Trẻ sơ sinh thường xuyên khóc đêm khiến ba mẹ không khỏi lo lắng và bất an. Vậy nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Xem nhiều hơn:

Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường?
Trằn trọc, khó ngủ và quấy khóc về đêm được xem là phản xạ bình thường của trẻ trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Đây là những tín hiệu tốt cho thấy bé dần làm quen với môi trường bên ngoài, khoảng 3 tiếng/ngày.
Bước sang tháng thứ 4, tình trạng khóc đêm sẽ giảm dần nhờ thích nghi được với môi trường bên ngoài cũng như phương pháp chăm sóc của bố mẹ đã trở nên tốt hơn.
Trẻ khóc đêm khi nào bất thường?
Nếu tình trạng trẻ khóc đêm thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nào đó. Những biểu hiện bất thường đi kèm với khóc đêm cần quan tâm như bỏ bú, đau bụng, khóc dai dẳng trên 3 tiếng, hoảng sợ, tỉnh giấc giữa đêm, giật mình,… Lúc này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán, đồng thời có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm
Yếu tố bên ngoài
- Tiếng ồn: Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tiếng ồn. Vì vậy, những âm thanh từ hoạt động của mọi người sẽ vô tình làm bé thức giấc, khó ngủ và quấy khóc đêm
- Nhiệt độ phòng ngủ: Nhiệt độ trong phòng quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến bé khó chịu và không thể ngủ ngon giấc
- Ánh sáng: Bé đã quen với ánh sáng yếu từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, bé sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng. Đây cũng là lý do khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc đêm
Bé khó chịu
Tiếng khóc của bé đôi khi muốn nói với mẹ rằng “con đang cảm thấy khó chịu”. Lúc này, mẹ hãy quan sát nguyên nhân trẻ khóc đêm đến từ đâu. Dưới đây là một số tình huống thường gặp mà mẹ nên để ý:
Bỉm, chăn có vấn đề
- Bé khóc đêm do bỉm, chăn có vấn đề
- Bỉm ướt mà mẹ chưa kịp thay, khiến bé khó chịu
- Quần áo chật chội, cọ xát vào da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu
- Mẹ đắp chăn cho bé quá chặt khiến con khó cựa quậy

Nguyên nhân trẻ khóc đêm do đòi bú
- Trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày nhỏ nên rất nhanh đói
- Trẻ gặp vấn đề về răng lưỡi nên lực bú sẽ yếu hơn. Vì vậy, con sẽ đòi bú nhiều để đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết
- Trẻ cảm thấy yên tâm khi được mẹ bế nên thường có phản xạ đòi bú
- Trẻ ngủ khi đang bú nên lúc tỉnh dậy sẽ đòi bú tiếp vì vẫn đói
Hoạt động quá nhiều vào ban ngày
Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kèm. Vì vậy, nếu ban ngày trẻ hoạt động mạnh thì trạng thái hưng phấn này vẫn sẽ tiếp tục kéo dài vào ban đêm. Điều đó có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ giật mình, khóc đêm.
Nguyên nhân trẻ khóc đêm do thiếu chất
Bên cạnh những nguyên nhân trẻ hay khóc đêm sinh lý, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang bị thiếu chất. Thường gặp nhất là tình trạng thiếu vitamin D3 và K2. Hai vi chất này có liên quan đến quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.
Trẻ thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến biếng ăn, ngủ không yên giấc, khóc đêm, lâu dần sẽ chậm lớn, còi xương, không đạt được các mốc vận động tinh. Ngoài ra, trẻ khóc đêm còn do thiếu protein, sắt, magie, kẽm,…

Bé bị trào ngược dạ dày, chướng bụng, đầy hơi
Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, vì vậy nếu mẹ cho bú quá no, con rất dễ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đi kèm với đó còn là tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Điều này làm cho cơ hoành bị đội lên, bé khó chịu sẽ không ngủ được, quấy khóc nhiều.
Nguyên nhân trẻ khóc đêm do bị đau
- Đau tai: Cơn đau dai dẳng khiến bé khó chịu, quấy khóc đêm. Lúc này, mẹ chú ý xem con có bị viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai không
- Đau bụng: Do nhu động ruột chưa ổn định, vì vậy trẻ mới sinh đôi khi sẽ có những cơn đau bất thường
- Loét miệng: Tình trạng này có thể xuất hiện tại vòm họng, lưỡi hoặc miệng
- Đau do mọc răng: Những chiếc răng sữa mới nhú khiến phần nướu sưng lên. cơn sẽ cảm thấy rất khó chịu, đau và quấy khóc nhiều
Trẻ bị dị ứng thực phẩm
- Dị ứng với protein trong sữa bò: Thống kê cho thấy, có khoảng 2 – 7.5% trẻ mắc phải loại dị ứng này. Lúc này, ter sẽ phải đối mặt với hàng loại triệu chứng như buồn nôn, khó thở, khô họng, ngứa mắt, phát ban. Đây là nguyên nhân trẻ khóc đêm nhiều và không chịu ngủ
- Dị ứng với sữa mẹ: Toàn bộ chất dinh dưỡng mẹ ăn sẽ được truyền trực tiếp cho mẹ qua nguồn sữa. Vì vậy, nếu mẹ ăn nhiều những thực phẩm dễ gây dị ứng, trẻ sẽ có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói,… Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc,…
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ khóc đêm liên tục, kéo dài?
Sau khi đã giải mã được nguyên nhân trẻ khóc đêm, cũng như tầm ảnh hưởng của giấc ngủ đối với sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho bé ngủ đủ giấc, không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày
- Phòng ngủ và đồ vật bé thường xuyên tiếp xúc phải được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng
- Tránh các hoạt động vui chơi quá mức vào ban ngày
- Khi đến giờ bé ngủ, gia đình nên giữ không gian yên tĩnh, tránh làm bé giật mình
- Thay tã, bỉm thường xuyên, giữ cơ thể bé luôn khô ráo, sạch sẽ
- Xây dựng thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý, hoa học
- Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, cũng như giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa
Bài viết trên đây đã chỉ ra một số nguyên nhân trẻ khóc đêm. Mong rằng với những chia sẻ này, mẹ sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của bé!
Tác giả: https://fitobimbi.vn/