Nội dung chính

Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Dính thắng lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh ở trẻ có thể hạn chế quá trình cử động của lưỡi. Vậy nguyên nhân dính thắng lưỡi là gì? Cách điều trị ra sao?

Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?

Dính thắng lưỡi là dạng dị tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi bị ngắn. Từ đó hạn chế cử động của lưỡi và quá trình phát âm. Có khoảng 4-5% trẻ sơ sinh bị dị tật này. Vào lần theo dõi sức khỏe định kỳ đầu tiên của tháng sau sinh hoặc khi tiêm chủng trẻ sẽ được phát hiện.

Tuy nhiên cũng có trường hợp, phát hiện muộn hơn sau vài ba tháng khi trẻ có dấu hiệu bú và khó phát âm. Thông thường dính thắng lưỡi ở trẻ sẽ chia làm 4 cấp độ là nhẹ, bình thường, nặng và toàn phần. Tùy vào tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ hoặc phẫu thuật tạo hình. Tuy nhiên mẹ không cần lo vì đây chỉ là một tiểu phẫu nhỏ, bé có thể ăn, bú ngay sau đó.

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ
Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ

Để biết trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không, mẹ có thể dựa vào dấu hiệu dưới đây:

  • Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế
  • Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được
  • Đầu lưỡi không thể đưa lên vòm họng
  • Khi trẻ khóc đầu lưỡi có hình trái tim
  • Khi thè lưỡi có hình nhọn hoặc hình vuông
  • Các răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc hở
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú và phát âm

Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở bé

Thông thường, thắng lưỡi sẽ tách ra trước khi sinh. Nhờ đó, lưỡi có thể tự do chuyển động trong khoang miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp thắng lưỡi không may bị dính vào đáy lưỡi khiến việc cử động bị khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân dính thắng lưỡi là gì?

nguyen nhan dinh thang luoi o tre

Theo các chuyên gia hiện vẫn chưa thể xác định được tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ. Tuy nhiên yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định. Vì theo nghiên cứu những trẻ bị dính thắng lưỡi thường có tiền sử gia đình mắc hội chứng này. Các yếu tố khác bao gồm gen, ví dụ như sứt môi ếch cũng có thể đi cùng với tình trạng dính thắng lưỡi.

Ngoài ra, dính thắng lưỡi có thể xảy ra ở những đứa trẻ không có tiền sử gia đình bị bệnh. Mặc dù không có yếu tố nguy cơ rõ ràng để dự đoán tình trạng dính thắng lưỡi. Nhưng theo tài liệu thống kê người ta có thể thấy rằng, trẻ trai có nguy cơ bị dính thắng lưỡi cao hơn bé gái.

Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khoang miệng đồng thời gây ra các hệ lụy như:

Bị thắng lưỡi khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ
Bị thắng lưỡi khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ
  • Khó khăn khi bú: Trẻ dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn khi ngậm đầu vú, cản trở khả năng tiết sữa của mẹ. Tình trạng này nếu để kéo dài bé có nguy cơ suy dinh dưỡng, còi cọc về sau
  • Khó nói: Dính thắng lưỡi khiến trẻ không thể phát ra âm thanh như: t, d, z, s, th, r, l, ảnh hưởng ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp hàng ngày
  • Vệ sinh răng miệng kém: Chưa kể, khi trẻ lớn lên, dính thắng lưỡi sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết mảnh vụn ra khỏi kẽ miệng. Các hoạt động như liếm môi, hôn, thổi nhạc cũng gặp trở ngại

Cách điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Dù nguyên nhân dính thắng lưỡi là gì thì để điều trị được căn bệnh này người bệnh cũng phải tiến hành phẫu thuật. Tùy vào mức độ dính thắng lưỡi  mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Thông thường ở mức độ dính 1, 2 trẻ sẽ được chỉ định theo dõi tại nhà. Với độ dính 3 và 4, trẻ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Theo BSCKI (Bệnh viện Phương Đông) cha mẹ nên cho bé làm tiểu phẫu càng sớm càng tốt. Thời điểm lý tưởng để cắt thắng lưỡi là khi bé được 3-4 tháng tuổi. Bởi nếu trì hoãn quá lâu, thắng lưỡi sẽ hình thành mạch máu. Lúc này nếu cắt sẽ gây đau đớn, chảy máu rất nhiều. Thường sau phẫu thuật trẻ có thể bú và ăn bình thường.

✔️✔️✔️ Chi phí cắt thắng lưỡi bao nhiêu? Phẫu thuật ở đâu là tốt?

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thắng lưỡi, mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

Sau phẫu thuật cho bé bú bình để giảm bớt đau
Sau phẫu thuật cho bé bú bình để giảm bớt đau
  • Theo dõi vết thương, trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường cần thông báo ngay cho các bác sĩ
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không để trẻ chạm tay vào vết thương vì như thế sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng
  • Dạy con vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi lên xuống, sang trái, sang phải hoặc thè ra ngoài
  • Không cho trẻ cắn, ngậm vật cứng tránh tình trạng chảy máu xảy ra.

Nguyên nhân dính thắng lưỡi chủ yếu là do di truyền. Tuy nhiên mẹ không cần phải lo lắng bởi tính trạng này có thể khắc phục một cách dễ dàng nếu phát hiện sớm.

Chia sẻ bài viết này