Nội dung chính

Hướng dẫn sử dụng tủ đông trữ sữa mẹ đúng cách an toàn 

Hiện nay, ngoài việc cho trẻ bú trực tiếp, nhiều mẹ đã lựa chọn bảo quản bằng các loại tủ trữ đông sữa mẹ để dùng dần và tập cho bé thói quen bú bình. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách bảo quản sữa an toàn mà không ảnh hưởng tới chất lượng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu cách dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh nhé!

Lý do nên mua tủ trữ sữa chuyên dụng

Tủ đông trữ sữa mẹ hay tủ lạnh trữ sữa mẹ là loại tủ chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ đông lạnh trong thời gian dài. Thực chất, tủ trữ sữa chỉ là tên gọi nói tới nhu cầu bảo quản sữa mẹ chứ không phải các thực phẩm khác. Về kết cấu và thiết kế của tủ trữ đông sữa mẹ hoàn toàn tương đồng với những chiếc tủ lạnh gia đình bình thường.

Thông thường, trong mỗi cữ bú trẻ sẽ không bú đều hết được cả 2 ti, hoặc vì một số lý do nào đó mẹ không thể cho bé bú hay bé không chịu ti. Sữa mẹ thì về quá nhiều, lượng sữa còn lại nếu không được hút ra sẽ khiến ngực mẹ bị căng cứng, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới chất lượng của sữa.

Trữ sữa mẹ
Trữ sữa mẹ

Để ngăn chặn tình trạng này, mẹ cần vắt sữa ra ngoài bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là sữa mẹ vắt ra ngoài bảo quản như thế nào? Bởi quá 4 tiếng để ở nhiệt độ phòng sữa mẹ sẽ bị hỏng. Lúc này, tủ đông trữ sữa chính là cách giải quyết tuyệt vời để mẹ bảo quản và dự trữ sữa cho bé yêu.

Bên cạnh đó, có tủ đông trữ sữa chuyên dùng còn giúp các mẹ khi hết kỳ nghỉ thai sản, quay trở lại làm việc vẫn lưu trữ được số lượng lớn sữa cho bé dùng dần. Đảm bảo việc cho trẻ dùng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Trữ sữa mẹ trong tủ lạnh có đảm bảo chất lượng?

Việc trữ sữa mẹ trong tủ lạnh là cách bảo quản sữa được rất nhiều các bà mẹ tại các nước tân tiến áp dụng. Và trong thời gian gần đây đã trở lên phổ biến hơn tại Việt Nam. Nhưng liệu rằng dùng tủ lạnh trữ sữa mẹ có đảm bảo chất lượng sữa cho bé yêu không?

Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông vẫn giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể
Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông vẫn giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc từng ra công bố: Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông chuyên dụng vẫn đảm bảo tính nguyên thủy. Sữa trữ đông được đánh giá là có thành phần dinh dưỡng cũng như kháng thể chỉ kém sữa mẹ bú trực tiếp một chút và tốt hơn hẳn so với các loại sữa bột.

Yếu tố chất lượng của sữa sẽ không bị ảnh hưởng khi bảo quản trong tủ đông. Điều quan trọng ở đây là cách bạn trữ đông sữa trong tủ lạnh thế nào, có tuân thủ các hướng dẫn về công tác chuẩn bị hay không, rã đông sữa ra sao? Đó mới là điều mẹ cần lưu ý.

Sữa mẹ để tủ lạnh bảo quản được bao lâu?

Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ sau khi vắt sẽ không sử dụng được quá 4 tiếng. Vì lúc này sữa đã bị biến chất do vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn rất giàu thành phần đạm và đường, do đó nó sẽ rất dễ bị lên men, ôi thiu,.. ở nhiệt độ phòng. Trẻ khi ăn sữa đã để lâu sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy và các vấn đề đường ruột. Vì vậy, trữ sữa trong tủ lạnh là điều đúng đắn mẹ cần làm.

Thời hạn sử dụng của sữa sẽ tùy thuộc vào loại tủ
Thời hạn sử dụng của sữa sẽ tùy thuộc vào loại tủ

Thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh còn tùy thuộc vào bạn dùng loại tủ nào, cất trữ trong ngăn mát hay ngăn đá. Cụ thể như sau:

