Nội dung chính

CẢNH GIÁC với dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do bệnh lý và sinh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời!

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

CẢNH GIÁC với dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh
CẢNH GIÁC với dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng. Ở trẻ sinh đủ tháng, vàng da là khá hiếm, chiếm khoảng 25 – 30%. Nguyên nhân gây vàng da là do sự dư thừa Bilirubin trong máu, thường gặp ở các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, liên tục bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh chưa đủ trưởng thành để đào thải Bilirubin, khiến nó thấm ngược qua da và gây nên vàng da.

Đến năm 2 tuổi, khi chức năng gan hoàn thiện, quá trình lọc thải Bilirubin sẽ diễn ra nhuần nhuyễn hơn. Chính vì vậy, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không gây bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, một số trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có liên quan đến vấn đề bệnh lý. Lúc này, trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị lâu dài bằng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau, tùy vào mức độ bệnh lý.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh có thể bị vàng da bệnh lý hoặc sinh lý. Vàng da sinh lý thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, trẻ bị vàng da bệnh lý tiến triển khá nhanh, trẻ có thể bị co giật, hôn mê vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện vàng da sinh lý

Thông thường, trẻ sơ sinh được coi là vàng da sinh lý khi hiện tượng này xuất hiện sau 1 ngày tuổi. Các triệu chứng vàng ở trẻ sơ sinh thường biến mất trong vòng 2 tuần với trẻ sinh thiếu tháng và 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng. Dưới đây là các biểu hiện của vàng da sinh lý:

Biểu hiện vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
  • Vàng da đơn thuần vùng bụng, ngực, cổ và mặt
  • Xuất hiện sau sinh khoảng 48 – 72 giờ
  • Tự biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh thiếu tháng
  • Không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác
  • Nước tiểu của màu vàng hoặc tối, phân nhạt màu
  • Trẻ vẫn tăng cần đều, phát triển tốt

5 mức độ vàng da sơ sinh mẹ cần phải biết!

Biểu hiện vàng da bệnh lý

Trong một số trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý thường xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

  • Hiện tượng vàng da xuất hiện toàn thân và cả mắt, với mức độ rất đậm
  • Xảy ra sớm từ ngày đấu sau sinh
  • Không tự biến mất sau 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng avf 2 tuần với trẻ sinh thiếu tháng
  • Các triệu chứng khác kèm theo như: thay đổi thân nhiệt, thở nhanh, ngưng thở, người lừ đừ, quấy khóc, sốt, bú kém
  • Xét nghiệm thấy nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao bất thường
Biểu hiện vàng da do bệnh lý
Biểu hiện vàng da do bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường, chỉ cần ở môi trường có đủ ánh sáng. Vì vậy, mẹ có thể quan sát màu da của trẻ ở nơi sáng. Trường hợp da trẻ đỏ hồng hoặc đen gây khó nhận biết, mẹ nên ấn nhẹ ngón tay lên da, sau đó buông da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi nghi ngờ trẻ bị vàng da, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp phù hợp.

Biến chứng nguy hiểm từ vàng da ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý không thể coi thường, bởi nó có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:

Bilirubin não cấp tính

Khi trẻ có dấu hiệu vàng da bất thường, mẹ cần nghĩ ngay tới tình trạng Bilirubin não cấp tính. Bệnh lý này có một số dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Không tập trung
  • Ngủ li bì
  • Khóc thét
  • Bỏ bú
  • Xoắn vặn
  • Co giật
  • Sốt cao

Vàng da nhân

Trẻ sơ sinh bị vàng da nhân khi nồng độ Bilirubin vượt giới hạn cho phép, khiến gan không đủ khả năng đào thải ra ngoài, gây nguy cơ thấm vào não. Đây là một biến chứng nguy hiểm, gây hậu quả nặng nề, khiến não tổn thương đến mức không phục hồi được.

Trẻ có dấu hiệu vàng da nên được xử lý như thế nào?

Với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, chỉ cần áp dụng biện pháp tắm nắng mỗi ngày trong khoảng từ 7h – 7h30 sáng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để giúp trẻ hấp thu vitamin D giúp hiện tượng vàng da mau chóng biến mất, đồng thời chống còi xương hiệu quả.

Với mức độ vàng da nghiêm trọng hơn thì trẻ cần được can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa càng sớm, càng tốt. Hiện có 3 phương pháp chính điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:

Truyền Albumin và dùng một số loại thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da
  • Cung cấp nước và năng lượng (truyền dịch hoặc cho bú)
  • Chiếu đèn để phá vỡ bilirubin cũng là phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất
  • Với trẻ sơ sinh bị vàng da ảnh hưởng đến thần kinh thì cần thay máu

Tóm lại, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh. Tránh trường hợp lầm tưởng là vàng da sinh lý, từ đó chủ quan điều trị khiến bệnh biến chứng nghiêm trọng.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này