Nội dung chính

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng đầu luôn là một từ khóa được rất nhiều bố mẹ lần đầu làm bố mẹ tìm kiếm trong hành trình tìm thông tin hữu ích. Bài viết hôm nay với mong muốn cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản và toàn diện một cách khoa học có hệ thống về chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi.

Không gian dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Phòng ở dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

không gian phòng ở của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Đối với các bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bố mẹ cần chú ý nhé phần lớn thời gian trong ngày của trẻ là giấc ngủ, do đó bố mẹ cần chuẩn bị cho bé không gian phòng yên tĩnh, ít người ra vào, không ẩm thấp, có ánh sáng. Nếu có thể bố mẹ nên chuẩn bị cho bé một không gian riêng để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho trẻ.

Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng hoặc vào trực tiếp mắt của trẻ sơ sinh. Không khí phòng của trẻ cần thông thoáng nhưng tránh thổi thẳng vào, khi dọn dẹp cần tránh bụi bay tung lên cũng như tránh có khói trong phòng của trẻ.

Nhiệt độ phòng dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ dưới 1 tháng tuổi

Cơ thể của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ chính vì vậy bố mẹ cần đảm bảo về nhiệt độ phòng của trẻ giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh giữ mức thân nhiệt bình thường đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Trong điều kiện bình thường nhiệt độ phòng của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi giữ ở mức 20 độ C đến 24 độ C. Bố mẹ cần chú ý theo dõi trẻ trong thời gian này để đảm bảo cho cơ thể của trẻ không quá ấm cũng như quá lạnh. Đồng thời phòng của trẻ không được quá khô hoặc quá ẩm, cả hai đều không tốt đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Thức ăn dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Bố mẹ cần lưu ý nhé thức ăn dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất và hãy duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên đến tối thiểu khi trẻ 2 tuổi và lâu hơn thì càng tốt bố mẹ nhé.

thức ăn cho bé dưới 1 tháng tuổi

Sữa mẹ là một tỉ lệ chuẩn xác các chất dinh dưỡng dễ tiêu và thích hợp với hầu hết trẻ sơ sinh. Trẻ bú sữa mẹ giúp và hạn chế chế rủi ro nhiễm trùng hơn thế sữa mẹ còn làm tăng sức miễn dịch phòng chống các bệnh nhiễm trùng cho bé. Ngoài ra khi mẹ cho trẻ bú tạo cảm giác an toàn cần thiết cho trẻ. Bố mẹ cũng cần nhớ dạ dày của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất bé chỉ chứa được 30ml sữa. Sữa mẹ sau khi được bú vào dạ dày thì phải 3 giờ mới tiêu hết, vì thế mỗi cữ bú cần cho bú vừa phải. Trong trường hợp mẹ sinh mổ hoặc sữa mẹ chưa về phải nuôi trẻ kết hợp với sữa công thức thì cũng cần chú ý đến lượng sữa pha trong các cữ bú của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Note cho bố mẹ tránh trường hợp khi sữa mẹ chưa kịp về trẻ phải dùng sữa công thức đối với các trẻ có sức ăn tốt, bố mẹ pha lượng sữa quá nhiều so với kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh để những hậu quả không tốt đối với trẻ sau này.

Phân của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Thường thì trong vòng 24 giờ sau khi sinh trẻ sẽ đi tiểu tiện, đại tiện. Bình thường, trong một đến hai ngày đầu trẻ ỉa phân su màu đen, sền sệt và đều nhuyễn, trong 1 ngày đêm khoảng 1 đến 3 lần.

phân của bé dưới 1 tháng tiểu thể hiện hệ tiêu hóa khỏe hay yếu

Nếu bố mẹ quan sát sau sinh 24 giờ trẻ không ỉa phân su hoặc phân su quá ít cũng cần sự thăm khám của bác sĩ. Sau khi trẻ bú sữa mẹ, phân sẽ dần chuyển từ màu đen sang màu vàng đôi khi còn lẫn cả sữa trắng chưa tiêu hóa hết, bố mẹ chú ý nhé đây là do chưa tiêu hóa hết chứ không phải do tiêu hóa không tốt mà đối với trẻ sơ sinh chức năng dạ dày và ruột chưa hoàn thiện.