  • Mẹ trữ sữa trong tủ lạnh mini: Thiết kế loại tủ này sẽ chỉ có đúng 1 cửa đóng cho cả ngăn mát và ngăn đá nên nhiệt độ sẽ bị thay đổi liên tục. Và vì thế nên chỉ có bảo quản sữa mẹ tối đa 2 tuần
  • Mẹ trữ sữa trong tủ 2 cánh: Thời gian bảo quản có thể lên tới 3 – 6 tháng khi để ở ngăn đá. Trong khí đó, nếu mẹ trữ sữa ở ngăn mát tủ lạnh thì hạn sử dụng tối đa chỉ là 48 giờ
  • Mẹ trữ sữa trong tủ đông chuyên dụng: Có thể trữ tối đa 6 tháng – 1 năm. Tuy nhiên không nên trữ quá lâu, dùng càng sớm sẽ càng tốt

Hướng dẫn sử dụng tủ trữ đông sữa mẹ

Các dụng cụ trữ sữa mẹ để tủ lạnh

Túi trữ sữa và bình sữa là hai dụng cụ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm luôn con bằng sữa mẹ. Mỗi một loại đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện và nhu cầu sử dụng của cá nhân mà mẹ hãy chọn loại trữ sữa thích hợp:

Bình sữa, cốc sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh

Loại này bền hơn túi trữ sữa vì khó bị vỡ hoặc rò rỉ. Bên cạnh đó, mẹ có thể dễ dàng làm sạch dụng cụ này để dùng cho những lần sau. Một số loại bình trữ sữa trên thị trường còn có thể gắn trực tiếp được với máy hút sữa, cho phép bạn vắt sữa, lưu trữ và cho bé ăn sữa từ cùng một bình, giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Đặc biệt, bình trữ sữa bằng thủy tinh hay nhựa còn giúp bảo quản sữa trong tủ đông nhiều ngày hơn.

Bình trữ sữa
Bình trữ sữa

Túi trữ sữa

Loại này thường dùng một lần. Mẹ nên chọn túi sữa có dây kéo, dày để bảo quản tốt hơn cho sữa. Túi trữ sữa trước khi sử dụng cần được khử trùng. Sử dụng túi trữ sữa sẽ thuận tiện hơn bình sữa hay cốc trữ sữa, bởi nó chiếm ít không gian tủ đông. Tuy nhiên, túi trữ sữa sẽ không bền, dễ bị rò rỉ, không chịu được áp lực va đập. Nhưng đổi lại, khi cần rã đông sữa, túi trữ sữa sẽ tan ra nhanh hơn.

Túi trữ sữa
Túi trữ sữa

Bút ghi chú

Ngoài ra, khi trữ sữa trong tủ đông mẹ còn cần chuẩn bị một dụng cụ cũng hết sức quan trọng khác, đó chính bút để ghi chú thời gian vắt sữa để biết được hạn sử dụng của tùng bịch sữa.

Lưu ý: 

  • Mẹ nên lựa chọn các bình sữa, túi trữ sữa có đánh số “1”, “2”, “4”, “5” để thuận tiện hơn trong việc đong đếm tỷ lệ
  • Với bình trữ sữa, chất liệu nhựa hay thủy tinh không quan trọng, điều mẹ cần lưu ý chính là dụng cụ đó được làm từ nguyên liệu gì, có đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Mẹ nên lựa chọn các dụng cụ trữ sữa có ghi rõ BPA-free, bởi đây là nguyên liệu không chứa hóa chất Bisphenol – A độc hại

Hút sữa trước khi bỏ vào tủ trữ sữa mẹ

Trước khi bắt đầu hút sữa, bạn hãy dùng chiếc bút đã chuẩn bị từ trước đó, viết lên bao bì thông tin về ngày, giờ, số ml sữa khi hút ra. Điều này sẽ giúp mẹ quản lý được hạn dùng của sữa tốt hơn, biết được thứ tự sử dụng và loại bỏ những bịch sữa đã quá hạn.

Tiếp đó, mẹ hãy sử dụng máy hút sữa hoặc dùng tay để vắt sữa đều cả 2 bên ngực rồi dồn hết lượng sữa vắt được vào bình sữa hoặc túi trữ sữa. Việc vắt sữa sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, mẹ nên kiên nhẫn cho đến khi vắt đến dòng sữa cuối – là khi ngực không còn cảm giác căng.

Hút sữa mẹ
Hút sữa mẹ

Lưu ý, trong quá trình dồn sữa, mẹ chỉ nên đổ khoảng ⅔ dung tích của túi trữ và 60-80ml/bình sữa. Tránh dồn quá nhiều, làm sữa tràn ra ngoài gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, nếu mẹ trữ quá nhiều sữa trong 1 bình hoặc túi, chắc chắn sữa sẽ bị tràn ra ngoài khi rã đông. Vì vậy, mẹ nên hút sữa ra đủ số lượng để cho bé dùng hết 1 lần thôi nhé!

