Nội dung chính

Trẻ mọc răng muộn: Nguyên nhân và cách cải thiện

Hẳn các mẹ sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy những chiếc răng xinh xinh của con yêu bắt đầu nhú lên. Thế nhưng nhiều bé đến tuổi mà vẫn chưa mọc răng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy trẻ chậm mọc răng có sao không? và cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ!

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Biểu hiện và cách chăm sóc

trẻ mọc răng muộn

Lịch mọc răng bình thường ở trẻ

Mọc răng chính là cột mốc đánh giá giai đoạn bé chuyển từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn dạng thô. Thông thường, trẻ mọc chiếc răng đầu tiên vào 6 tháng tuổi và sau 3 năm quá trình mọc răng sẽ kết thúc với 20 chiếc răng xinh xinh.

Thông thường, theo đúng như quy trình mọc răng của bé, răng cửa sẽ là chiếc răng mọc đầu tiên, sau đó đến răng hàm, răng nanh. Thế nhưng, đôi khi quá trình mọc răng của trẻ lại không đúng như tuần tự mà bị đảo lộn. Bé mọc răng nanh trước răng hàm là tình trạng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp, thông thường cứ 10 trẻ thì sẽ có 2 trẻ răng mọc không đúng quy trình chuẩn.

Tuy nhiên, tình trạng bé mọc răng nanh trước các răng khác cùng hàm không có gì đáng lo ngại đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Nhiều trường hợp mọc răng nanh trước răng hàm và răng cửa nhưng trẻ vẫn phát triển bình thường, cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Sơ đồ răng vĩnh viễn của trẻ và lời khuyên chăm sóc từ nha sĩ

Lịch mọc răng, thay răng của trẻ
Lịch mọc răng, thay răng của trẻ

Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ như sau:

  • 6 – 10 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên
  • 8 – 12 tháng tuổi: Bé sẽ mọc 2 chiếc răng thỏ – răng cửa trên trông rất dễ thương
  • 9 – 13 tháng tuổi: Xuất hiện tiếp theo là thêm 2 chiếc răng cửa phía trên. Trong giai đoạn này, hàm trên của trẻ đã có 4 chiếc răng cửa xinh xắn
  • 10-16 tháng tuổi: Tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới.
  • 13 – 19 tháng tuổi: Xuất hiện 2 chiếc răng hàm đầu tiên, mọc ở vị trí phía trong của hàm. Lúc này, bé có thể khoe được kha khá chiếc răng khi cười
  • 14 – 18 tháng tuổi: Bé thêm 2 chiếc răng hàm dưới. Cũng giống như 2 chiếc răng trên, chúng sẽ mọc ở phía trong của hàm
  • 16 – 22 tháng tuổi: 2 vị trí còn trống ở hàm trên sẽ được lấp đầy bởi 2 chiếc răng nanh
  • 17-23 tháng tuổi: Tiếp theo là 2 chiếc răng nanh hàm dưới bắt đầu nhú lên. Bây giờ trẻ đã có một nụ cười toàn răng!
  • 23 – 31 tháng tuổi: Bé sẽ mọc thêm 2 chiếc răng hàm phía dưới
  • 25 – 33 tháng tuổi: Bé sẽ hoàn thiện nốt 2 chiếc răng hàm trên cùng. Vậy theo đúng quy trình mọc răng của bé thì đúng 3 tuổi trẻ sẽ có một nụ cười với đầy đủ 20 chiếc răng sữa

Quy trình trẻ mọc răng là vậy, thế nhưng mỗi trẻ có mốc phát triển không giống nhau, có bé mọc răng sớm, nhưng cũng có bé chậm mọc răng. Trong đó, trẻ chậm mọc răng khiến bố mẹ lo lắng hơn cả.

Như thế nào được coi là trẻ mọc răng muộn?

Trẻ chậm mọc răng sữa được xem là tình trạng khá phổ biến. Căn cứ theo quá trình mọc răng của một em bé bình thường, nếu bé nhà bạn hơn 1 tuổi mà răng vẫn chưa mọc thì sẽ được xem là trẻ mọc răng muộn.

