Dính thắng lưỡi lả gì? Nhận biết dị tật này như thế nào và có gây nguy hiểm tới trẻ không? Đây đều là những băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới 5% trẻ sơ sinh. Vậy thắng lưỡi là gì? Thắng lưỡi hay còn gọi là phanh lưỡi. Bộ phận này là một tấm niêm mạc hình tam giác kết nối giữa sàn miệng và mặt dưới của lưỡi. Chức năng chính của thắng lưỡi là giúp cố định chuyển động của lưỡi trong không gian vòm miệng. Nhờ vậy mà con người có thể phát âm, giao tiếp và ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số trẻ lại không làm được điều này do mắc dị tật dính thắng lưỡi.

Dính thắng lưỡi đề cập tới tình trạng thắng lưỡi quá dày, ngắn và bám chặt vào sàn miệng. Các dạng dính thắng lưỡi phổ biến ở trẻ là:
- Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ, độ dài từ 12 – 16mm
- Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình, độ dài từ 8 – 11mm
- Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng, độ dài từ 3 – 7mm
- Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn, độ dài dưới 3mm
Dính thắng lưỡi xảy ra ở những bé trai nhiều hơn là bé gái. Dị tật này có thể được phát hiện sớm trong tháng đầu sau sinh hoặc phát hiện muộn hơn, khi trẻ được vài tháng tuổi. Về cơ bản, dính thắng lưỡi không quá đáng lo, tình trạng này hoàn toàn có thể được can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Trẻ có thể bú lại ngay sau đó mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì.
Nguyên nhân trẻ dính thắng lưỡi
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có báo cáo chính thức về nguồn gốc của dị tật này. Tuy nhiên, các yếu tố về di truyền, gen cũng đóng vai trò nhất định. Nhiều trường hợp trẻ dính thắng lưỡi cũng có
Tuy nhiên, các yếu tố về di truyền hay gen cũng đóng vai trò nhất định. Nhiều trường hợp trẻ dính thắng lưỡi có người trong gia đình từng mắc phải. Song, dính thắng lưỡi cũng có thể xảy ra ở trẻ không có tiền sử gia đình.
Triệu chứng dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi có thể được nhận biết dễ dàng qua những dấu hiệu sau:
- Độ dài thắng lưỡi ngắn, gây hạn chế cử động của lưỡi
- Lưỡi của trẻ vươn ra ngoài không thể chạm nóc vòm họng hay ngoài môi
- Đầu lưỡi của trẻ có hình trái tim hoặc vuông do cử động ra trước, sau bị hạn chế
- Trẻ không thể bú lâu nên thường quấy khóc, cáu gắt
- Với những trẻ lớn hơn, dính thắng lưỡi khiến con khó phát âm, nói ngọng
- Dính thắng lưỡi tạo ra khe hở giữa hai răng cửa hàm dưới, gây mất thẩm mỹ
Hình ảnh dính thắng lưỡi
Để ba mẹ có thể nhận biết dính thắng lưỡi là gì, dưới đây là những hình ảnh thực tế về dị tật này ở trẻ:
Dính thắng lưỡi ở trẻ có sao không?
Dính thắng lưỡi không nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy vậy nó lại gây nhiều bất tiện đến trẻ qua nhiều khía cạnh. Cụ thể như sau:
Khả năng vận động của lưỡi
Những ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi là gì? Thắng lưỡi bám sát sàn miệng sẽ gây cản trở cử động của lưỡi. Lúc này, trẻ không thể đưa lưỡi sang hai bên hay lên trên.
Quá trình nuốt
Lưỡi có chức năng đẩy thức ăn sang hai bên để răng hàm hỗ trợ nhai nuốt. Tuy nhiên, khi bị dính thắng lưỡi, những động tác co lưỡi lên trên hay sang hai bên bị hạn chế nên trẻ sẽ không thể nhai nuốt dễ dàng.
Việc bú sữa mẹ
Tật dính thắng lưỡi gây khá nhiều rắc rối cho trẻ trong quá trình ti mẹ. Con không ngậm được núm vú nên sẽ khó bú hơn. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ không nhận được đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng tới cân nặng và sự tăng trường.

Khả năng phát âm
Những trẻ bị dính thắng lưỡi thường hay bị nói ngọng hoặc phát âm không rõ ràng, đặc biệt là các âm tiết như t, d, ch,… Mức độ ảnh hưởng của dị tật tới khả năng giao tiếp của bé còn tùy thuộc vào từng độ tuổi. Trong đó, những trẻ dưới 5 tuổi sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết hơn.
Vị trí mọc răng
Ảnh hưởng của dính thắng lưỡi là gì cuối cùng được đề cập đến đó là gây phát sinh các vấn đề về răng. Cụ thể, răng của những đứa trẻ bị dính thắng lưỡi thường có xu hướng mọc lệch, nghiêng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin.
Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi là gì?
Hiện nay, tật dính thắng lưỡi ở trẻ có thể được xử lý đơn giản thông qua phương pháp cắt dây thắng lưỡi. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá mức độ dính thắng lưỡi và chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Trẻ càng nhỏ việc làm phẫu thuật càng đơn giản. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ điều trị càng sớm, càng tốt.
Cắt thắng lưỡi là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, ít gây đau và không chảy máu. Sau phẫu thuật, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ trẻ:
- Cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tăng cường cữ bú
- Không để trẻ ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh vết cắt lâu lành
- Không nên để trẻ đụng tay vào vết cắt, dễ gây nhiễm trùng
- Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt
- Tăng cường các bài tập vận động lưỡi như, thè lưỡi, uốn lưỡi, đưa lưỡi sang hai bên. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chủ động hỗ trợ con thực hiện các bài tập này
- Sau phẫu thuật, nếu trẻ gặp các dấu hiệu bất thường như chảy máu,… cần liên hệ với nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin về dính thắng lưỡi là gì. Mong rằng chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bé sớm bình phục!