Trẻ quấy khóc trước khi ngủ là nỗi “ám ảnh” của nhiều ông bố, bà mẹ. Vậy tại sao trẻ gắt ngủ? Hãy để Fitobimbi tiết lộ nguyên nhân và các bí kíp giúp mẹ không còn “đánh vật” với cơn gắt ngủ thường xuyên của con.
Điểm mặt “thủ phạm” khiến trẻ thường xuyên gắt ngủ
Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện tượng gắt ngủ, khó ngủ ở trẻ sơ sinh không phải hiếm gặp. Dưới đây là những lý do khiến con không thể vào giấc “dễ dàng”.
Tính cách của trẻ
Tại sao trẻ gắt ngủ? Đáp án đầu tiên không thể bỏ qua đó là tính cách. Với những em bé có tính cách “thiên thần- dễ tính” con sẽ tiếp nhận nhu cầu và đáp ứng lại một cách dễ dàng. Vì vậy đa số các bé đều có khả năng nằm ngủ một mình rất tốt.
Tuy nhiên, những bé nhạy cảm với sự thay đổi môi trường, ánh sáng hoặc bé cáu kỉnh thường sẽ khó khăn trong việc vào giấc. Lúc này con đòi mẹ cần dành nhiều thời gian dỗ dành.

Giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ nhỏ trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển. Trong đó có những cột mốc “khủng hoảng” mà con khó chịu, gắt ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng bởi khi bước qua khoảng thời gian này, trẻ sẽ ổn định trở lại mà không cần phải can thiệp gì.
Trẻ bị quá kích trước khi đi ngủ
Kích động cũng là nguyên nhân trả lời câu hỏi tại sao trẻ gắt ngủ. Theo chuyên gia, trẻ nhỏ cần một môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng và tiếng động để vào giấc dễ hơn. Việc cười đùa, vui chơi quá mức trước giờ đi ngủ có thể sẽ khiến con khó vào giấc, thậm chí còn gặp ác mộng.
Ngủ chưa đủ giấc
Chưa đủ giấc cũng là đáp án trả lời câu hỏi tại sao trẻ gắt ngủ. Theo chuyên gia, tình trạng này thường gặp ở những đứa trẻ có giấc ngủ ngắn, muốn ngủ nhưng không thể ngủ được. Vì giấc chưa đủ nên con thường xuyên mệt mỏi, gắt gỏng.
Trẻ ti mẹ để ngủ
Ti mẹ khi ngủ cũng là lý do khiến con thường xuyên gắt gỏng. Theo chuyên gia, sữa đầu của mẹ thường loãng và nhiều oxytocin nên gây buồn ngủ. Khiến cho bé chưa no đã ngủ trên ti của mẹ. Trẻ ăn ít thành ra nhanh đói, không thể sâu giấc được lâu. Do đó, con thường chỉ ngủ một lúc rồi lại dậy đòi ăn.

Con mệt do quá giấc
Xảy ra khi thời gian giữa các giấc ngủ nhiều hơn tuần tuổi của con. Ví dụ: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thời gian thức tối đa 1 tiếng. Nhưng mẹ lại để cho con chơi quá lâu, khiến cho khoảng cách giữa các giấc ngủ lên đến 2-3 tiếng. Điều này khiến con mệt mỏi, cáu gắt khi vào giấc.
Nguyên nhân bệnh lý
Khi trẻ có các dấu hiệu khó ngủ, cáu gắt thường xuyên mẹ đừng bỏ qua nguyên nhân bệnh lý. Bởi rất có thể cơ thể của trẻ đang mắc những bệnh khiến con khó chịu, không thể ngủ ngon. Cụ thể:
- Trẻ thiếu vi chất: Cũng là nguyên nhân gây ra khó ngủ. Theo chuyên gia, việc thiếu các vi chất điển hình như kẽm, canxi, magie có thể khiến trẻ rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, nếu trẻ thiếu sắt hoặc gặp hội chứng chân không yên có thể sẽ mệt mỏi, hay ngủ ngày và khó ngủ sâu về đêm
- Đường hô hấp nhiễm khuẩn: Các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… có thể cản trở quá trình hô hấp. Buộc bé duy trì sự sống bằng cách thở miệng nên dễ ngủ ngáy, trằn trọc, gắt gỏng
- Béo phì: Việc trẻ quá cân so với độ tuổi sẽ khiến nhóm cơ đường thở phì đại, gây khó khăn khi thở và nuốt. Do vậy, trẻ hay thở bằng đường miệng nên thường quấy khóc, gắt gỏng nhiều hơn
- Ngoài ra các bệnh lý nội khoa điển hình như trào ngược, tâm thần cũng có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ của con
Trẻ gắt ngủ đến mấy tháng?
Ngoài câu hỏi tại sao trẻ gắt ngủ, các bậc phụ huynh còn muốn biết xem đến giai đoạn nào tình trạng này sẽ được cải thiện. Theo nghiên cứu của đại học Tohoku, có đến hơn 50% trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ. Tình trạng này dữ dội nhất vào 3 tháng đầu sau sinh. Đến khi bé được 1 tuổi, gắt ngủ sẽ thuyên giảm dần.

