Trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ. Vì vậy, tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh là một điều quá khó đối với mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này!

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?
Không có một công thức nào có thể đánh giá được chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Thông thường, trẻ có thể ngủ tới 16 – 20 giờ/ngày, mỗi cữ khoảng 4 tiếng, thậm chí nhiều trẻ có thể ngủ liên tục 10 tiếng đồng hồ. Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, chúng khi thức khi bú và đi vệ sinh. Vì vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều nếu giấc ngủ không ảnh hưởng đến ăn uống và sự phát triển của trẻ. Ngược lại, một giấc ngủ sâu có thể mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trẻ:
- Tăng trưởng chiều cao, phát triển trí tuệ: Một loại hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, những đứa trẻ có giấc ngủ ngon và sâu thường có chiều cao phát triển hơn so với trẻ có giấc ngủ kém
- Giúp trẻ thư giãn, thoải mái: Cũng giống như người lớn, ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng
- Tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên đánh thức?
Trước khi tìm hiểu cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú, cha mẹ hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp xem có nên đánh thức trẻ đang ngủ không nhé!
Dạ dày của trẻ sơ sinh chưa có sự giãn nở tốt. Vì vậy, mỗi lần ăn chỉ chứa được 90ml sữa. Trong khi đó, để đảm bảo cho các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường, trẻ cần tiêu thụ đến 600ml sữa/ngày. Vì vậy, trẻ rất nhanh đói và thường tự thức dậy sau khi ngủ 2 – 3 tiếng mà không cần phải đánh thức. Tuy vậy, một số trẻ có thể ngủ liên tục 4 tiếng đồng hồ không dậy. Vậy với trường hợp này, cha mẹ có cần đánh thức trẻ dậy để bú không?

Một giấc ngủ dài rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu trẻ vẫn tăng cân đều thì cha mẹ có thể cho con bú theo nhu cầu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên để khoảng thời gian giữa 2 lần ăn kéo dài quá lâu. Đặc biệt với trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì việc cho bé bú đúng cữ là vô cùng quan trọng. Trẻ cần được bú mỗi 2 – 4 tiếng một lần.
Có nên cho bé bú lúc đang ngủ?
Nhiều mẹ sợ đánh thức con dậy sẽ phá rối giấc ngủ của con. Vậy có nên cho bé bú lúc đang ngủ không? Theo các chuyên gia, mẹ không nên cho bé bú trong lúc ngủ. Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cụ thể như sau:
- Dễ sặc: Khi ngủ, trẻ không thể phối hợp nhịp nhàng giữa việc thở và nuốt nên rất dễ bị sặc. Trường hợp nặng có thể gây nghẹt thở hoặc viêm phổi
- Thiếu ngủ: Ngủ và bú cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trong khi đó, những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con. Thiếu ngủ có thể khiến con quấy khóc, cáu gắt, cả nhà cũng “mất ngủ” theo
- Bú quá ít hoặc quá nhiều: Khi đang ngủ, bé không thể điều chỉnh nhu cầu sữa mẹ. Nếu bé ngủ thiết đi trước khi bú no sẽ khiến bé thiếu dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bú quá nhiều, bé có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, nôn trớ,…
- Sâu răng: Nếu bú trong lúc ngủ, sữa sẽ không được nuốt hết mà đọng lại trong miệng, dễ gây sâu răng

