Nội dung chính

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Khi nhìn thấy con mình có những mảnh sần sùi trên da đầu, mẹ có thể hoảng sợ vì không biết nó đến từ đâu. Nhưng mẹ đừng lo lắng, đây là hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh và nó vô hại không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu trên đầu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da tiết bã. Đây là tình trạng xuất hiện những mảng bám màu vàng trên da đầu của trẻ. Chúng thường nằm rải rác hoặc tập trung thành một vùng ở trẻ đầu. Một số trường hợp, cứt trâu còn đóng vảy ở lông mày, mang tai, trên mặt, nách, khu vực mặc tã. Khi mới hình thành, những mảng bám trên da đầu này thường có màu trắng, mềm. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày, cứt trâu sẽ trở nên cứng và chuyển màu sẫm hơn.

Không phải hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cứt trâu. Chỉ có khoảng 9.5% bé gái và 10% bé trai gặp phải tình trạng này – Thống kê của Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP).

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?

Cứt trâu phổ biến nhất ở trẻ 3 tháng tuổi. Hầu hết các trường hợp bị cứt trâu sẽ tự biến mất khi bé được tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé bị cứt trâu kéo dài đến năm 4 tuổi, thậm chí có thể tái phát nhiều lần khi bé đến tuổi dậy thì.

Nhìn chung, hiện tượng cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh thường vô hại. Cha mẹ chỉ cần thực hiện các biện pháp vệ sinh đúng cách là có thể loại bỏ ngay hiện tượng này nhanh chóng.

Cứt trâu phổ biến nhất ở trẻ 3 tháng tuổi
Cứt trâu phổ biến nhất ở trẻ 3 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Để giúp mẹ dễ dàng phát hiện, dưới đây là các triệu chứng cứt trâu thường gặp ở trẻ sơ sinh:

  • Da bé tiết nhiều bã nhờn, xuất hiện những mảng vảy nâu sẫm, vàng hoặc trắng trên da đầu
  • Màu sắc của cứt trâu phụ thuộc vào làn da của trẻ. Theo thời gian, những mảng da đầu này có thể nứt và bong ra
  • Vùng da bé bị cứt trâu có thể bị đỏ
  • Trong một số trường hợp, cứt trâu ở trẻ sơ sinh có thể gây rụng tóc. Khi những mảng da đầu này biến mất, tóc sẽ mọc trở lại bình thường
  • Bé bị cứt trâu không gây ngứa da đầu, bé hoàn toàn thoải mái

Nguyên nhân bé bị cứt trâu

Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Phần lớn cho rằng, trẻ bị cứt trâu là do những lý do sau:

Tuyến bã nhờn nang lông

Khu vực da dầu là nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Bã nhờn tiết ra nhiều sẽ gây kết dính các tế bào chết, gây cản trở quá trình tái tạo tế bào mới. Từ đó hình thành các mảng da sần sùi trên da đầu, theo thời gian chúng sẽ trở nên khô cứng và sẫm màu.

>>> Xem thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch?

Vấn đề vệ sinh

Do cơ thể bé còn mềm yếu nên nhiều mẹ không dám tác động mạnh khi tắm cho bé. Nhiều mẹ chỉ lấy khăn lau sơ qua người mà bỏ qua khu vực da dầu. Nếu khi tắm cho bé, mẹ không thường xuyên vệ sinh vùng đầu hoặc thực hiện không đúng cách thì chất bẩn sẽ tích tụ và làm bít tắc lỗ chân lông. Từ đó hình thành các mảng bám trên da dầu của bé.

Nguyên nhân cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Tiêu hóa kém

Các vấn đề về da thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêu hóa kém. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không hiệu quả, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ chất, nhất là vitamin và biotin. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn, hình thành các mảng bám trên da đầu.

Thời tiết nóng

Vào mùa hè, trẻ sơ sinh thường phải đội mũ để tránh nắng mỗi khi đi ra ngoài. Điều này cũng góp phần khiến da dầu trẻ hình thành cứt trâu. Bởi khi tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hiện tượng viêm da tiết bã nhờn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cứt trâu?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh hơn, mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da dầu sau:

Gội đầu sạch sẽ

Giữ cho da đầu bé sạch sẽ là cách giải quyết dễ dàng tình trạng cứt trội. Khi bé được gội đầu sạch sẽ, các bã nhờn dư thừa sẽ được loại bỏ, giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông – thủ phạm gây viêm da tiết bã nhờn. Mẹ nên sử dụng dầu gội dành riêng cho vấn đề da đầu này của bé. Tuyệt đối không được dùng dầu gội trị gàu, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn có thể gội đầu của bé hàng ngày, thay vì cách ngày như trước. Cách gội đầu cho bé khá dễ dàng, mẹ chỉ cần cẩn thận, không để xà phòng dính vào mắt hay tai của bé nhé!

9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn

Chải tóc cho bé

Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh có thể giảm bớt với mẹo chải tóc này! Sau khi được làm sạch da dầu, mẹ sử dụng chiếc lược mềm chải tóc của bé. Điều này sẽ giúp các mảng bám trên da đầu được bong ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể dùng bàn chải đánh răng mới hoặc mua những loại lược chuyên biệt để chải cứt trâu trên đầu ở trẻ sơ sinh.

Cách chăm sóc cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Bôi dầu

Dầu ô liu, dầu dừa, vaseline, dầu hạnh nhân,… có tác dụng làm mềm da nên rất tốt cho tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Việc bôi dầu sẽ giúp cứt trâu không bám dính vào da dầu, cũng như nuôi dưỡng vùng da đó khỏe mạnh hơn. Dù sử dụng loại dầu nào, mẹ cũng nên thử một lượng nhỏ trước để xem bé có bị kích ứng không nhé! Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Bôi thuốc

Trường hợp cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện trên diện rộng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi, có thể là thuốc chống nấm hoặc thuốc bôi có chứa thành phần kẽm/hydrocortisone. Khi áp dụng biện pháp này, mẹ không nên tự ý dùng mà cần có chỉ định từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn!

Chia sẻ bài viết này