Nội dung chính

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Còn gì tuyệt hơn là khi bé yêu của mẹ ăn no, ngủ kỹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào, bé sẽ cũng ngủ ngon. Đôi khi chính mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo giấc ngủ của con, nhất là 2-3 tháng đầu. Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, giải pháp nào cho giấc ngủ của bé? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Tình trạng ngủ không sâu giấc của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, ngủ là khoảng thời gian hoạt động chính của não. Nghiên cứu cho thấy, trong giấc ngủ sâu các tế bào não của bé phát triển một cách nhanh chóng. Chúng tăng gấp đôi so với năm đầu, đạt 80% kích thước não của một người trưởng thành khi được 3 tuổi và 90% khi được 5 tuổi. Do đó, xử lý giấc ngủ của trẻ trong những năm tháng đầu đời chính là nền móng để con phát triển trí não về sau.

Trẻ sơ sinh 2-3 tháng đầu thường ngủ không sâu
Trẻ sơ sinh 2-3 tháng đầu thường ngủ không sâu

Hơn nữa, thông qua giấc ngủ cơ thể  bé cũng sẽ tăng cường sản xuất hormone liên quan đến sự chuyển hóa, tích lũy năng lượng để con phát triển về mặt thể chất tối ưu.

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày khoảng 16-18 tiếng để ngủ, chia thành các giấc ngủ ngắn khoảng 1-2 giờ.  Đến khi được 1 tháng tuổi, thời gian đi ngủ sẽ giảm xuống còn 14 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, có rất ít trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt ngay từ ban đầu. Đa phần, các bé đều sẽ có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ như: khó vào giấc, hay vặn mình, trẻ gắt ngủ, ngủ không sâu, dễ bị thức dậy khi nghe tiếng động nhỏ. Nghiên cứu về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, đăng tải trên NCBI (Hoa Kỳ) cũng cho thấy: “Tỷ lệ phổ biến của các vấn đề giấc ngủ ở trẻ sơ sinh luôn dao động từ 20-30%”.

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là hiện tượng mà mẹ bỉm nào cũng sẽ trải qua. Dưới đây là những lý do khiến con không thể ngủ ngon trong giai đoạn này.

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Tất cả trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi đều có hai chu kỳ ngủ riêng biệt. Chúng ta gọi là REM (giấc ngủ cử động mắt nhanh) và Non-REM (giấc ngủ sâu, không cử động mắt). Ở trẻ sơ sinh, con dành phần lớn thời gian giấc ngủ ở chu kỳ REM. Lúc này, các tế bào não và cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động khiến cho nhịp thở của bé nhanh hơn. Khiến bé dễ bị đánh thức bởi môi trường ngoài.

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ nông
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ nông

Các bé sẽ phải ngủ nông, trằn trọc, vặn mình đến 20 phút trước khi chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Con sẽ dễ thức dậy sau một chu kỳ giấc ngủ. Một số bé khóc to, đòi ngủ tiếp khi thức dậy. Điều này khiến cho cha mẹ lầm tưởng rằng bé của mình ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, giấc ngủ nông là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ mẹ nhé.

Trẻ bị bệnh lý

Mặc dù phần lớn, trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là do sinh lý nhưng trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

  • Khó ngủ sau ốm: Tình trạng này thường sẽ diễn ra trong vòng vài ngày trước khi bé quay lại được thói quen thường ngày. Do đó, ba mẹ không cần quá lo.
  • Trẻ thiếu vi chất: Canxi, kẽm, magie, sắt là những vi chất cần cho giấc ngủ. Vì vậy nếu trẻ thiếu hụt sẽ gây mệt mỏi, khó chịu và không ngủ ngon.
  • Bé bị béo phì: Béo phì khiến cho nhóm cơ đường thở phình đại, khiến trẻ khó thở, khó nuốt. Những trẻ béo phì thường có xu hướng thở bằng miệng, ngủ không sâu giấc, tiểu dầm và đổ mồ hôi.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn mũi họng: Viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản những bệnh lý này cũng sẽ cản trở khả năng hô hấp của bé. Khiến con khò khè, ngủ ngáy, dễ bị giật mình và ngủ không ngon.
  • Trẻ mắc bệnh nội khoa: Một số bệnh lý nội khoa như viêm tai, trào ngược hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu giấc ngủ của bé. Phần lớn những trẻ mắc bệnh lý này sẽ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, khả năng đàn hồi kém, gan chưa hoàn thiện kết hợp với các nhóm cơ trong hệ tiêu hóa chưa hiệu quả vì vậy dễ gặp vấn đề như tiêu chảy, táo bón, phân sống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu, bé quấy khóc, không ngủ.

