Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh phải thích nghi với nhiều sự thay đổi. Trong đó, rào cản lớn nhất để trẻ chính là khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Vậy trẻ gắt ngủ, mẹ phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?
Khi còn trong bụng mẹ, bé yêu được bao bọc và bảo vệ tuyệt đối. Vì vậy, sau khi chào đời, những thứ xung quanh dường như quá xa lạ với bé, có hàng ngàn thứ phải học, trong đó có cả việc ngủ nghỉ. Những tháng đầu đời, rất ít bé có thể ngủ ngoan: có bé nằm im và nhìn chằm chằm một chỗ, khóc rấm rứt một lúc lâu và cũng có bé khóc ré một cách vô cùng gay gắt.

Theo nghiên cứu, có đến 55% trẻ thường xuyên quấy khóc, gắt ngủ. Câu hỏi đặt ra ở đây là trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Ba tháng đầu đời là giai đoạn “khủng hoảng” khi tình trạng trẻ gắt ngủ, quấy khóc liên tục diễn ra. Rất khó để đưa ra một con số chính xác cho câu hỏi “trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?”.
Bởi mỗi bé có một “phong cách” riêng, bên cạnh đó nó cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như môi trường sống và cách chăm sóc trẻ của từng gia đình. Vì vậy, các chuyên gia chỉ có thể khẳng định, tình trạng gắt ngủ ở trẻ sẽ giảm dần qua thời gian và thường kết thúc khi con được khoảng 3 – 4 tháng tuổi.
Vì sao trẻ sơ sinh gắt ngủ?
Thông thường, hiện tượng trẻ gắt ngủ hay quấy khóc thường do một số nguyên nhân sau gây nên:
- Tính cách của trẻ: Sẽ có những nhóm trẻ “dễ tính”, đặt đâu ngủ đấy. Ngược lại, có một số trẻ rất “khó tính”, nhạy cảm với tác động từ bên ngoài, từ âm thanh, ánh sáng, đến những điều bé không thích hoặc chưa được đáp ứng. Nhóm trẻ này có xu hướng đi vào giấc ngủ khó khăn hơn, thường phải cần nhiều thời gian để dỗ dành
- Giai đoạn phát triển của trẻ: Trước những cột mốc phát triển cần đạt (biết lẫy, biết bò, biết ngồi,…), trẻ sẽ trở nên khó chịu, gắt ngủ hơn so với thường ngày. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, qua giai đoạn này, trẻ sẽ ổn định trở lại
- Không có thời gian biểu hợp lý: Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho trẻ khi có thời gian biểu cụ thể, rõ ràng. Việc này sẽ giúp trẻ biết được đâu là thời điểm được cho ăn, đâu là thời gian cho giấc ngủ,… để trẻ có thể chuẩn bị trước

- Trẻ quá buồn ngủ: Đôi khi trẻ gắt ngủ là do trẻ quá buồn ngủ, không được cho ngủ khi có nhu cầu. Vì vậy, ba mẹ cần nhận ra các tín hiệu khi nào trẻ buồn ngủ để dỗ dành trẻ đi ngủ sớm hơn
- Trước quá kích thích trước khi ngủ: Nếu gần sát giờ bé ngủ, gia đình cười đùa, chơi quá vui hoặc mở nhạc quá lớn, ánh sáng nhấp nháy,… sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ
- Trẻ ngủ chưa đủ giấc: Trẻ tỉnh giấc khi chưa ngủ đủ giấc sẽ gắt gỏng, quấy khóc, đôi khi là không chịu ăn
- Trẻ gặp ác mộng: Trẻ gắt ngủ, khóc thét có thể do gặp ác mộng, khiến trẻ căng thẳng và sợ hãi
- Thiếu vitamin D: Trẻ thiếu vitamin D có nghĩa sẽ thiếu luôn canxi. Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm, khó ngủ, khóc đêm, gắt ngủ
Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ
Để không phải stress, căng thẳng với những trận gắt ngủ, quấy khóc của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo những tuyệt chiêu dưới đây:
Tập thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Thế nhưng cũng có một số bé khó ngủ hơn bình thường. Vậy trẻ gắt ngủ phải làm sao? Để đối phó với những em bé “khó tính”, ba mẹ nên thiết lập một lịch sinh hoạt ngay từ đầu. Để làm được điều đó, trước tiên, bạn cần nhận ra những tín hiệu khi trẻ buồn ngủ, chẳng hạn như mắt lờ đờ, không chịu chơi, ngáp,… Lúc đó, hãy lập tức cho trẻ đi ngủ ngay!
Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Mẹ cần đảm bảo con được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn, ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. Nên cho trẻ ngủ sớm hơn bình thường, bởi hoạt động này giúp cơ thể tiết ra hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ của trẻ.

Bổ sung vitamin D cho trẻ
Vitamin D có vai trò quan trọng với giấc ngủ của trẻ. Theo đó, bổ sung vitamin D đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh là 400UI/ngày. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm chức năng hoặc thường xuyên đưa trẻ ra ngoài trời nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Cung cấp đầy đủ sắt
Trẻ gắt ngủ có thể được cải thiện nếu được bổ sung đầy đủ sắt. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể thêm các thực phẩm giàu sắt vào trong khẩu phần ăn, chẳng hạn như đậu, rau xanh và các loại thịt đỏ.

Không ăn đồ ăn giàu năng lượng vào buổi tối
Ăn quá nhiều đồ ăn giàu năng lượng sẽ khiến trẻ gắt ngủ và trở nên phấn khích hơn. Đây là một thói quen xấu, nhất là diễn ra trong bữa tối, khiến trẻ khó ngủ, mệt mỏi, dễ sinh cáu gắt.
Không cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ
Bé ăn hoặc bú quá no sẽ gây đầy đủ, dẫn đến quá chịu, mệt mỏi và thường cáu gắt khi đi ngủ. Kinh nghiệm là nên cho trẻ ăn cách giờ ngủ 1 – 2 tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không ru ngủ trẻ bằng cách rung rắc
Thông thường, khi thấy trẻ gắt ngủ, các mẹ sẽ bế trên tay, vừa đi vừa rung lắc vừa hát ru. Một số bé sẽ được ru ngủ trên võng. Với cách này, bé có thể ngủ nhưng giấc ngủ thường không sâu và dễ bị phụ thuộc. Có nghĩa là nếu không được ru ngủ hay đặt nằm võng, bé nhất định sẽ không chịu ngủ.
Tốt nhất mẹ không nên tạo cho bé thói quen xấu này từ lúc mới sinh. Thay vào đó, hãy cho bé nghỉ ngơi tại môi trường êm ái, thoáng mát và ít tiếng ồn. Đây mới chính là địa điểm lý tưởng giúp bé đi vào giấc ngủ một cách thoải mái nhất.

Vỗ về, an ủi trẻ
Trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc vì có nhiều nỗi sợ, khi ngủ thường hay gặp ác mộng. Khi đó, mẹ hãy ở bên an ủi, vỗ về và vuốt ve trẻ để tạo cảm giác an toàn, được chở che. Mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp tự ngủ 4s, 5s để giúp các bé ngủ ngon.
Với những cách dỗ trẻ gắt ngủ kể trên, mẹ sẽ mất khoảng vài tuần để tạo thói quen ngủ cho bé. Khi mọi thứ đã đi đúng quỹ đạo, tình trạng gắt ngủ, quấy khóc trước kia sẽ dần tan biến, bé ăn ngon, ngủ ngon đúng nề nếp mà không cần mẹ phải dỗ dành.