Trẻ chậm mọc răng nhưng không đi kèm với biểu hiện bất thường về sức khỏe, trẻ vẫn phải triển bình thường thì nguyên nhân có thể do sinh lý. Ngược lại, nếu trẻ mọc răng muộn kèm theo triệu chứng gầy gò, ốm yếu, chậm phát triển cân nặng và chiều cao, đổ mồ hôi nhiều, ngủ không sâu giấc thì nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của bé chưa thích hợp. 

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Trẻ mọc răng chậm hơn bạn bè cùng tuổi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng khi không biết con đang gặp phải vấn đề gì?

 Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là khiến trẻ chậm mọc răng:

Do thiếu canxi

Trẻ mọc răng chậm rất có thể là do thiếu canxi. Chắc hẳn, các mẹ đều biết canxi là một thành phần quan trọng cấu tạo lên xương và răng. Vì vậy, việc thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm mọc răng.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường rất hiếm trường hợp bị thiếu canxi. Trừ trường hợp mẹ ăn uống kiêng khem, không bổ sung đủ dưỡng chất khi cho con bú. Tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ sẽ phổ biến hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. 

Trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi
Trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi

Do thiếu Vitamin D

Vitamin D là thành phần quan trọng giúp cơ thể hấp thụ Canxi. Do đó, nếu trẻ thiếu Vitamin D thì dù đáp ứng đủ nhu cầu Canxi, trẻ vẫn không thể hấp thụ. Vì vậy, bổ sung Canxi bao giờ cũng đi kèm với Vitamin D.

Do suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng có thể khiến trẻ mọc răng muộn. Bé không thể phát triển một cách toàn diện do nguồn thực ăn hàng ngày không bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời điểm trẻ mọc răng khi nào bị sai lệch, không theo quy trình. Trẻ chậm mọc răng, kèm theo các chỉ số chiều cao và cân nặng thấp hơn bình thường chính là những dấu hiệu điển hình của tình trạng suy dinh dưỡng.

Trẻ sinh non

Những đứa trẻ sinh thiếu tháng hoặc sinh non khả năng thời gian mọc răng sẽ chậm hơn so với những đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng.

Hormone

Khi tuyến yên và tuyến giáp không sản sinh đủ hormone cho cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ dẫn đến mọc răng muộn.

Chấn thương

Xương hãm bị chấn thương có thể gây hỏng chồi răng bên trong nước. Từ đó dẫn tới tình trạng không mọc hoặc chậm mọc răng.

Yếu tố di truyền

Gen di truyền là yếu tố có thể ảnh hưởng đến quy trình mọc răng, khiến trẻ mọc răng muộn. Nếu trong gia đình có người gặp phải tình trạng này thì không có gì ngạc nhiên khi trẻ bị chậm mọc răng. Bố mẹ hãy xác định thông tin này để biết bé chậm mọc răng có phải do nguyên nhân di truyền.

Trẻ chậm mọc răng có thể liên quan đến yếu tố di truyền
Trẻ chậm mọc răng có thể liên quan đến yếu tố di truyền

Do yếu tố bên ngoài

Ngoài những nguyên nhân trên, bé mọc răng muộn còn do một số bệnh lý về răng miệng, gây viêm nhiễm. Nếu nướu của bé bị tổn thương, quy trình mọc răng của cũng ít nhiều bị thay đổi.

Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Tình trạng trẻ mọc răng muộn không quá đáng ngại nhưng không vì thế là bố mẹ coi thường. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu sau này về thẩm mỹ cũng như sức khỏe của trẻ:

  • Răng sữa mọc quá chậm có thể khiến vị trí mọc của răng không chính xác, khiến hàm răng vĩnh viễn bị xô lệch
  • Nếu đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn mà răng sữa vẫn chưa mọc hết sẽ khiến trẻ có 2 hàm răng tồn tại cùng một lúc, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
  • Trẻ chậm mọc răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Do đó, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm quanh thân răng,…

Trẻ chậm mọc răng phải làm sao?