Bên cạnh đó, mẹ không nên vắt sữa liên tục, hãy chia thành các cữ, khoảng 5-7 lần vắt mỗi ngày. Cuối cùng, hãy đóng nắp bình thật chặt. Còn với túi trữ sữa thì mẹ chọn loại túi có thiết kế đặc biệt để khóa nắp dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh an toàn

Sau khi lượng sữa vắt ra đã được chia vào những chiếc bình hay túi trữ sữa, mẹ hãy để ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp bé không ăn hết lượng sữa đó trong ngày, mẹ nhớ cất vào trong ngăn đá của tủ đông.

Mặt ngoài của các bịch sữa đã được ghi rõ thông tin ngày tháng cũng như dung tích. Do đó khi sắp xếp mẹ cũng nên để ý, ưu tiên các bịch sữa có hạn dùng gần cho ra ngoài, xa cất vào trong. Các bịch sữa nên cách nhau khoảng 1cm để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông

Bên cạnh đó, trước khi chuyển các bịch sữa lên ngăn đá, mẹ nên cất chúng dưới ngăn mát từ 6 – 8 tiếng. Đồng thời, khi lấy sữa ra mà chưa sử dụng hết mẹ phải cho vào ngăn mát trước cũng trong khoảng thời gian đó.  Việc làm này sẽ giúp nhiệt độ sữa không bị thay đổi đột ngột, tránh ảnh hưởng tới chất lượng.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sữa trong tủ đông, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

  • Mẹ tuyệt đối không nên đổ lượng sữa mới vào bình sữa cũ. Nếu lượng sữa mới ít, mẹ muốn dồn bình để đủ sữa cho bé ăn trong lần tiếp theo, hãy cho sữa mới vào ngăn mát tủ lạnh, khi nhiệt độ của hai loại sữa tương đương nhau thì mẹ mới nên dồn chung vào một bình
  • Sữa mẹ đông lạnh sẽ gây ra hiện tượng nổi váng dầu, do chất béo bị tách riêng và trôi nổi lên trên. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Do đó, khi rã đông sữa, mẹ nên lắc nhẹ bình để chất béo trong sữa được phân phối lại đều
  • Trong quá trình trữ sữa trong tủ đông, mẹ nên không nên thường xuyên mở tủ lạnh. Tốt nhất nên đầu tư riêng một chiếc tủ để phục vụ cho nhu cầu bảo quản sữa, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm có trong tủ lạnh
  • Mẹ không nên để bình sữa ở bên cánh tủ lạnh. Bởi vị trí này không được phân phối nhiệt độ ổn định làm hạn sử dụng của sữa sẽ ngắn hơn so với thông thường
  • Sữa để tủ lạnh sẽ có mùi hôi, tanh. Để kiểm soát mùi vị của sữa, mẹ cần thực hiện đúng quy trình vắt sữa, vệ sinh dụng cụ trữ sữa thật sạch cũng như cách bảo quản sữa theo đúng hướng dẫn
  • Trữ sữa là giải pháp tối với trong trường hợp mẹ mất sữa hoặc sữa quá ít. Tuy nhiên, nếu lượng sữa mẹ hoàn toàn ổn định, hãy ưu tiên cho trẻ ăn sữa mới để bé hấp thụ tối đa dinh dưỡng

Rã đông sữa mẹ để tủ lạnh

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi rã đông sữa, mẹ không nên dùng sức nóng của lò vi sóng để làm tan. Bởi, quá trình này có thể sẽ bẻ gãy liên kết dinh dưỡng cũng như kháng thể có trong sữa. Nguy hiểm nhất là có thể hình thành các “hạt nóng” gây bỏng đường ruột.

Rã đông sữa mẹ
Rã đông sữa mẹ

Thay vào đó, mẹ hãy rã đông sữa theo cách tự nhiên, để sữa tan ra từ từ ở nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ có thể đặt bình sữa hay túi trữ sữa vào chén nước ấm. Cách rã đông này tuy mất nhiều thời gian nhưng lại giúp bảo toàn được nguyên vẹn dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa, cũng như không làm mất đi mùi vị tự nhiên của sữa.

