Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ là gì? Dính thắng lưỡi ở trẻ không những ảnh hưởng đến khả năng bú, cân nặng mà còn khiến bé nói ngọng, khó phát âm, răng mọc lệch gây mất thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được cung cấp nhiều thông tin bổ ích nhé!

Dính thắng lưỡi là sao?
Thắng lưỡi là lớp niêm mạc mỏng dưới lưỡi. Thắng lưỡi quá dày, ngắn hoặc dính quá chặt gây hạn chế cử động của lưỡi được gọi là hiện tượng dính thắng lưỡi.
Đây là dị tật bẩm sinh thường gặp ở các bé trai. Hiện tượng này có thể phát hiện sớm khi trẻ được kiểm tra sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh. Nhiều trường hợp bé sau sinh không được khám sức khỏe định kỳ, khi bố mẹ thấy con khó bú, cứ động lưỡi không linh hoạt mới đi kiểm tra và phát hiện có dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ.

Trẻ bị dính thắng lưỡi được phát hiện sớm có thể điều trị dễ dàng thông qua một tiểu phẫu nhỏ cắt thắng lưỡi. Trẻ có thể bú ngay sau đó và cử động lưỡi được bình thường mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, mức độ dính thắng lưỡi có thể nặng. Lúc này, phần niêm mạc dưới lưỡi sẽ phát triển những mạch máu gây khó khăn trong việc tiểu phẫu. Trẻ sẽ bị chảy máu và đau nhiều hơn.
Dấu hiệu dính thắng lưỡi
Trẻ bị dính thắng lưỡi xuất hiện những dấu hiệu nhận biết sau:
Cách nhận biết dính thắng lưỡi đối với trẻ sơ sinh
- Đầu lưỡi của trẻ không thể chạm lên vòm họng
- Thắng lưỡi ngắn làm hạn chế cử động của lưỡi
- Lưỡi của trẻ không thè được ra bên ngoài môi
- Đầu lưỡi có hình nhọn/vuông/trái tim khi trẻ khóc
- Dính thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến việc bú, trẻ khó bú và bú lâu hơn
- Răng cửa hàm dưới bị hở hoặc hơi nghiêng

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ lớn hơn:
- Trẻ bị dính thắng lưỡi đến độ tuổi ăn dặm sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt
- Trẻ khó phát âm, chậm nói
- Phát âm sai hoặc nói ngọng
- Hai răng cửa hàm dưới có xu hướng nghiêng hoặc xuất hiện khe hở
Dựa vào dấu hiệu dính thắng lưỡi phân loại mức độ bệnh
Tùy thuộc vào chiều dài của thắng lưỡi sẽ chia thành các dạng dính thắng lưỡi sau đây:
- Dính thắng lưỡi nhẹ: 12 – 16mm
- Dính thắng lưỡi trung bình: 8 – 11mm
- Dính thắng lưỡi nặng: 3 – 7mm
- Dính thắng lưỡi hoàn toàn: dưới 3mm
Trẻ nên được cắt thắng lưỡi khi nào?
Sau khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, bố mẹ cần đưa con đến ngay trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cắt thắng lưỡi là một tiểu phẫu nhỏ rất đơn giản mà hầu như không gây đau, ít chảy máu hay ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thời điểm cắt thắng lưỡi phụ thuộc vào mức độ của bệnh và ảnh hưởng đối với việc ăn uống, phát âm ở trẻ. Trước đây, khi bé mới chào đời, các bác sĩ thường khám tổng quát, nếu phát hiện dấu hiệu dính thắng lưỡi, trẻ sẽ được chỉ định cắt luôn.

Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyến khích cắt thắng lưỡi khi trẻ được vài tháng tuổi. Mục đích là để tránh những tác dụng của thuốc tê, cũng như hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, việc cắt thắng lưỡi sớm cũng có thể ảnh hưởng đến cơ lưỡi của trẻ.
Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? Gợi ý địa chỉ cắt thắng lưỡi an toàn
Hướng dẫn chăm sóc trẻ dính thắng lưỡi sau phẫu thuật
Cắt thắng lưỡi sẽ để lại những vết màu trắng dưới lưỡi của trẻ. Đây là điều hoàn toàn bình thường khi cắt bằng phương pháp laser. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng, vết thương này không gây đau cho trẻ và có thể lành sau một vài tuần.

Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ dính thắng lưỡi sau phẫu thuật:
- Nếu vết thương có hiện tượng rỉ máu hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện
- Không để trẻ sờ vào vùng cắt thắng lưỡi để tránh bị nhiễm trùng
- Không cho trẻ cắn hoặc ngậm đồ vật cứng
- Tăng cường cữ bú để làm sạch lưỡi
- Cho bé uống nhiều nước
- Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, cho bé ăn đồ mềm, lỏng, dễ nuốt
- Có chế độ tập luyện để lưỡi cử động linh hoạt và nhanh bình phục hơn. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách nâng lưỡi con lên, kéo sang trái và phải. Với trẻ đã lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn bé để tự thực hiện những bài tập này.
Trên đây là dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ giúp cha mẹ phát hiện và điều trị sớm. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình nuôi con nhỏ.