Thay tã thường xuyên đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Bố mẹ cần chú ý việc thay tã, bỉm thường xuyên đối với trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi. Nước tiểu mang tính acid yếu có thể gây kích thích da ở trẻ đặc biệt đối với trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên.

Thời gian đầu trẻ sơ sinh thường xuyên đi phân su liên tục do mỗi trẻ sơ sinh có thói quen đường ruột khác nhau. Trong tuần đầu đời trẻ sơ sinh đi phân su thường xuyên, thậm chí sau mỗi cữ bú là bé đi phân su, có thể hơn 10 lần/ ngày. Làn da ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu còn mỏng manh và nhạy cảm cần thời gian để hoàn thiện dần. Bố mẹ cần thay tã thường xuyên để làn da trẻ tránh tiếp xúc với phân và nước tè của trẻ.

thường xuyên thay tã cho bé dưới 1 tháng tuổi

Trước khi thay tã cần chuẩn bị đầy đủ để thao tác được nhanh, nhất là vào mùa đông. Khi thay tã cần nhẹ nhàng, dùng tay trái nắm nhẹ hai chân của trẻ, chủ yếu nắm chặt cổ chân, rồi nâng đùi, làm mông rời khỏi tã và dùng tay phải trải tã khô ra, bọc lại. Chú ý phải đặt tã ở giữa mông. Nếu là trẻ gái phải lau rửa từ từ trước ra sau, tránh làm nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu là bé trai cần chú ý xem phân dính vào chim trẻ không.

Sử dụng khăn bông mềm để vệ sinh ngày 1 đến 2 lần cho trẻ, sau khi trẻ đi ỉa cần dùng nước ấm để lau rửa sạch sẽ, nên tập thói quen bôi một lớp kem bảo vệ vùng da tránh tiếp xúc với chất bẩn trực tiếp. Bố mẹ có thể lựa chọn các loại kem chứa kẽm để mang lại hiệu quả.

Note cho các mẹ lựa chọn tã vải tiết kiệm nhưng các mẹ cần chú ý sẽ tốn thời gian hơn trong việc giặt phải vò kĩ và phơi thật khô, tã phải luôn giữ mềm mại và sạch sẽ. Nếu có thể thì vài ngày cần đun sôi một lần nếu vào mùa đông ít nắng nếu vào mùa hè nhiều nắng mặt trời cần phơi dưới nắng giúp khử trùng giúp bay hết hơi ẩm, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi mặc. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất tẩy trắng vải hay nước làm mềm vải vì chúng có thể làm giảm tính thấm hút của sợi vải.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh chỉ thức lúc bú hoặc khi tã lót bị ướt còn hầu hết thời gian còn lại dành cho việc ngủ, đây là nhu cầu sinh trưởng, phát triển ở trẻ. Có một số trẻ do ban ngày ngủ nhiều, số lần bú giảm bớt, đái ít nên đêm phải bú bù rồi đái, ướt tã thì khóc, khóc nhiều lại đói, đói lại bú, nhưng thông thường do khóc quá mệt nên bú chưa no lại ngủ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Nhưng do nhanh đói nên lại nhanh chóng thức dậy. Cứ như vậy là hình thành thói quen khóc về ban đêm, cách khắc phục bố mẹ cho ban ngày bú đúng cữ đúng giờ giảm bớt thời gian gian ngủ ngày, tìm cách cho bé bớt bú về đêm để bé ngủ được nhiều hơn.

Note cho bố mẹ đó là trẻ sơ sinh trong tháng mỗi trẻ có một nhịp sinh học khác nhau chính bởi vậy bố mẹ và người thân cần chuẩn bị sức khỏe tinh thần để đồng hành cùng trẻ thoải mái, dễ chịu nhất.