Nguyên nhân do môi trường sống

Thói quen sinh hoạt hay môi trường sống cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà không phải ai cũng biết. Cụ thể:

  • Ngủ ngày cày đêm: Khi mới ra đời, trẻ sơ sinh chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Nếu mẹ cho bé ngủ nhiều ban ngày sẽ dẫn đến việc đêm con khó ngủ. Tình trạng này kéo dài vô tình hình thành thói quen ngủ không khoa học cho trẻ.
  • Trẻ đói bụng: Nhanh đói là dấu hiệu đặc trưng ở trẻ sơ sinh. Lúc này do dạ dày còn bé, kết hợp với việc nằm ngang nên không thể chứa nhiều sữa. Vì vậy, cứ sau 2-3 tiếng trẻ lại thức dậy đòi ăn khiến con khó ngủ hoặc ngủ chập chờn.
  • Môi trường ngủ tác động: Trẻ sơ sinh nhạy cảm với môi trường ngoài.  Bé sẽ khó ngủ và dễ tỉnh giấc nếu như trong phòng có nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh. Ngoài ra, không gian phòng ngủ chật hẹp hoặc nhiệt độ cao cũng khiến con không vào giấc.
  • Tã hoặc quần áo bẩn: Làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm vì vậy nếu tã hoặc quần áo bẩn bé không ngủ ngon. Lúc này con sẽ cựa quậy, vặn mình như một hình thức thông báo với mẹ con đang khó chịu.
  • Bỏ lỡ thời gian đi ngủ của con: Trong một số trường hợp do mẹ bận rộn, chưa kịp cho bé đi ngủ khi có dấu hiệu chớp mắt, quấy khóc, nhăn nhó sẽ khiến bé bị quá giấc, mệt mỏi và khó vào giấc.

Mách mẹ tips vàng để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, bố mẹ có thể áp dụng 10 tips gợi ý dưới đây.  Những lời khuyên này có thể sẽ giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều.

1. Tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm

Điều đầu tiên và quan trọng nhất để trẻ sơ sinh ngủ ngoan đó là giúp bé hình thành thói quen phân biệt ngày đêm. Bật mí với mẹ 2-3 tháng đầu là khoảng thời gian lý tưởng để bé hình thành nếp ngủ khoa học. Do đó, mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này thật hiệu quả nha.

Dạy bé phân biệt ngày, đêm
Dạy bé phân biệt ngày, đêm

Ban ngày, nên cho bé ngủ tối đa 2 tiếng/ lần kết hợp với việc mở cửa hoặc để ánh sáng hơi mờ cho bé biết rằng mình đang ngủ ngày. Đến tối, mẹ hãy cho con đi ngủ từ 19h, chú ý để phòng đủ tối,  hoặc dùng ánh sáng dịu nhẹ giúp bé vào giấc dễ hơn.

2. Dạy trẻ tự ngủ

Thay vì bồng trẻ trên tay để con vào giấc rồi đặt xuống giường thì nhiều mẹ bỉm chọn cách dạy con tự ngủ. Trẻ sơ sinh khi biết tự ngủ sẽ dễ vào giấc và thấy an toàn bởi môi trường ngủ trước sau như một. Vì vậy, dù có tỉnh giấc giữa đêm con cũng an tâm ngủ tiếp.

Để bé tự ngủ thành công mẹ cần chuẩn bị chiếc bụng đủ no, giúp con phân biệt ngày đêm khoa học, dùng thêm nhộng chũn để hỗ trợ bé và điều cuối cùng là hãy kiên trì mẹ nha. Đặt bé xuống khi có dấu hiệu buồn ngủ. Thực hiện thao tác vỗ nhẹ, giữ cho không gian yên tĩnh hoặc ru bé ngủ bằng tiếng ồn trắng là xong.

3. “Đọc vị” dấu hiệu buồn ngủ của con

Trong 8 tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức 2 tiếng liên tục. Nếu trẻ mệt mỏi con sẽ cáu gắt và khó vào giấc hơn là bình thường. Do đó, mẹ hãy đọc vị dấu hiệu buồn ngủ của con. Chẳng hạn khi bé ngáp ngủ, lim dim, mắt chớp liên tục và hay quấy khóc mẹ cần cho bé ngủ ngay.

4. Thiết lập môi trường ngủ thoải mái cho con

Trẻ sơ sinh cần sự yên tĩnh để đi vào giấc. Vì vậy, bố mẹ không nên nói chuyện ồn ào hoặc gây tiếng động quá lớn khiến bé giật mình Thay vào đó, hãy tạo môi trường lý tưởng âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ vừa đủ để bé ngủ ngon. Nhiệt độ trong phòng nên khoảng 26-27 độ C, dùng tiếng ồn nhẹ hoặc ti giả để bé vào giấc nhanh hơn.

