Việc chăm con nhỏ sẽ thật sự vất vả khi trẻ thường xuyên quấy đêm khiến cả mẹ và con cùng kiệt sức. Vậy nguyên nhân trẻ khóc đêm và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này các mẹ nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm?
Có rất nhiều lý do khiến bé hay quấy khóc đêm, có người lý giải là do trẻ đói, trẻ bị đau bụng, trẻ tè dầm hoặc đơn giản trẻ muốn biểu hiện cảm xúc hay mong muốn điều gì đó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn.
1. Có thể con đang đói bụng
Tại sao trẻ hay khóc đêm? Có thể bạn chưa biết dạ dày của trẻ mới sinh rất nhỏ, nên trẻ cần được ăn nhiều bữa. Thông thường, trẻ sơ sinh cần được ăn theo giờ, khoảng 2-3 giờ một cữ. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ đói khi trẻ có những dấu hiệu như: quấy khóc, cho tay vào miệng, miệng tóm tém… Lúc này, bạn cần đảm bảo trẻ được ăn no để có thể ngủ sâu giấc hơn.

2. Trẻ đang mệt mỏi, khó chịu
Vì sao trẻ hay khóc đêm? Bạn có thể thấy rằng những đứa trẻ hiếu động thường sẽ hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối chúng thường tỏ ra mệt mỏi. Cũng có khi trẻ đang gặp một vấn đề gì đó như trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu gây khó chịu nên dẫn đến ngủ không ngon giấc. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn quá no hoặc đừng lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ bị ốm, sẽ khiến trẻ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, điều này cũng khiến trẻ khó ngủ.
3. Trẻ tè dầm
Tại sao trẻ khóc đêm? Tã ướt khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, lạnh, khó chịu khiến trẻ tỉnh giấc. Lúc này, bạn chỉ cần nhẹ nhàng vỗ về bé, để bé bình tĩnh, sau đó thay tã và giúp bé mau chóng trở lại giấc ngủ. Bạn nên chú ý đến môi trường xung quanh của bé, để bé cảm thấy thoáng mát, sạch sẽ, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
4. Cần được vỗ về, an ủi
Khi trẻ ở trong bóng tối quá lâu sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi. Bé cần được quan tâm của cha mẹ bên cạnh để yên tâm ngủ hơn. Đôi khi trẻ sẽ bị giật mình giữa đêm, lúc này trẻ cần được sự an ủi, vỗ về từ cha mẹ để trở lại giấc ngủ nhanh hơn.

5. Cảm thấy lạnh
Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm? Một việc nữa mà bạn cần chú ý đến đó là nhiệt độ phòng của trẻ. Trẻ cảm thấy lạnh sẽ dễ tỉnh giấc, quấy khóc giữa đêm. Bạn có thể sử dụng những loại đèn trang trí giúp phòng ngủ ấm áp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng suy xét kỹ về những loại đèn này có thể làm tăng nhiệt độ phòng, khiến trẻ cảm thấy nóng và có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
6. Mọc răng
Vì sao trẻ khóc đêm? Đối với trường hợp trẻ tỉnh giấc giữa đêm, quấy khóc mà bạn không biết nguyên nhân gây ra là gì. Thì rất có thể trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Những cơn đau do sưng nướu sẽ khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dẫn đến mất ngủ. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng đơn giản như chảy nước dãi nhiều, nướu, hàm sưng tấy, trẻ lười ăn…bạn cần quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, giúp trẻ mau chóng lấy lại giấc ngủ trước đó.
7. Trẻ bị kích thích quá mức
Có một số trường hợp trẻ tỉnh giấc quấy khóc giữa đêm là do ban ngày trẻ bị kích thích quá mức. Chẳng hạn như bạn dẫn trẻ đến những nơi đông người, khu vui chơi, giải trí… cũng khiến trẻ dễ khóc vào ban đêm. Nguyên nhân trẻ khóc đêm lúc này có thể là do trẻ bị giật mình, tỉnh giấc. Đây được xem là tình trạng trẻ bị quá tải về mặt cảm xúc nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