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh khóc có tác dụng thúc đẩy toàn thân vận động giúp cho phổi phát triển. Nếu trẻ sơ sinh không khóc hoặc tiếng khóc yếu đều không tốt. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường khóc vì đói, rét, nóng quá, ướt tã… nếu không vì những nguyên nhân ở trên thì bố mẹ cần sự thăm khám cũng như tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

Chăm sóc cuống rốn của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Băng quấn rốn ở trẻ cần được giữ sạch sẽ, tránh bị ướt, nếu bị ướt cần phải thay ngay băng sạch. Bố mẹ cần quan sát xem trên băng có vết máu thấm không, nếu có máu thấm nhiều cần phải thít chặt thêm và đảm bảo khô sạch. Khi rốn chưa rụng phải chú ý không tùy tiện mở băng ra. Sau khi rốn rụng phải giữ sạch và khô, các vảy da ở gốc phải chờ cho nó tự bong ra, nếu để lộ chỗ thịt non sẽ rất khó liền miệng.

Mẹ có thể dùng tăm bông chấm dung dịch Nitrat bạc 5 -10% để chấm vào, sau đó lau qua bằng kem khử trùng, nếu phần gốc rốn bị tấy đỏ hoặc mẹ thấy rốn bé lâu liền , bị ướt và chảy nước thì mẹ cần nghĩ đến trường hợp viêm rốn cần phải bôi thuốc tím thay băng khử trùng. Trường hợp miệng rốn bị ướt hoặc vẩy máu thì dùng tăm bông nhúng cồn 75% lau sạch dùng băng tiêu độc đắp vào.

Chăm sóc cuống rốn của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Note cho các bố mẹ vết thương ở rốn của bé sẽ lành sau 10 -12 ngày.

Chăm sóc da của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Mẹ cần chú ý tắm rửa và thay quần áo là biện pháp chủ yếu để giữ cho da luôn sạch sẽ. Bởi những vật bám trên da của trẻ sơ sinh thường có lượng lớn vi trùng gây bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó tắm còn giúp cho tuần hoàn máu thông suốt hơn giúp cho quá trình trao đổi chất, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển. Trong quá trình tắm cho trẻ bố mẹ cũng có điều kiện theo dõi làn da của trẻ có biểu hiện gì bất thường không, tắm cũng là quá trình mat-xa đối với toàn bộ cơ thể trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh sau khi chào đời khoảng một tuần, rốn rụng thì bố bố mẹ có thể tắm cho trẻ tại nhà. Nếu thời tiết ấm áp trẻ bình thường bố mẹ cần tắm hằng ngày cho trẻ. Đối với mùa hè nắng nóng thì có thể tắm 2 lần/ngày còn vào mùa đông thì bố mẹ giảm bớt số lần tắm sao cho hợp lý. Nhiệt độ phòng tắm khoảng 22 độ C là vừa nhiệt độ nước khoảng 38 đến 40 độ C là tốt nhất, thời gian tắm một lần không được kéo dài chỉ cần từ 5 đến 7 phút là đủ. Các bước tắm cho trẻ đầu tiên là bế trẻ cho an toàn, cách bịt tay hai lỗ tai cho trẻ từ đằng sau bằng ngón cái và ngón giữa để nước không vào tai trẻ, kì cọ dần dần từ đầu trẻ xuống, tránh nước xà phòng vào mắt của trẻ…

Chăm sóc da của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Note đầu tiên cho bố mẹ có thể mua dụng cụ đi kèm để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ cho chính xác hoặc bố mẹ có thể dùng khủy tay của mình để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ, chú ý để các thiết bị chứa nước nóng gọn gàng để an toàn cho cả trẻ lẫn người lớn.

Note tiếp theo mẹ cần tránh tắm cho trẻ ngay sau khi ăn, ít nhất cũng phải chờ sau ăn 1 tiếng. Nghỉ tắm cho trẻ vào những ngày trẻ bú ít hẳn so với bình thường

Chăm sóc đôi mắt, khoang miệng của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Đôi mắt của trẻ sơ sinh cũng cần được bố mẹ quan tâm đặc biệt, cần giữ gìn sạch sẽ. Hằng ngày khi rửa mặt mẹ cần rửa mắt trước cho trẻ thật sạch, Mẹ cần chú ý lau sạch các dử mắt, mẹ cần dùng khăn bông hoặc khăn mềm để vệ sinh mắt cho trẻ. Nếu mắt trẻ có nhiều dử thì phải tra thuốc nhỏ mắt cho trẻ, nhỏ từng mắt một.

