Nội dung chính

Nguyên nhân dấu hiệu trẻ còi xương là gì?

Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3. Bệnh nếu kéo dài có thể gây biến dạng xương thậm chí tử vong ở trẻ. Vậy nguyên nhân dấu hiệu trẻ còi xương là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Còi xương là gì? Những trẻ dễ mắc còi xương

Còi xương là tình trạng giảm khoáng hóa đĩa sụn tăng trưởng do cơ thể bé bị thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về việc chuyển hóa chức năng. Bệnh thường gặp ở các bé dưới 3, nhất là đối tượng như sau:

Những trẻ sinh non thường dễ còi xương
Những trẻ sinh non thường dễ còi xương
  • Trẻ sinh non, sinh đôi: Dễ bị thiếu hụt vitamin D nếu không bổ sung đúng cách, kịp thời
  • Trẻ bụ bẫm, thừa cân:  Có nhu cầu dùng canxi, photpho, vitamin D cao hơn những bé bình thường. Do đó bố mẹ cần phải chú trọng bổ sung các hoạt chất này. Việc bổ sung thiếu vi chất cộng thêm áp lực từ cân nặng sẽ tạo ra nhiều gánh nặng cho hệ xương khớp của con
  • Trẻ ít vận động: Rất nhiều bố mẹ lo lắng rằng trẻ sẽ dễ bị bệnh khi phải tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì vậy thường sẽ giữ con trong nhà. Tuy nhiên điều này lại làm cản trở quá trình tổng hợp vitamin D khiến trẻ còi xương, chậm lớn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong những năm tháng đầu đời 70% trẻ nhỏ sẽ tránh được bệnh còi xương nếu như bố mẹ chăm sóc đúng cách. Trong đó việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh cũng như nguyên nhân sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh nặng hơn.

Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương là bệnh phức tạp với nhiều biến thể và các nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lý do khiến trẻ dễ bị mắc căn bệnh này.

Thiếu ánh sáng mặt trời

Nói đến nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ phải kể đến việc thiếu ánh sáng mặt trời. Theo các chuyên gia, ở trong điều kiện nhà ở chật chội, bị thiếu ánh sáng hoặc trẻ không được cha mẹ đem ra phơi nắng thường xuyên, con sinh mùa đông, vùng núi nhiều mây quá trình hấp thụ vitamin D sẽ bị cản trở, gây ra còi xương nghiêm trọng.

Thiếu ánh nắng mặt trời có thể khiến bé còi xương
Thiếu ánh nắng mặt trời có thể khiến bé còi xương

Chế độ ăn của trẻ không phù hợp

Nguyên nhân bệnh còi xương tiếp theo mà mẹ có thể nhận thấy đó là chế độ ăn uống của con không hợp. Theo các chuyên gia, những trẻ không được bú mẹ đầy đủ từ lúc mới sinh, hoặc dùng sữa bột quá sớm sẽ khiến quá trình hấp thụ canxi bị mất cân bằng.

Ngoài ra, việc mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, trong bột và cháo có chất phytic sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi. Đặc biệt, nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ thực phẩm chứa nhiều canxi, bữa ăn bị thiếu cân bằng thì dù tăng cân đến mấy nguy cơ còi xương vẫn cao.

Mẹ thiếu vitamin D khi mang thai

Thiếu vitamin D khi mang thai cũng là nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ. Bởi nó có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở tế bào thai, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương, chậm lớn từ trong bụng mẹ.

Theo các nghiên cứu khoa học hàm lượng vitamin D trong sữa của mẹ rất thấp nên trẻ chủ yếu dựa vào vitamin D dự trữ thu được qua nhau thai để đáp ứng cho cơ thể. Vì vậy, nếu mẹ bị thiếu vitamin D trong thai kỳ, nguy cơ còi xương ở trẻ sơ sinh rất cao.

Trẻ thiếu vitamin D có thể còi xương
Trẻ thiếu vitamin D có thể còi xương

Trẻ suy dinh dưỡng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, còi xương không đi riêng lẻ mà thường đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường gặp hội chứng rối loạn hấp thu, trong đó có vitamin D, muối khoáng và các enzym để chuyển hóa hoạt chất này.

Việc thiếu vitamin D sẽ làm cho sức đề kháng của bé bị giảm, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, vì thế dễ suy dinh dưỡng. Do đó ở trẻ biếng ăn nguy cơ còi xương rất lớn.

Do bệnh lý khác

Một số bệnh lý như bị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ. Ngoài ra khi bị mắc bệnh về gan, mật hoặc bị rối loạn tiêu hóa quá trình hấp thụ canxi, vitamin D của bé cũng bị suy giảm, nguy cơ còi xương tăng cao.