8. Rời mẹ một cách đột ngột
Việc trẻ quen hơi mẹ là điều thường thấy bởi mẹ là người luôn bên cạnh, chăm sóc và bảo vệ bé. Việc bất ngờ rời khỏi hơi ấm của mẹ khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn, dẫn đến việc trẻ khóc đêm. Lúc này, mẹ cần ôm bé và vỗ về để bé nhanh chóng ngủ trở lại.
9. Tiêu hóa không tốt
Trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ đang dần hoàn thiện. Đối với những trẻ chưa biết nói, thì việc đau ở đâu, khó chịu ở chỗ nào trẻ sẽ thể hiện bằng tiếng khóc. Nếu bạn thấy bụng trẻ phình to, xì hơi nhiều…rất có thể trẻ đang bị đầy hơi, khó tiêu. Khi gặp trường hợp này, bạn cần massage giúp trẻ đẩy khí dư trong bụng, cải thiện tình trạng khó tiêu của trẻ, giúp trẻ mau chóng cảm thấy thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.
10. Tiếng ồn
Nguyên nhân trẻ khóc đêm không thể bỏ qua tiếng ồn. Khi ngủ trẻ cần được ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái. Nếu môi trường xung quanh có quá nhiều tiếng ồn, gây kích động trẻ, khiến trẻ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc. Lúc này, bạn có thể sử dụng tiếng ồn trắng như tiếng máy sấy tóc, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi…để át lại những tạp âm xung quanh, giúp trẻ cảm thấy yên tâm, ngủ ngon giấc hơn.
11. Bé bị nghẹt mũi
Hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi thường gặp ở những trẻ nhỏ, trong lúc ngủ trẻ bị nghẹt mũi sẽ tự động chuyển qua thở bằng miệng. Việc hít thở bằng miệng sẽ khiến gió lạnh làm khô họng và khiến trẻ bị đau rát họng, ho, gây cảm giác khó chịu… Lúc này trẻ sẽ quấy khóc để nhận được sự giúp đỡ của mẹ. Cho nên bạn cần thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở cho bé.

12. Trẻ gặp ác mộng
Trẻ nhỏ cũng như người lớn, có thể gặp ác mộng trong giấc ngủ. Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm có thể là do trẻ bị giật mình vì vừa gặp một cơn ác bộc, cũng có thể là do chứng sợ hãi bóng đêm, điều này hoàn toàn vô hại đối với trẻ.
13. Trẻ thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi không còn là vấn đề quá xa lạ đối với các mẹ. Tuy nhiên, các mẹ đã biết khi trẻ thiếu canxi thường dẫn đến chứng còi xương. Cơ thể trẻ không được cung cấp đủ lượng canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền hệ thần kinh. Chính vì điều này, khiến trẻ thường xuyên bị giật mình, tỉnh giấc, ngủ chập chờn, không sâu giấc. Bạn có thể nhận thấy trẻ có những dấu hiệu thiếu canxi như: trẻ rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng…
14. Một số nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc trẻ tỉnh giấc, quấy khóc đêm. Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì cũng còn một số nguyên nhân khác như trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, trẻ bị côn trùng đốt, chui vào tai, trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.
Thời gian ngủ không hợp lý cũng khiến trẻ dễ thức dậy vào ban đêm, trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, những tiếng ồn xe cộ, tivi, không gian ngủ không thoải mái… cũng là những lý do góp phần làm ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ quấy khóc đêm mà bạn nên chú ý.
Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân có đáng lo không?
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng việc trẻ quấy khóc đêm là điều bình thường, không có gì đáng lo. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng việc trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, quấy khóc trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Đồng thời, trẻ quấy khóc đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng cân của trẻ. Vì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp cơ thể phục hồi năng lượng và là thời gian để não bộ nghỉ ngơi. Khi trẻ ngủ sâu giấc thì tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều hơn so với bình thường. Mà hormone có tác dụng giúp bé phát triển cả về chiều cao và cân nặng, cho nên việc trẻ quấy khóc đêm thường xuyên thật sự đáng lo.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc trẻ tỉnh giấc, quấy khóc đêm thường xuyên cũng làm khả năng ghi nhớ suy giảm, mất tập trung. Hơn nữa, khi trẻ ngủ các tế bào miễn dịch được sản xuất nhiều hơn. Khi trẻ thiếu ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu và trẻ sẽ dễ bị ốm hơn.
Trẻ khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?
Khi trẻ thường xuyên quấy khóc đêm sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định. Và ảnh hưởng lớn trực tiếp nhất là đến sức khỏe của trẻ và sau đó là ảnh hưởng đến người chăm sóc bé, nhất là mẹ.
Ảnh hưởng đến bé
Đối với việc trẻ khóc đêm thì hậu quả đầu tiên đó là sức khỏe của trẻ bị suy giảm, trẻ chậm tăng cân, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ ốm.
Tiếp theo là trẻ quấy khóc đêm cũng chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng học tập, trí nhớ kém, tinh thần.
Trẻ thiếu ngủ, quấy khóc đêm cũng tạo áp lực lên tim, dẫn đến tim đập nhanh, sức khỏe đứng trên bờ nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến mẹ
Có rất nhiều trường hợp các mẹ bị trầm cảm sau sinh. Và một trong những nguyên nhân khiến các mẹ dễ bị stress, trầm cảm đó là trẻ quấy khóc, không chịu ngủ. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tâm lý bất ổn. Hơn nữa việc không được nghỉ ngơi, kèm theo căng thẳng quá mức khiến mẹ bị tắc sữa, không đủ sữa nuôi con. Chính vì những điều này đã tạo áp lực, khiến mẹ càng thêm mệt mỏi, thèm được ngủ nhưng vì con quấy khóc, không được chia sẻ… sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
Cách khắc phục trẻ khóc đêm hiệu quả
Để giúp trẻ ngủ ngon, không bị tỉnh giấc giữa đêm các bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây.
Giúp bé phân biệt ngày đêm
Có nhiều mẹ cho rằng việc bắt trẻ phân biệt ngày đêm rất vô lý. Trẻ còn quá nhỏ để có thể nhận biết được điều này. Tuy nhiên, các mẹ lại không biết rằng, chính vì trẻ đang bị nhầm lẫn giữa ngày và đêm nên lịch sinh hoạt của trẻ đang bị đảo lộn. Việc điều chỉnh lịch sinh hoạt cho trẻ là vô cùng cần thiết, trong đó quá trình giúp trẻ phân biệt ngày đêm không phải ngoại lệ.
Ban ngày mẹ hãy mở cửa sổ, bật đèn sáng và tương tác, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Còn với ban đêm, mẹ hãy tạo không gian yên tĩnh, tắt đèn, để trẻ biết rằng đây là thời gian trẻ cần được ngủ. Khi trẻ tỉnh giấc giữa đêm, mẹ cần nhẹ nhàng, cho bé bú nếu bé đói, thay tã cho bé nếu tã ướt. Tất cả mọi thứ đều làm trong im lặng, để bé có thể trở lại giấc ngủ một cách nhanh chóng. Dần dần sẽ giúp bé có thói quen đêm ngủ ngày thức, bé ngủ ngon mẹ sẽ bớt vất vả hơn rất nhiều.