Vì vậy rất khó để đưa ra con số chính xác cho câu hỏi trẻ mấy tháng hết gắt ngủ. Bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều nguyên do. Mặt khác mỗi trẻ lại được sinh sống trong một môi trường khác nhau, có tính cách khác nhau nên độ gắt ngủ và thời gian thuyên giảm không thể giống nhau. Tuy nhiên theo tờ Healthline, mặc dù không thể khẳng định thời gian trẻ hết gắt ngủ nhưng tình trạng này thường sẽ cải thiện khi con được 3-4 tháng.
Hậu quả khi trẻ gắt ngủ kéo dài
Tình trạng trẻ gắt ngủ, ngủ không sâu giấc là khá phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ khiến các bé rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng, chiều cao, não bộ trong giai đoạn đầu. Cụ thể:
- Chậm tăng cân: Trẻ không đủ giấc sẽ khiến tuyến yến tiết giảm tiết hormone tăng trưởng. Từ đó khiến con lười bú, chậm lớn so với bạn bè
- Ảnh hưởng miễn dịch: Số liệu thống kê cho thấy những trẻ gắt ngủ, ngủ không sâu giấc thường có miễn dịch kém hơn những trẻ ngủ ngon
- Giảm kích thước não bộ: Trẻ ngủ không ngon, thường xuyên quấy khóc, giật mình sẽ khiến nơ ron thần kinh ức chế hoạt động. Khả năng nhận thức, tiếp thu kém hơn bạn bè trang lứa
Cách khắc phục tình trạng gắt ngủ ở trẻ
Gắt ngủ không chỉ khiến bé khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Vì vậy khi con có dấu hiệu bệnh mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau.
Tập thói quen ngủ đều đặn, đúng giờ cho bé
Với trẻ sơ sinh hầu hết các con sẽ dành thời gian trong ngày để ngủ. Nhưng với những trẻ khó tính, bố mẹ cần phải có một lịch trình sinh hoạt cụ thể.
Để trẻ không còn gắt ngủ, quấy khóc mẹ hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học với quy tắc “ban ngày động, ban đêm tĩnh” bằng cách đánh thức trẻ vào 7h sáng. Kết hợp cho ánh nắng vào phòng ngủ và bế con đến gần ánh sáng tự nhiên. Cho trẻ bú nhiều và chơi vào ban ngày. Vào ban đêm mẹ cần tuyệt đối để phòng ít đèn, tĩnh lặng. Mọi hoạt động lúc này nên diễn ra nhẹ nhàng kể cả thay tã hoặc cho con bú để tránh làm trẻ kích thích.
Xem thêm: 11 cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ xua tan cơn quấy khóc của bé
Bổ sung vitamin D cho trẻ
Thiếu vitamin D cũng là đáp án của câu hỏi tại sao trẻ gắt ngủ. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ hãy bổ sung đầy đủ cho con. Theo chuyên gia, nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh mỗi ngày là 4000IU. Mẹ có thể bổ sung qua đường uống bằng thực phẩm chức năng hoặc phơi nắng cho trẻ từ 15-20 phút/ ngày.

Cho trẻ tắm nắng sáng sớm
Việc tắm nắng không chỉ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng mà còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa còi xương – một trong những tác nhân ảnh hưởng giấc ngủ. Do đó để trẻ không bị gắt ngủ mẹ hãy cho con tiếp xúc ánh nắng vào buổi sáng sớm khoảng từ 7h-8h. Tránh việc tắm nắng lúc muộn ảnh hưởng làn da.
Nhận biết tín hiệu ngủ của bé
Ở một số trường hợp, trẻ quấy khóc nhiều là do buồn ngủ mà ra. Do đó, bố mẹ nên đọc tín hiệu lúc con buồn ngủ để cải thiện tình trạng này. Cụ thể khi bé có các dấu hiệu lờ đờ, dịu mắt, tránh ánh sáng, ưỡn lưng, khóc nhiều thì hãy cho con vào giấc.
Không rung lắc để ru con ngủ
Rung lắc để ru con ngủ là những động tác mẹ không nên làm. Theo chuyên gia, hoạt động này sẽ khiến bé ngủ không sâu. Thậm chí lâu dần còn sẽ phụ thuộc vào sự âu yếm, vỗ về của mẹ. Do đó tốt nhất mẹ hãy đặt bé lên giường và để con ngủ tự nhiên.

Sử dụng một số mẹo dân gian
Để trẻ không bị gắt ngủ mẹ cũng có thể dùng mẹo dân gian dưới đây.
- Làm gối đinh lăng: Đinh lăng là thảo dược có tác dụng an thần, giúp trẻ ngủ ngon, thoải mái. Vì vậy mẹ hãy phơi khô, trộn bông rồi làm thành gối nếu như con bị gắt ngủ thường xuyên
- Đặt dao cùn ở đầu giường: Theo dân gian, trẻ gắt ngủ có thể là do “tà khí” quấy nhiễu. Vì vậy khi bé gắt gỏng và không vào giấc bố mẹ hãy đặt một con dao nhỏ ở dưới đầu giường
- Xông phòng bằng bồ kết, tinh dầu: Mẹ chỉ cần nhỏ vài ba giọt tinh dầu vào nước rồi đặt trong phòng. Còn với bồ kết thì nướng trên bếp rồi đặt gần vị trí giường nằm của con
Trẻ quấy khóc, gắt ngủ khá là phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo cho phát triển của con bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và biết cách dỗ các bé vào giấc. Hy vọng với bài viết này này, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “tại sao trẻ gắt ngủ”.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/