5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ngoài việc chuẩn bị không gian phòng ngủ phù hợp thì một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, cũng rất quan trọng giúp bé ngủ ngon. Đối với trẻ bú sữa mẹ, trong đây đã đủ hầu hết dinh dưỡng. Vì vậy, chỉ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học  để cung cấp đủ sữa cho con.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và bé
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và bé

Với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn dòng sữa tốt cho tiêu hóa, lượng đạm vừa phải để tránh kích ứng dạ dày khiến bé khó ngủ về đêm.

6. Tắm vào chiều tối trước khi ngủ

Là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ sâu vô cùng hiệu quả. Các mẹ nên tắm nước ấm với thời gian từ 5-10 phút kết hợp massage nhẹ nhàng để bé thoải mái. Đây cũng là cách giúp bé dễ thấy buồn ngủ và đi vào giấc tốt hơn.

7. Nhớ vỗ ợ hơi cho bé

Khi mới chào đời, chức năng tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí kém. Do đó khi ăn, khóc hay chỉ đơn giản là thở thôi con cũng sẽ nuốt phải lượng hơi “khổng lồ”, cần được hỗ trợ để đẩy ra ngoài. 

Ợ hơi sau bú có tác dụng kỳ diệu giúp trẻ sơ sinh giảm được tình trạng nôn trớ, quấy khóc và ngủ ngon hơn. Vì vậy, mẹ nhớ thực hiện đầy đủ sau mỗi cữ ăn của con. Vỗ thật kỹ và nhẹ nhàng từ dưới lên trên để hỗ trợ bé tốt nhất mẹ nha.

8. Quấn một lớp khăn mỏng quanh bé

Làm cách nào để trẻ sơ sinh hết giật mình? Bật mí cho mẹ là hãy quấn khăn thật mỏng quanh người của bé. Điều này mang lại cảm giác an toàn, ấm áp giống như khi ở trong bụng của mẹ. Con dễ chìm vào giấc ngủ và mẹ không cần lúc nào cũng bên cạnh bé.

9. Cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm

Việc cho các bé tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm không chỉ giúp con khỏe mạnh, tăng cường hấp thụ canxi mà còn tăng nồng độ Serotonin, cải thiện tình trạng quấy khóc, giật mình ở trẻ sơ sinh.

10. Cho bé đi khám

Nếu như tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để được phát hiện nguyên nhân và đưa giải pháp điều trị phù hợp. Bởi trong một số trường hợp mất ngủ do bệnh lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh nếu khó ngủ kéo dài thì cần đi khám
Trẻ sơ sinh nếu khó ngủ kéo dài thì cần đi khám

11. Sử dụng Siro ngủ ngon Fitobimbi Sonno

Dù đã sử dụng các cách trên những vẫn không hiệu quả, con vẫn khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Câu trả lời hoàn hảo nhất cho mẹ lúc này chính là TPBVSK Fitobimbi Sonno – giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên, có tác dụng nhanh và an toàn cho bé.

Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, đạt chứng nhận iVegan, 100% làm từ thực vật, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé sử dụng, sản phẩm phù hợp và hoàn toàn có thể dùng cho bé sơ sinh từ 1 ngày tuổi nha!

Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc khi nào cần khám?

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng mẹ vẫn nên đưa bé đi khám nếu như tình trạng khó ngủ kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc kéo dài
  • Bé ngủ không đủ 15 tiếng 1 ngày
  • Trẻ ngủ không sâu kèm theo tình trạng đau bụng, quấy khóc
  • Bé bị chững cân, chậm phát triển
  • Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, tiêu phân nhầy máu
  • Trẻ vàng da, có dấu hiệu co giật, ốm sốt

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thức liền 5 tiếng có sao?

Trong 6-8 tuần đầu sau sinh, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn 2 tiếng. Việc thức quá lâu sẽ khiến bé bị mệt mỏi và khó vào giấc. Ngoài ra,  có thể gặp phải các hệ lụy như sau:

  • Chậm phát triển trí não
  • Chậm tăng cân
  • Suy giảm miễn dịch

Lời kết:

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc không phải tình trạng hiếm gặp. Nhưng điều quan là bố mẹ phải có phương án xử lý kịp thời để hỗ trợ con có được giấc ngủ chất lượng. Trong trường hợp đã thử mọi cách mà không tìm ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc ngủ không sâu thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này