Hạn chế cho bé vận động quá sức vào ban ngày
Hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh còn khá yếu, chưa thể xử lý được tất cả thông tin hàng ngày. Nếu ban ngày mẹ đưa trẻ đến những nơi đông người, nô đùa, vui chơi sẽ khiến trẻ cảm thấy phấn khích, đêm trẻ sẽ rất khó ngủ, thậm chí trẻ sẽ mơ thấy ác mộng và choàng tỉnh giấc giữa đêm. Cũng tương tự, nếu ban ngày trẻ bị quát mắng, dọa dẫm khiến bé sợ hãi thì ban đêm trẻ cũng giật mình, tỉnh dậy và òa khóc.
Tạo cảm giác quen thuộc cho bé
Trẻ rất dễ bị giật mình bởi những âm thanh, tiếng động đột ngột phát ra ngay trong đêm khiến trẻ tỉnh giấc, hoảng sợ. Chính vì vậy, để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, bạn cần tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ. Bởi bé đã quen được bao bọc từ trong bụng mẹ, không thích tiếng ồn. Lúc này, mẹ chỉ cần tắt đèn, hoặc điều chỉnh đèn ở mức ánh sáng vừa phải, loại bỏ tiếng ồn, hoặc sử dụng tiếng ồn trắng để giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé
Đối với trẻ bú sữa mẹ, thì mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bé có thể nhận được những dưỡng chất đó từ mẹ. Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để trẻ có thể nhận được nguồn vitamin D tự nhiên, giúp hấp thụ canxi tối đa nhất.
Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về loại sữa phù hợp với cơ thể trẻ. Để trẻ có được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất.
Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, mẹ cần lên thực đơn bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cho trẻ, giúp trẻ có điều kiện phát triển vượt trội.
Trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thì các cơ quan trong cơ thể trẻ cũng được phát triển và hoàn thiện. Khi đó trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn, không còn tình trạng quấy khóc đêm xảy ra nữa.
Trẻ nhỏ khóc đêm là điều thường thấy, mẹ chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì? Từ đó sẽ giúp mẹ có phương pháp khắc phục tình trạng quấy khóc ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng quấy khóc đêm ở trẻ nếu thường xuyên diễn ra, kèm theo những dấu hiệu như trẻ chậm tăng cân, trẻ biếng ăn, trẻ hay ốm… mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra cách khắc phục sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm mẹ nhé!