Dưới đây là một vài lời khuyên cho các mẹ có con mọc răng sữa chậm:

Đối với mẹ

Dinh dưỡng của mẹ trong suốt quá trình mang thai và cho con bú ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Đặc biệt là canxi, sắt, phốt pho và các vitamin.

Mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày
Mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng hàng ngày

Đối với trẻ

  • Để cải thiện tình trạng trẻ chậm mọc răng, mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng sớm để hấp thụ Vitamin C giúp hệ cơ xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng mọc răng muộn
  • Nên khuyến khích bé vận động nhẹ để kích thích bé ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn
  • Tập cho bé thói quen ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh ăn vặt khiến trẻ lười ăn bữa chính
  • Trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, mẹ cần tăng cường bổ sung vào thực đơn những món ăn chứa chất đạm, chất béo, tinh bột, đường,…
  • Bổ sung canxi: Mẹ nên ưu tiên bổ sung canxi nano cho trẻ, thay vì các loại canxi thông thường. Canxi nano có kích thước rất nhỏ, khả năng hấp thụ cao gấp 200 lần so với canxi thông thường. Do đó khi được dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ được thấm thấu hết vào máu
Bổ sung canxi cho bé đầy đủ
Bổ sung canxi cho bé đầy đủ

Nhu cầu canxi của trẻ sẽ khác nhau tùy theo từng độ tuổi:

Độ tuổiNhu cầu canxi mỗi ngày (mg/ngày)
0 đến 6 tháng tuổi210 mg
6 đến 12 tháng tuổi270 mg
1 đến 3 tuổi500 mg
4 đến 8 tuổi800 mg
  • Bổ sung Vitamin D: Để giúp trẻ hấp thụ canxi, mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ Vitamin D. Một số thực phẩm giàu Vitamin D mẹ cần bổ sung vào thực đơn của bé là: nấm, cá, trứng, pho mát, sữa tươi nguyên kem, yến mạch, nước cam, tôm, gan bò,…

Nhu cầu Vitamin D cho bé như sau:

Độ tuổiNhu cầu Vitamin D mỗi ngày (IU/ngày)Không vượt quá/ngày (IU/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi400 IU1000 IU
6 đến 12 tháng tuổi400 IU1500 IU
1 đến 3 tuổi600 IU2500 IU
4 đến 8 tuổi600 IU3000 IU

Ngoài các dinh dưỡng cần bổ sung, trẻ mọc răng muộn cũng cần kiêng một số thực phẩm sau: đồ uống lạnh, đồ ăn có vị chua,… Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý đến hàm lượng photpho bổ sung cho bé. Bởi nếu cho trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ gây ra tình trạng giòn răng, dễ vỡ, hại men răng. Photpho có nhiều trong rau củ, ngũ cốc,… Vì thế mẹ cần thường xuyên thay đổi thực đơn để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Khi nào trẻ chậm mọc răng cần đi bác sĩ?

Không phải mọi trường hợp trẻ chậm mọc răng đều đáng lo ngại. Tuy vậy, nếu sau 13 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, giấc ngủ, tốc độ tăng cân,… để biết con có bị chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa hay không. Trong trường hợp trẻ mọc răng chậm kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như táo bón, khó thở, nhịp tim bất thường, phụ huynh hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Đa phần các bậc phụ huynh còn khá mù mờ trong việc xác định tình trạng răng miệng của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám nha khoa. Điều này sẽ giúp phụ huynh nắm được quy trình mọc răng của trẻ và phát hiện được nguy cơ khiến bé chậm mọc răng. 

Trên đây là những vấn đề xoay quanh tình trạng trẻ mọc răng muộn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Nguồn: healthline

https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/when-to-worry-about-baby-teeth-not-coming-in
Chia sẻ bài viết này