Điểm danh top dấu hiệu trẻ còi xương ở trẻ

Nếu mẹ bị thiếu canxi hoặc vitamin D ở trong thai kỳ trẻ sẽ có thể còi xương ngay từ khi trong bụng mẹ. Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ trong 2 năm đầu sau sinh. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ còi xương mà mẹ cần phải nằm lòng.

Triệu chứng còi xương ở trẻ
Triệu chứng còi xương ở trẻ

Ngủ kém

Dấu hiệu trẻ còi xương đầu tiên mà mẹ bắt gặp đó là tình trạng ngủ kém. Theo các chuyên gia, những trẻ còi xương thường có giấc ngủ ngắn, không ngon, thường xuyên giật mình và bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Không chỉ thế, mẹ còn thấy bé hay ra mồ hôi khi ăn và lúc đang ngủ.

Táo bón

Táo bón, đi ngoài phân sống cũng là dấu hiệu trẻ còi xương. Với lứa tuổi lớn hơn, các bé có thể xuất hiện tình trạng đau bụng nhưng chỉ một lát là hết. Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương còn hay đau nhức xương khớp vào chiều tối, ban đêm. Tình trạng nhức xương thường hay gặp ở những xương dài, điển hình là xương cẳng chân.

Rụng tóc

Cha mẹ thường không để ý khi thấy một vài sợi tóc xuất hiện trên gối của con. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì rất có thể bé bị còi xương. Lý do là bởi cơ thể bị thiếu canxi, vitamin D khiến tóc rụng thành nhiều mảng, có thể tròn nhẵn sau gáy tạo hình vành khăn từ bên tai này sang bên tai kia.

Xem rõ hơn: Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn sau gáy là như thế nào?

Trẻ còi xương thường rụng tóc vành khăn
Trẻ còi xương thường rụng tóc vành khăn

Đầu có bướu

Nếu bé bị còi xương từ trong bụng mẹ thì trong 3 tháng sau sinh mẹ sẽ quan sát thấy bướu ở trên đỉnh đầu hoặc có hiện tượng trán dô.

Xương biến dạng

Dấu hiệu trẻ còi xương dễ nhận biết nhất đó là tình trạng xương bị biến dạng. Theo chuyên gia, từ 6 -12 tháng tuổi trẻ bị còi xương sẽ có các nốt ở đầu xương sườn hoặc xương sườn cong gây ra biến dạng lồng ngực.

Sau 1 tuổi, quá trình biến dạng sẽ ảnh hưởng đến các chi khiến bé bị chân vòng kiềng, đầu gối vẹo ra ngoài, gù cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.

Trẻ chậm mọc răng

Thông thường trẻ sẽ mọc răng ở tháng thứ 6 với các bé gái và tháng thứ 8 với các bé trai. Tuy nhiên nếu bị còi xương quá trình này sẽ bị chậm lại.

Cách phòng ngừa và điều trị tình trạng còi xương ở bé

Theo các chuyên gia, để phòng chứng bệnh còi xương ở trẻ, ngay khi mang thai mẹ bầu cần phải tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin D hoặc viên uống bổ sung. Bên cạnh đó, mẹ nên tắm nắng thường xuyên để cơ thể có khả năng tiếp nhận vitamin D tự nhiên từ nguồn ánh nắng mặt trời.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần phải biết

Nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu còi xương mẹ nên chăm sóc theo những cách sau:

Tắm nắng cho bé để ngăn ngừa chứng còi xương
Tắm nắng cho bé để ngăn ngừa chứng còi xương
  • Cho trẻ bú mẹ sau sinh ít nhất 6 tháng đầu đời
  • Mỗi ngày cho bé tắm nắng khoảng 3-10 phút tùy cường độ ánh nắng từng mùa. Thời gian thích hợp để bé ra ngoài là trước 9h sáng và sau 15h chiều với trẻ từ 6 tháng tuổi
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ cần bổ sung đầy đủ, cân đối 4 nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó chú ý bổ sung tôm, cua, cá, mực, rau xanh, dầu mỡ để con hấp thụ, chuyển hóa vitamin D và canxi hiệu quả
  • Cho bé uống thêm canxi theo đúng chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ. Bởi việc thiếu hụt có thể gây ra còi xương nhưng nếu dư thừa trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ hạ canxi máu, vôi hóa mạch máu, sỏi thận,…
  • Cuối cùng nếu như vẫn còn lo lắng và chưa xác định được các nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhà để được kiểm tra

Hy vọng bài viết trên đây của Fitobimbi đã giúp các mẹ có thêm kiến thức về các nguyên nhân dấu hiệu trẻ còi xương. Từ đó sớm nhận biết bệnh và có biện pháp phòng ngừa, điều trị cho con.

Tham khảo thêm nguyên nhân, biểu hiện tại đây

Chia sẻ bài viết này