Nội dung chính

Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cha mẹ cần xử lý ra sao?

Khóc dạ đề là một trong những phiền toái trẻ thường gặp phải. Tình trạng này không chỉ khiến người lớn phiền lòng mà còn vô cùng lo lắng, bất an. Vậy trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?
Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cha mẹ cần xử lý ra sao?

Thế nào là khóc dạ đề?

Dạ đề là thuật ngữ chỉ tình trạng khóc đêm ở trẻ sơ sinh, có tên khoa học là Colic – hay còn gọi là đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh.. Cơn thịnh nộ này thường xuất hiện không lý do và kéo dài liên tục trong vài tuần. Trẻ khóc dạ đề khó để dỗ nín, điều này khiến ba mẹ bất lực, thậm chí rơi vào trầm cảm.

Khóc dạ đề rất dễ nhầm lẫn với chứng khóc đêm thông thường. Vì vậy, để xác định tiếng khóc đó có phải là khóc dạ đề không, ba mẹ cần loại trừ các nguyên nhân: mọc răng, sốt, tã bỉm bé mặc không thoải mái, trẻ đói hoặc ăn quá no, quá nóng hoặc quá lạnh,… Nếu bé khóc do các yếu tố này thì không phải là hiện tượng khóc dạ đề. Theo đó, ba mẹ chỉ cần giải quyết nhu cầu này, bé sẽ bớt khóc.

Dấu hiệu và nguyên nhân khóc dạ đề ở trẻ

Trước khi giải đáp “trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé!

Theo bác sĩ, một em bé được chẩn đoán bị khóc dạ đề khi có các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ khóc hơn 3 giờ mỗi ngày
  • Trẻ khóc hơn 3 ngày một tuần
  • Trẻ khóc hơn 3 tuần trong tháng
  • Ngoài những biểu hiện trên, ter khóc đêm còn hay ưỡn người, vã mồ hôi, người mệt mỏi, uể oải, da nhợt nhạt, chán ăn,…
  • Khi khóc mặt trẻ đỏ ửng, tay nắm chặt, chân co về phía bụng, lưng cong lại
Khóc dạ đề dễ gây nhầm lẫn với hội chứng khóc đêm thông thường
Khóc dạ đề dễ gây nhầm lẫn với hội chứng khóc đêm thông thường

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ. Nhiều bác sĩ cho rằng, tâm lý bất an, lo lắng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi trạng thái tâm lý ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời. Ngoài ra, khóc dạ đề ở trẻ có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Bé bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng
  • Trào ngược dạ dày
  • Dị ứng đạm trong sữa bò
  • Bé mắc hội chứng không dung nạp đường lactose trong sữa
  • Do mẹ đang sử dụng thuốc làm tăng hormone motilin
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn nhu động ruột. Lúc này bé sẽ bị đau bụng và khó chịu.

Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Hiện tượng khóc dạ đề bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 2 – 4 tuần tuổi. Theo dân gian, khóc dạ đề có liên quan đến yếu tố tâm linh. Nguyên nhân là do bé gặp phải vía xấu, dẫn đến quấy khóc nhiều vào ban đêm. Thế nhưng, thực tế có phải vậy? Theo các bác sĩ, khóc dạ đề là hiện tượng sinh lý bình thường nếu bé vẫn ăn uống, sinh hoạt và tăng cân đều.

Lý giải hiện tượng khóc dạ đề tâm linh ở trẻ mới sinh

Khóc dạ đề thường chấm dứt khi trẻ được 3 tháng tuổi
Khóc dạ đề thường chấm dứt khi trẻ được 3 tháng tuổi

Khóc dạ đề thường có quy luật tương đồng giống nhau ở trẻ sơ sinh. Thông thường, khi bé gặp tình trạng này, thời lượng và mức độ khóc đạt đỉnh điểm vào tuần thứ 6, sau đó giảm dần và thường kết thúc khi bé tròn 3 tháng tuổi.

Khóc dạ đề có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bé khóc nhiều sẽ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, chán ăn,… Còn đối với mẹ, con khóc liên tục sẽ làm bạn phải thức đêm, ngủ không đủ giấc, dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hưởng đến công việc của ngày hôm sau.

Trẻ khóc dạ đề phải làm sao để xoa dịu?

Bên cạnh thắc mắc “khóc dạ đề bao lâu thì hết?”, cách chữa tình trạng này ở trẻ cũng là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm.

Trẻ bị khóc dạ đề liên tục khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và bối rối. Theo chuyên gia, ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, trẻ khóc dạ đề nhưng vẫn, bú tốt, vui vẻ và tăng cân đều thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và giúp bé giảm khó chịu bằng cách thể hiện tình yêu:

  • Ôm bé vào lòng, cho bé cảm nhận sự ấm áp, an toàn từ mẹ truyền sang
  • Hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng du dương, giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng
  • Cho bé ngủ tại không gian yên tĩnh, êm ái, ít ánh sáng và tiếng ồn
  • Mẹ nên thường xuyên massage bụng và toàn thân cho bé trước khi ngủ. Việc làm này giúp bé giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể, xoa dịu kích thích để có giấc ngủ về đêm êm ái
  • Tránh để bé rơi vào căng thẳng hoặc có cảm giác không thoải mái. Chẳng hạn như để bé đói, cho ăn quá no,…
  • Không tự ý cho bé uống thuốc mà chưa thông qua bác sĩ
  • Mẹ cần chú ý đến trang phục, chọn cho bé mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát
  • Thay tã bỉm thường xuyên
  • Ban ngày không nên cho trẻ tham gia vào các trò chơi rung lắc, gây kích động mạnh

7 Mẹo chữa trẻ khóc dạ đề mẹ cần nắm bắt

Trẻ khóc dạ đề khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trẻ khóc đêm do nhiều nguyên nhân. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có nhiều biểu hiện không đơn thuần là khóc dạ đề, hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ sốt cao, từ 38 độ trở lên
  • Rên rỉ, tiếng khóc bất thường
  • Nôn trớ, tiêu chảy
  • Mặt bơ phờ, ngủ li bì
  • Không chịu bú

Trên đây là giải đáp “trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?”. Hãy theo dõi Fitobimbi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nguồn: Fitobimbi

Chia sẻ bài viết này