Bạn chỉ cần làm sữa tan ra, không cần hâm nóng sữa. Bên cạnh đó, sữa đã được rã đông, mẹ hãy cho trẻ bú trong vòng 24 tiếng. Bởi quá thời gian này, sữa sẽ bị biến đổi chất, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Bảo quản sữa mẹ để tủ lạnh khi mất điện

  • Trong quá trình bảo quản sữa mẹ để tủ lạnh sẽ không thể tránh khỏi tình trạng mất điện. Để đối phó với tình huống này, mẹ nên chuẩn bị thùng giữ lạnh, đồng thời sắp xếp thêm đá cây ở dưới để giữ cho sữa không bị tan ra, gây ảnh hưởng đến hạn dùng của sữa
  • Trong tủ lạnh luôn luôn để một túi đá khô để phòng trường hợp mất điện hoặc cho vào thùng để mang sữa đi xa
  • Ngay khi có điện, mẹ hãy chuyển sữa trở lại vào ngăn đá
  • Trường hợp không có tủ lạnh, mẹ cần trữ sữa trong một khoảng thời gian ngắn, hãy cất sữa ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời hay những khu vực quá nóng
  • Hoặc mẹ có thể đặt bịch trữ sữa vào thùng đá hoặc trong khăn lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích. Khi không có tủ lạnh, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn sữa ngay, chỉ được sử dụng trong vòng 1-2h

Các loại tủ trữ sữa được các mẹ ưa chuộng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tủ đông trữ sữa mẹ đến từ thương hiệu khác nhau. Điều này khiến mẹ băn khoăn không biết nên lựa chọn loại tủ đông nào chất lượng, cũng như phù hợp với nhu cầu bảo quản sữa cho bé yêu. Để giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, dưới đây là 4 gợi ý tủ trữ sữa chuyên dụng được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Tủ Đông Mini Toshiba

Tủ đông mini Toshiba loại 198l là giải pháp trữ sữa đắc lực giúp các mẹ có thể bảo quản sữa trong thời gian tối ưu. Bên cạnh đó, ngăn chứa của tủ đông mini Toshiba 198l còn vô cùng rộng rãi, thoải mái, với các khăn nhựa đi kèm giúp mẹ có sắp xếp bịch sữa một cách khoa học.

Tủ Đông Mini Toshiba
Tủ Đông Mini Toshiba

Điểm đặc biệt của loại tủ đông trữ sữa này đó chính là khả năng làm lạnh rất nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu bảo quản sữa của mẹ. Bên cạnh đó, trong tủ lạnh còn được trang bị hệ thống đèn led giúp mẹ dễ quan sát và tìm kiếm đồ bên trong.

Tủ trữ sữa chuyên dụng Aqua

Đây là loại tủ đông chuyên dụng, phù hợp cho những mẹ nào có nguồn sữa dồi dào, bé bú khỏe. Tủ có thiết kế 2 ngăn riêng biệt, cho mẹ dễ dàng sắp xếp cũng như đủ công suất để làm lạnh được lượng sữa lớn.

Tủ trữ sữa chuyên dụng Aqua
Tủ trữ sữa chuyên dụng Aqua

Mỗi ngăn tủ lạnh đều có trang bị hệ thống đèn led cùng 1 nút điều chỉnh chế độ, giúp mẹ có thể kiểm soát được nhiệt độ trong tủ lạnh. Tủ lạnh trữ sữa chuyên dụng Aqua hoạt động rất êm ái, bạn có thể đặt ở bất cứ vị trí nào trong nhà mà không sợ ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Tủ đông Hòa Phát

Tủ trữ sữa mẹ đông Hòa Phát loại 100l có thiết kế 1 ngăn rất tiện lợi cho những mẹ có nhu cầu bảo quản sữa ở số lượng vừa phải. Thiết bị có công suất tiêu thụ rất thấp, tiết kiệm nguồn điện tối đa cho người dùng mà vẫn đảm bảo trữ sữa trong thời gian dài mà không gây biến chất.

Tủ đông trữ sữa Hòa Phát
Tủ đông trữ sữa Hòa Phát

Tủ đông Alaska BD

Tủ đông Alaska BD loại 150l có thiết kế vô cùng nhỏ gọn, không chiếm dụng quá nhiều diện tích nhà bạn. Ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này đó chính là khả năng vận hành êm ái, nhiệt độ ổn định, rất thích hợp với nhu cầu bảo quản sữa của các mẹ nuôi con nhỏ.

Tủ đông trữ sữa Alaska BD
Tủ đông trữ sữa Alaska BD

Tủ có thiết kế 1 ngăn, bên trong có núm vặn điều chỉnh nhiệt độ cho mẹ kiểm soát được chất lượng của sữa. Bên cạnh đó, tủ lạnh còn được trang bị 2 bánh xe rất thuận lợi trong việc di chuyển. Đồng thời, còn có thêm 2 chân để cố định bánh xe trên sàn chắc chắn.

Trên đây là một số hướng dẫn sử dụng tủ đông trữ sữa mẹ đúng cách. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm bảo quản sữa để bé được dùng nguồn sữa chất lượng, an toàn.

Chia sẻ bài viết này