Xem nhiều hơn: Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?
Cách đánh thức trẻ sơ sinh
Ngay cả khi bé đang say giấc, bạn vẫn có thể đánh thức mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là các cách đánh thức trẻ sơ sinh:
Cách đánh thức trẻ dậy vào ban đêm
Chạm vào bé
Đây là cách đánh thức bé đơn giản mà mẹ có thể áp dụng. Mẹ chỉ cần lay nhẹ vào người bé hoặc cũng có thể dùng khăn ướt lau lên má, cánh tay của bé.
Bỏ quấn khăn
Nếu trẻ được quấn khăn để có giấc ngủ ngon thì khi bỏ khăn quấn, trẻ có thể tỉnh giấc. Việc cởi bỏ bỉm trên người trẻ cũng có thể giúp đánh thức trẻ.
Nghe nhạc, bật đèn
Mở nhạc hoặc bật đèn cũng là cách đánh thức trẻ sơ sinh rất hay. Mẹ có thể kết hợp cả hai cách này, mở nhạc nhẹ nhàng và bật đèn với cường độ sáng vừa phải để trẻ từ từ thức dậy. Không nên mở nhạc quá lớn hoặc dùng ánh sáng quá mạnh khiến bé giật mình, khóc thét.

Cho trẻ bú mẹ
Mẹ có thể bế bé rời khỏi nôi, ôm trẻ vào lòng và đặt ở tư thế bú thoải mái. Trẻ sẽ mở miệng và bú mẹ theo bản năng. Đó cũng là dấu hiệu trẻ bắt đầu thức giấc.
Cách đánh thức trẻ sơ sinh vào ban ngày
Ban ngày, giấc ngủ của trẻ thường không sâu giấc. Vì vậy, mẹ có thể dễ dàng đánh thức trẻ dậy theo những cách sau:
Thay tã cho con
Với trẻ có thói quen ngủ trước khi ăn, mẹ có thể thay tã để đánh thức. Việc làm này giúp trẻ cảm nhận được tác động ngoại lực và khiến bé phải thức dậy.
Cởi bỏ quần áo ấm cho trẻ
Môi trường quá mát mẻ sẽ khiến bé cảm thấy không được thoải mái. Vì vậy, khi bé ngủ quá lâu, mẹ có thể đánh thức trẻ bằng cách cởi bỏ lớp quần áo ấm. Trẻ sẽ nhận ra đã đến lúc phải thức dậy và không quấy khóc nhiều.
Nắm bắt được dấu hiệu trẻ đang trong “chu kỳ ngủ REM”
Giấc ngủ REM của trẻ thường không sâu. Vì vậy, đánh thức khi trẻ đang trong chu kỳ ngủ REM sẽ mang lại thành công cao hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé đang trong chu kỳ ngủ REM:
- Chuyển động mắt nhanh ngay cả khi nhắm mắt
- Cử động chân, miệng, cánh tay: tay nắm chặt, mỉm cười,…
- Thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt

Kỹ thuật “con mắt búp bê”
Búp bê thường nhắm mắt khi được đặt nằm và mở mắt khi ngồi dậy. Mẹ có thể áp dụng nguyên tắc này để đánh thức bé dậy. Hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng bằng cách nâng vai rồi từ từ hạ thấp bé xuống.
Tăng kích thích
Mẹ có thể tạo sự kích thích bằng cách massage lưng theo chuyển động từ dưới lên trên. Thực hiện nhẹ nhàng, dứt khoát, sau đó trò chuyện với bé và thiết lập giao tiếp bằng mắt. Ngoài cách đánh thức trẻ sơ sinh này, mẹ có thể thực hiện các mẹo khác như sau:
- Lau mặt bằng miếng vải mát, ấm
- Vắt sữa lên môi bé
- Làm mờ ánh sáng trong phòng
Một số lưu ý với giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trong những năm đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lưu ý đối với giấc ngủ của trẻ:
- Cho trẻ nằm trong tư thế thoải mái, không để bé nằm sấp
- Không quấn nhiều chăn, khăn hay trùm kín đầu vì có thể khiến bé ngạt thở. Cần sắp xếp gọn gàng các vật dụng trên giường
- Tạo môi trường ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa khói thuốc lá và những khí độc hại
- Không để trẻ ngủ quá lâu mà không đánh thức
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ cũng quan trọng như bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, cha mẹ cần cân bằng điều này, theo dõi cân nặng, nếu bé tăng cân không hợp lý hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh sao cho hợp lý. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!
Nguồn: wikihow