Thông thường sau khi ra khỏi bụng mẹ khoảng 3 tháng thì thức dậy vào sáng sớm ở khóe mắt hoặc vành mắt có đọng nhử mắt đôi khi trong tròng mắt bé có nhoáng nước mắt do lông mi  đâm ngược vào mắt kích thích giác mạc gây trào nước mắt hoặc sinh ra dử mắt. Lúc này mẹ chỉ cần dùng tay nhẹ nhàng banh mí mắt ra làm cho lông mi tách ra khỏi tròng đen là được. Sau nửa tháng thì hiện tượng này tự nhiên sẽ giảm các mẹ không cần quá lo lắng.

Chăm sóc đôi mắt

Đối với vùng khoang miệng của bé sơ sinh còn non nên tránh tuyệt đối gây bất cứ vết sây xước nào. Những vị trí như nổi trên lợi màu trắng xám bên cạnh răng hoặc cục mỡ phía trong hai má đều là những hiện tượng bình thường không cần chích hoặc cắt nhé bố mẹ.

Chăm sóc tai, mũi của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh chỉ có thể thở bằng mũi, nếu bị tắc sẽ ảnh hưởng đến việc thở ở trẻ, nghiêm trọng có thể dẫn đến khó thở. Nên bố mẹ cần thường xuyên để ý xem xét để vệ sinh sạch sẽ dử mũi và nước mũi cho bé, động tác vệ sinh cần phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay tránh gây xây xước niêm mạc mũi.

chăm sóc mũi của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Các thao tác bố mẹ cần chú ý các bé còn tương đối hiếu động vì vậy cần dùng một tay giữ đầu của bé cho yên một chỗ, rồi dùng tăm bông y tế loại đầu nhỏ xoay nhẹ trong mũi để gạt bỏ dử mũi nhưng tránh đưa vào quá sâu, nếu trong trường hợp dử mũi của trẻ đông cứng thành cục thì bố mẹ tránh việc dùng sức để kéo hoặc cậy ra. Bố mẹ cần sử dụng phương pháp hút bằng cách xịt hoặc nhỏ dung dịch nước muối để hỗn hợp dử được mềm ra rồi bố mẹ dùng tăm bông ý tế lấy ra.

Đối với việc sinh tai của trẻ bố mẹ cũng dùng khăn màn ẩm để lau vành tai khu vực bên ngoài sau khi vệ sinh mắt và mặt cho trẻ. Với những ráy bẩn trong lỗ tai bố mẹ dùng tăm bông y tế để lấy nhưng chỉ lấy ở phần ngoài, không được đưa tăm bông vào quá sâu, tránh làm tổn thương phía ngoài màng nhĩ.

Chăm sóc tai

Các biện pháp tránh nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Đối với tất cả các em bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sức đề kháng còn kém rất vô cùng dễ bị nhiễm trùng. Chính bởi vậy trước khi làm bất kỳ động tác nào liên quan đến việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bố mẹ hoặc ông bà cần tuyệt đối tuân thủ việc rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Đối với trường hợp có người nhà bị cảm cúm thì tuyệt đối không tiếp xúc với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Khi cần thiết tiếp xúc với trẻ thì phải đeo khẩu trang.

Mẹ là người luôn bên cạnh trẻ nhiều nhất nên việc mẹ giữ gìn vệ sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức của trẻ. Chính bởi vậy mẹ cần tuyệt đối tuân thủ vệ sinh cá nhân thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.

Bên cạnh đó thì cũng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng nơi bé nghỉ ngơi như chăn, màn, ga, gối, chăn, đệm cho bé.

Mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe, còn trẻ sơ sinh thì cần môi trường yên tĩnh để được ngủ giấc sâu, hơn nữa bản thân trẻ sức đề kháng còn yếu nên dễ bị nhiễm trùng, bạn bè, người thân đến thăm nên chú ý giữ yên tĩnh tránh ồn ào, không nên thăm quá lâu, tuyệt đối tránh những động tác biểu hiện tình cảm như hôn, thơm, áp má trẻ đều không có lợi cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi bé chào đời, hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người.

Lời kết

Thay cho lời kết của bài chia sẻ hôm nay đó chính là những thông tin hữu ích được chia sẻ đến tất cả các bố mẹ để hành trình trong tháng đầu tiên của các em bé sơ sinh cùng các thành viên trong gia đình là những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc, khỏe mạnh.

Chia sẻ bài viết này