Nội dung chính

Những thông tin CẦN BIẾT về dính thắng môi ở trẻ

Dính thắng môi hay còn gọi là phanh môi bám thấp là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ. Nhìn chung, hiện tượng này không đáng lo ngại nhưng cần được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Những thông tin CẦN BIẾT về dính thắng môi ở trẻ
Những thông tin CẦN BIẾT về dính thắng môi ở trẻ

Dính thắng môi ở trẻ sơ sinh là gì?

Dính thắng môi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, không phải là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Thắng môi trên hay phanh phôi là một tấm niêm mạc và dải dây chằng nằm ở khe giữa chân răng của hai răng cửa hàm trên. Vị trí này tương đương với nhân trung ở phía ngoài. Thắng môi có tác dụng giúp môi trên ôm khít với miệng, tạo nụ cười đẹp.

Dính thắng môi trên là thuật ngữ mô tả tình trạng phanh môi ngắn, dày và dính chặt vào phần lợi gây hạn chế cử động của môi. Ở trẻ sơ sinh, dính thắng môi gây khó khăn cho việc ti sữa, thậm chí gây đau cho mẹ khi cho con bú sữa.

Hình ảnh dính thắng môi
Hình ảnh dính thắng môi

Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh dính thắng môi hay dính thắng lưỡi là rất cao. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về hiện tượng này để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu dính thắng môi trên ở trẻ

Hiện tượng phanh môi bám thấp có biểu hiện rõ rệt ở một số trẻ, số khác thì lại không. Dưới đây là một số triệu chứng bất thường mà cha mẹ có thể quan sát ở trẻ:

  • Phanh môi ngắn và bám chặt vào lợi
  • Trẻ bị dính thắng môi khó ti sữa, mẹ thấy đau khi cho con bú
  • Trẻ không ngậm được vú, bú được ít nên đòi bú nhiều hơn
  • Trẻ hay cáu gắt, quấy khóc khi bú mẹ
  • Trẻ bú bình tốt hơn thay vì bú mẹ

Triệu chứng dính thắng môi khá giống với hiện tượng dính thắng lưỡi. Có rất nhiều trẻ mắc đồng thời cả hai dị tật này, bác sĩ cần thăm khám kỹ càng để đưa ra những đánh giá chuẩn chỉnh.

Dính thắng môi trên có ảnh hưởng gì không?

Trẻ bị dính thắng môi có sao không? Về cơ bản, phanh môi bám thấp không quá đáng lo, nhưng lại gây nhiều bất tiện cho trẻ nhỏ:

  • Thắng môi ngắn gây nên tình trạng răng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của trẻ
  • Lợi bị co kéo do việc thắng môi bám thấp
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng, điển hình như sâu răng
  • Với trẻ dưới 6 tháng, dính thắng môi làm gián đoạn đến việc ti sữa, gây phát sinh đến một số vấn đề như: nứt, đau, ngứa, tăng nguy cơ nhiễm trùng núm vú,…
  • Bé khó ngậm núm vú nên bú ít, gây mất nước, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng

Cách điều trị dính thắng môi ở trẻ

Điều trị dính thắng môi ở trẻ sẽ được tiến hành theo một trong hai cách dưới đây:

Cách 1: tiểu phẫu

Bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ cắt phần tấm niêm mạc dính lợi và phần môi trên phía trong. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây tê toàn thân. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh răng khi vết thương lành,  khoảng 7 – 10 ngày sau.

Các bước phẫu thuật dính thắng môi
Các bước phẫu thuật dính thắng môi

Cách 2:  Sử dụng laze

Đây là công nghệ phẫu thuật mới được áp dụng trong nhiều bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau và chảy máu, thời gian bình phục cũng nhanh chóng hơn. Qua đó sớm cải thiện được chất lượng sống của trẻ.

Bên cạnh việc đưa ra giải pháp khắc phục, bác sĩ còn tư vấn giúp phụ huynh các cách bé bú mẹ thoải mái hơn. Trẻ bị dính thắng môi nên cho bé bú bình, thay vì ti mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ bớt khó chịu và ngậm ti được lâu hơn.

Những trường hợp chống chỉ định cắt thắng môi trên

Cắt thắng môi là can thiệp phù hợp với những trẻ mắc dị tật bẩm sinh này. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp chống chỉ định với cắt phanh môi trên, đó là:

  • Trẻ quá nhỏ hoặc thể trạng yếu
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh về máu

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Dưới đây là những lưu ý mà phụ huynh cần biết sau làm phẫu thuật cắt thắng môi ở trẻ:

  • Cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé
  • Không nên để bé ngậm hoặc cắn vật cứng tránh gây nhiễm trùng
  • Khuyến khích trẻ vận động lưỡi thường xuyên để nhanh lấy lại trạng thái bình thường và tránh bị sẹo
  • Khi trẻ có dấu hiệu bất thường như chảy máu, vết cắt bị loét hoặc bung chỉ, sốt kéo dài,… cha mẹ cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời

Dưới đây là tổng hợp những thông tin về hiện tượng dính thắng môi ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu dính thắng môi, dính thắng lưỡi ở trẻ để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.

Chia sẻ bài viết này