai lang, cà rốt, ớt chuông cũng là thực phẩm chứa hàm lượng lớn hai loại vitamin này.

Thịt xay

Các loại thịt xay như thịt bò, thịt gà, thịt heo là nguồn cung cấp sắt, chất đạm và vitamin B dồi dào. Những thực phẩm này có thể đảm bảo cho bé có đủ dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày để vừa phát triển và duy trì hoạt động, vừa thúc đẩy quá trình mọc răng. Mẹ nên chế biến các loại thịt theo cách thức khác nhau tùy vào độ tuổi của bé.

Thịt xay
Thịt xay

Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là thành phần quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ giúp bé phòng ngừa được các bệnh lý đường hô hấp, ôm vặt – gây cản trở quá trình mọc răng. Từ đó tạo điều kiện để xương và răng phát triển. Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Các loại trái cây giàu vitamin C phải kể đến như dâu, bưởi, quýt, cam,….

Thực phẩm giàu vitamin K2

Theo nghiên cứu, vitamin K2, cụ thể là loại MK7 đảm nhận việc đưa canxi từ máu vào xương và răng. Vì vậy, nếu thiếu hụt MK7, canxi sẽ đào thải ra ngoài mà không đi được tới nơi “đích” là xương, răng. Mẹ có thể bổ sung vitamin K2 cho bé từ các thực phẩm như cải xoăn, cải bó xôi, phô mai, sữa tươi, thịt bò, thịt gà,…

Thực phẩm giàu vitamin K2
Thực phẩm giàu vitamin K2

Trẻ chậm mọc răng không nên ăn gì?

Trẻ trong độ tuổi mọc răng cần hạn chế những thực phẩm sau:

  • Thức ăn, đồ uống lạnh: Làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng
  • Bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường: Tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ và nhiều vấn đề về răng miệng khác
  • Không nên cho trẻ uống sữa, nước trái cây bằng bình vì điều đó làm kéo dài thời gian tiếp xúc với axit và đường từ thức uống

Trên đây là giải đáp “trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bé trong hành trình chăm sóc bé.

Chia sẻ bài viết này