Nội dung chính

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng qua 3 biểu hiện

Dù chưa thể nói, nhưng cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng dưới đây để nhận biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

> Xem thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón xử lý và phòng ngừa ra sao?

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng qua 3 biểu hiện này!
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng qua 3 biểu hiện này!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Thay vì nói “mẹ ơi, con đau bụng”, trẻ sơ sinh thường bộc lộ sự khó chịu thông qua tiếng khóc. Vậy làm sao để mẹ biết khi nào trẻ đau bụng? Dưới đây là một số biểu hiện trẻ sơ sinh bị đau bụng:

Bé khóc kháng thường

Nếu để ý, cha mẹ có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc bình thường và khóc do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng thường khóc rất to, như thể đang la hét hoặc đau đớn. 

Khóc từng cơn cùng một lúc

Trẻ có xu hướng khóc nhiều hơn vào buổi chiều hoặc tối. Cha mẹ dù có cố gắng dỗ dành, cho bé ăn, ru ngủ nhưng bé vẫn không thể ngừng khóc. Đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Tư thế, hành vi khác thường

Khi bị đau bụng, trẻ có những tư vấn khác thường như ưỡn ngực, cong lưng, tay nắm chặt. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng còn ợ nhiều hơn bình thường. Trẻ lười bú, ngủ kém, có thể bị tiêu chảy hoặc buồn nôn. 

Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh đau bụng qua các dấu hiệu khác như bụng cứng, khuôn mặt đỏ ứng, bé khóc kéo dài không rõ nguyên nhân. Tốt nhất, phụ huynh hãy sớm đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán và tìm phương pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân đau bụng ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh quấy khóc khiến mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt là khi điều đó xảy ra thường xuyên. Thông thường, một đứa trẻ sẽ khóc tối đa 2 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi trẻ đau bụng, chúng có thể khóc nhiều hơn, khoảng hơn 3 tiếng. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng như:

Đau bụng colic hay khóc dạ đề

Hội chứng colic đặc trưng bởi tình trạng khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh. Khoảng 20% trẻ sơ sinh khóc dạ đề có biểu hiện đau bụng. Khóc dạ đề xảy ra ở trẻ sơ sinh 2 – 3 tuần tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ được 4 – 5 tháng tuổi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khóc dạ đề có mối liên hệ mật thiết với tình trạng chướng hơi ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các cơ thắt tâm vị của trẻ hoạt động chưa tốt nên khó thoát hơi, dẫn đến tiêu hóa kém, gây đau bụng và quấy khóc.

Trẻ đau bụng khóc dạ đề
Trẻ đau bụng khóc dạ đề

Không dung nạp lactose

Tình trạng này thường gặp ở trẻ bú sữa công thức. Nó xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu enzyme lactase, có tác dụng phân hủy đường có trong sữa. Bên cạnh dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng, bất dung nạp lactose còn gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi,…

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt là trẻ phải dùng thuốc kháng sinh nhiều.

Táo bón

Nếu táo bón là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng thì em bé của mẹ thường sẽ không đi đại tiện trong 3 ngày. Ngoài ra, khi quan sát, phân còn khô, cứng, vón cục, bé đi tiêu khó khăn. Nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể do không uống đủ nước, dị ứng sữa hoặc chế độ ăn uống thiếu chất xơ.

Trẻ đau bụng do táo bón
Trẻ đau bụng do táo bón

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân có nước. Vì vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước. Ngoài dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng, con còn có thể bị nôn ói, sốt hoặc chướng bụng.

Ăn dặm quá sớm

Trẻ nên bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Nếu làm quen với các thực phẩm thô quá sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ bị áp lực, thức ăn không được tiêu hóa hết tạo thành hơi, gây khó chịu cho trẻ.

Viêm ruột thừa

Trẻ sơ sinh bị đau bụng ở góc bên phải có thể do viêm ruột thừa. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong ruột thừa, gây viêm. Thậm chí nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây thủng ruột, dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu thấy trẻ khóc không ngừng, kèm sốt và nôn mửa, cha mẹ có thể nghĩ đến viêm ruột thừa.

Cách làm dịu cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện đau bụng, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây nhằm giúp trẻ bớt khó chịu:

Cho bé uống men vi sinh

Probiotic là men vi sinh lợi khuẩn rất to cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh theo đơn kê từ bác sĩ. Nó sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng, cải thiện các rối loạn tiêu hóa thường gặp, cho bé ăn uống và ngủ ngon hơn.

Dùng sữa công thức

Nếu bé bị đau bụng do uống sữa mẹ hay sữa công thức. Mẹ có thể thay thế bằng các loại sữa thủy phân, giúp dễ tiêu, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Vuốt lưng và bụng bé sau mỗi lần bú

Trẻ sơ sinh khi bú sữa hoặc ti mẹ thường có xu hướng hít phải nhiều khí. Không khí này bị mắc két có thể khiến bé bị đau bụng, nôn trớ. Vì vậy, để đẩy khí dư thừa ra ngoài, sau mỗi lần bú, mẹ nên thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé. Mẹ bế bé ở tư thế thẳng đứng, khum bàn tay, đập nhẹ nhàng và dứt khoát vào lưng bé để giúp ợ hơi tốt hơn.

Vuốt lưng, xoa bụng cho bé sau mỗi lần bú
Vuốt lưng, xoa bụng cho bé sau mỗi lần bú

Massage cơ thể cho bé

Massage rất hiệu quả khi trẻ đang đau bụng. Việc massage sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn, cũng như ngăn hình thành khí. Mẹ có thể sử dụng thêm tinh dầu để massage cho bé (hạnh nhân, ô liu, dầu tràm,…). Sau đó nhẹ nhàng massage cho bé theo chuyển động tròn. Khi massage, đừng quên tương tác, trò chuyện với bé nhé!

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là cách giảm đau bụng cho trẻ sơ sinh tuyệt vời. Ngoài ra, cách này còn giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn. Mẹ chuẩn bị chậu nước ấm, sau đó cho bé tắm như tường ngày. Dùng tay nhẹ nhàng vuốt ve bụng bé để đẩy khí ra ngoài.

Cho bé tắm nước ấm
Cho bé tắm nước ấm

Thay đổi chế độ ăn uống

Trẻ sơ sinh bị đau bụng đa phần là do ăn uống thiếu khoa học. Trong khi đó, nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ. Do đó, khi đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng đồ ăn, thức ăn chứa chất kích thích (thuốc lá, bia, nước ngọt có gas, cafe,…). Bên cạnh đó, bữa ăn của mẹ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C, giúp cải thiện chất và lượng sữa.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng cần khám bác sĩ?

Đau bụng là không phải triệu chứng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đau bụng kèm theo những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị:

  • Bé sốt cao, trên 38 độ C
  • Bé bị tiêu chảy, phân có dính máu
  • Bé không chịu ăn, cân nặng không tăng
  • Bé thường xuyên nôn trớ
  • Bé bị căng chướng bụng, khó chịu
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ hoặc lờ đờ

Trên đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Qua đó có phương pháp xử lý an toàn và hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này