Nội dung chính

Có nên cho trẻ mút tay? Trẻ mút tay có tốt không?

Trẻ sơ sinh mút tay là biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Vậy thói quen này lợi hay hại, có nên cho trẻ mút tay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

>>> 8 mẹo giúp bé hết mút tay cực kỳ hiệu quả

>>> Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?

Bé mút tay nhiều - Có nên cho trẻ mút tay không
Bé mút tay nhiều – Có nên cho trẻ mút tay không

Nguyên nhân trẻ mút tay

Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những sở thích rất đời thường của trẻ. Hành động này là biểu hiện cho nhiều cảm xúc của trẻ. Dưới đây là những lý giải vì sao trẻ mút tay:

Đói bụng

“Có nên cho trẻ mút tay không?”. Trước khi giải đáp điều này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ có hành động này nhé! Đầu tiên, trẻ mút tay có thể đang muốn nói với bạn rằng chúng đói. Mút tay làm cho trẻ thấy sảng khoái, dễ chịu như được tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ. Phản xạ này được hình thành từ giai đoạn tuần thứ 5 của thai kỳ và sẽ biến mất khi bé được 3 – 5 tuổi.

Bé mút tay do đói bụng
Bé mút tay do đói bụng

Tự làm dịu bản thân

Theo Mayo Clinic, mút ngón tay khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn trong những lúc căng thẳng, lo sợ. Lúc trẻ mút tay sẽ kích thích não sản sinh ra chất endorphin, giúp cơ thể được thư giãn, tương tự như khi được ăn những món ăn trẻ yêu thích. Thói quen này kéo dài có thể khiến trẻ có hành động mút tay khi chúng cần được xoa dịu hoặc trong lúc ngủ.

Mọc răng

Trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4. Mọc răng khiến bé đau, rát nướu. Việc ngậm mút tay có thể giúp trẻ giảm bớt cảm giác này. Vì vậy, nếu thấy bé thường nhét tay vào miệng, đó có thể là dấu hiệu răng bé sắp mọc.

Có nên cho trẻ mút tay không?

90% trẻ sơ sinh đều có thói quen mút tay và lâu dần sẽ rất khó bỏ. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh mút tay hay không?

Lợi ích từ thói quen mút tay

Trẻ sơ sinh mút tay có tốt không? Cùng tìm hiểu qua một số lợi ích từ thói quen này nhé!

Cảm giác, tâm lý thoải mái

Bú mẹ là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể mẹ bận bịu nên cho bé bú muộn. Do đó, đối diện với chiếc bụng đói meo, bé chọn cách mút tay để thỏa mãn cơn nghiền của mình. Mút tay cho bé cảm giác thoải mái, bình yên, không gào khóc, cáu kỉnh,…

Thúc đẩy phát triển thần kinh

Mút ngậm tay có tác dụng kích thích vị giác, khứu giác và cảm xúc giác. Đồng thời giúp bé ngậm chặt đầu ti mẹ và bú tốt hơn.

Mút tay mang đến cho bé cảm giác thoải mái, an toàn
Mút tay mang đến cho bé cảm giác thoải mái, an toàn

Tín hiệu của sự phát triển trí lực

Khi bé có thể đưa ngón tay vào miệng, chứng tỏ chúng đã biết cử động, di chuyển tay theo ý muốn. Vì vậy, đây có thể là tín hiệu tốt cho thấy sự phát triển về trí lực ở trẻ.

Tác hại từ thói quen mút tay

“Có nên cho trẻ mút tay không?”, nhiều bà mẹ lo sợ việc trẻ mút tay thường xuyên có thể.

dẫn đến những vấn đề về vệ sinh. Trên thực tế, tác hại của mút tay không chỉ nằm ở vấn đề này.

Ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt

Khi bé đưa tay vào miệng sẽ gây tác động ra trước, sau và lên trên, xuống dưới trong khoang miệng. Nếu tần suất mút tay của bé tăng cao, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt, cũng như cấu trúc răng. Từ đó dẫn đến một số tình trạng như hô, móm, lệch khớp cắn,…

Dễ lây nhiễm

Tay, chân là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn, vi trùng. Bởi vậy, thói quen đưa tay vào miệng khiến tác nhân xấu dễ dàng xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Nếu hệ miễn dịch của bé không tốt, rất có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm.

Thói quen mút tay khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Thói quen mút tay khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Ngón tay dễ bị thương

Có nên cho trẻ mút tay không? Bé mút tay nhiều và lâu không chỉ làm đầu ngón tay bị tổn thương mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương tay. Đặc biệt là khi bé có răng mà vẫn chưa cai được thói quen này.

Không tốt cho sự phát triển tính cách

Có rất nhiều bé nghiền mút tay và coi như “món ăn” khoái khẩu. Nhất là có bé còn coi đây là trò chơi đùa nghịch với chính bản thân mình. Do đó, bé sẽ hạn chế tham gia các hoạt động khác, chỉ thích mút tay cả ngày. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và sự hình thành tính cách của bé.

Có thể thấy, bên cạnh những mặt lợi, những tác hại của việc mút tay mang đến với trẻ cũng rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ từ bỏ thói quen này khi chúng lớn. Trường hợp bé lớn mà vẫn mút tay hoặc tần suất mút tay kéo dài và thường xuyên, thì cha mẹ mới cần lo lắng.

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Cách đo thế nào

Cha mẹ nên làm gì để trẻ bỏ tật mút tay?

Thói quen mút tay phổ biến ở trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này, bé có xu hướng nhét bất cứ đồ vật gì vào miệng, bao gồm cả ngón tay. Phần lớn hành vi này ở trẻ thường bắt nguồn từ cảm giác lo lắng hoặc buồn chán. Sau đó, theo thời gian, hành vi này mới trở thành thói quen khó bỏ. Để giảm thiểu trẻ mút tay, ngậm tay, trước tiên mẹ cần đảm bảo cho trẻ sinh hoạt trong môi trường ấm áp, quan tâm. Khi thấy bé sắp mút tay, mẹ có thể ôm bé vào lòng, vỗ về và dùng tay cầm lấy tay trẻ để trẻ  không mút nữa.

Ngoài ra, mẹ có thể thu hút sự chú ý của trẻ sang một trò chơi khác mà phải dùng cả hai tay để tham gia, chẳng hạn như mặc áo cho búp bê, ném bóng,…

Bên cạnh đó, mẹ còn có thể áp dụng một số mẹo vặt để hạn chế trẻ mút tay sau:

  • Đeo găng tay trùm cho trẻ khi ngủ
  • Dùng băng ý tế quấn quanh ngón tay
  • Bôi dung dịch có vị mà trẻ không thích vào đầu ngón tay (đắng, chua)
  • Cho trẻ ngậm núm ti giả để hạn chế mút tay

Với trẻ lớn, cha mẹ tuyệt đối không được áp dụng những biện pháp “bạo lực” tác động đến tâm lý của bé. Hãy nhẹ nhàng giải thích tác hại của thói quen này. Không nên quát mắng, quở trách, bởi điều này sẽ làm trẻ sợ hãi, căng thẳng khiến trẻ mút tay nhiều hơn.

Trên đây là giải đáp “có nên cho trẻ mút tay không?”. Nhìn chung, mút tay không xấu nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì cha mẹ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt với trường hợp trẻ lớn, khó cai mút tay, bạn nên nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý để dễ dàng giải quyết tình trạng này.

Cụm từ tìm kiếm: có nên để trẻ mút tay, có nên cho trẻ sơ sinh mút tay, có nên cho trẻ mút tay không, co nen cho tre mut tay, trẻ sơ sinh mút tay có tốt không,…

Chia sẻ bài viết này