Nội dung chính

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt & Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Trẻ sơ sinh bị nấc là tình trạng phổ biến. Cơn nấc cụt dường như vô hại, chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nhưng nếu nó kéo dài, nó có thể làm bé dễ quấy khóc, cáu kỉnh, thậm chí là nôn trớ. Vậy mẹ phải làm gì để đối phó với những cơn nấc cụt bất thình lình của bé? Bài viết dưới sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này!

Trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng gì?

Nấc cụt hay còn được gọi là nấc cục hoặc nấc, đây là hiện tượng xảy ra do những cơn co thắt không tự chủ tại cơ liên sườn và cơ hoành được lặp đi lặp lại. Âm thanh đặc trưng của hiện tượng nấc là “hic”, nó được tạo ra do sự đóng đột ngột của thanh môn, với tần số trong 1 phút là từ 4 đến 60 lần.

Bé có thể bị nấc cụt bất cứ khi nào như khi thay đổi tư thế, khi cười đùa nhiều, sau ăn, khi lạnh hoặc nóng,… Cảm giác nấc cụt ở trẻ cũng giống với người lớn, khá khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nấc cụt thường không cản trở hoặc ảnh hưởng đến đường thở của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc

Vì sao bé bị nấc?
Vì sao bé bị nấc?

Nấc cụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế rất khó để xác định chính xác nguyên nhân nhưng đôi khi việc cho bé ăn có thể khiến co thắt cơ hoành. Hoặc là nó có thể triệu chứng của một bệnh lý nào tiềm ẩn. Cụ thể nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nấc là:

  • Cho bé bú quá no: Dạ dày của bé sẽ bị giãn ra khi được ăn/bú sữa quá no. Điều này có thể khiến cơ hoành bị cơ hoành bị đẩy lên cao, gây co thắt. Từ đó hình thành cơn nấc cụt.
  • Nuốt quá nhiều khí vào bụng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nấc cụt ở trẻ. Với trẻ không bú sữa mẹ trực tiếp mà bú qua bình, lượng không khí trong bình sẽ đi vào trong quá trình bú. Đến khi lượng không khi đi vào vượt quá mức chịu đựng sẽ làm co giãn dạ dày và tạo ra tiếng nấc.
  • Tư thế bú sai: Tư thế và bú sai cách cũng sẽ khiến bé nuốt phải nhiều không khí hơn, làm kích thích cơ hoành gây co thắt và khiến trẻ bị nấc.
  • Uống sữa lạnh: Bé uống sữa lạnh sẽ khiến cơ thể giảm nhiệt đột ngột dẫn đến trào ngược khí khiến trẻ bị nấc cụt.
  • Dị ứng: Bé có thể dị ứng qua những thực phẩm ăn hàng ngày, chẳng hạn như sữa công thức, protein, thậm chí là sữa mẹ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm thực quản làm bé bị nấc cụt.
  • Bệnh hen suyễn: Bệnh hen suyễn sẽ gây ra hiện tượng viêm ống phế quản phổi. Triệu chứng này làm hạn chế luồng không khí đi vào trong phổi. Sự thiếu hụt oxy sẽ khiến cơ hoành bị co thắt và tạo ra tiếng nấc cụt.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Cơ vòng thực quản dưới nằm giữa dạ dày và thực quản, nó có nhiệm vụ ngăn thức ăn di chuyển ngược lên thực hiện. Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa hoàn thiện khiến hỗn hợp nháo thấm dịch axit dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản. Lúc này, cơ hoành có thể bị kích thích và co thắt gây nên hiện tượng nấc cụt.

Cách trị nấc ở trẻ sơ sinh

Trong hầu hết mọi trường hợp, nấc cụt thường không gây hại cho trẻ sơ sinh, nó có xu hướng ít khó chịu hơn so với trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh có thể tham khảo:

Giúp trẻ ợ hơi

Học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, nếu trẻ bú bình, sau mỗi 60 – 90ml sữa, mẹ nên cho bé ợ hơi để ngăn ngừa chứng nấc cụt.

Giúp trẻ ợ hơi để chặn đứng chứng nấc cụt
Giúp trẻ ợ hơi để chặn đứng chứng nấc cụt

Để giúp bé ợ hơi, mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau: Giữ thẳng người bé sao cho mặt hướng ra sau, cằm chạm vai mẹ rồi từ từ dùng tay vuốt nhẹ lưng xuống. Mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé, động tác vỗ cần nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên dùng lực quá mạnh sẽ khiến bé bị đau.

Núm vú giả

Không phải mọi trường hợp bé sơ sinh bị nấc cụt đều do bú bình. Khi bé đột ngột bị nấc, mẹ có thể cho bé thử ngậm núm vú giả. Điều này sẽ giúp cơ hoành được thư giãn, ngăn chặn các cơn nấc cụt phát sinh bất chợt.

Massage lưng cho bé

Massage lưng sẽ mang lại cho bé cảm giác thư giãn, dễ chịu. Vì vậy có thể chặn đứng cơn co thắt cơ hoành – Nguyên nhân gây nấc cụt.

Dùng ngón tay bịt cánh mũi hoặc lỗ tai bé

Mẹ dùng 2 ngón tay bị hai bên cánh mũi hoặc lỗ tai của bé trong vòng 30 giây. Lưu ý, trong khi thực hiện mẹ nên giữ miệng bé khép lại. Lặp lại mẹo này 15 – 20 lần khoảng cách giữa mỗi lần là 3 giây,

Thay đổi tư thế bú bình

Mẹ hãy cho bé bú ở tư thế đúng để hạn chế luồng không khí bé nuốt phải nhé! Dưới đây là 4 tư thế cho con bú đúng chuẩn mà mẹ có thể tham khảo:

Thay đổi tư thế bú
Thay đổi tư thế bú

Cho bé bú nằm ngang trên đùi:

  • Mẹ cần chuẩn bị chiếc gối lót
  • Đặt lưng bé nằm trên cánh tay, phần đầu trên khuỷu tay của mẹ
  • Tay mẹ đỡ mông bé
  • Tay còn lại điều chỉnh đầu con quay về phía ngực

Cho con bú nằm:

  • Đặt bé nằm nghiêng trên giường, miệng ngang với tầm ngực của mẹo
  • Mẹ cũng nằm nghiêng người, chống tay hoặc kê đầu lên gối cao
  • Tay còn lại có thể điều chỉnh đầu bé, giữ núm vú để bé có thể ngậm đúng khớp.

Không để trẻ bú quá no

Trong trường hợp bé bị nấc khi đang bú sữa, mẹ hãy cho trẻ ngừng và tiếp tục lại khi hết cơn nấc. Để ngăn ngừa cơn nấc xảy ra thường xuyên với trẻ, mẹ hãy chia nhỏ lượng thức ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng không nên để bé quá đói mới cho ăn vì điều này sẽ khiến bé nuốt phải nhiều không khí hơn do bú vội.

Rơ lưỡi cho bé

Nếu bé đã biết ăn dặm, mẹ có thể lấy một ít mật ong hoặc đường dẫm lên lưỡi bé. Vị ngọt từ những nguyên liệu này có thể chặn đứng cơn nấc của bé.

Nấc cụt tự dừng lại

Thông thường, tiếng nấc cụt của bé sẽ kéo dài trong vòng 1-3 phút, sau đó sẽ tự ngưng. Vì vậy, nếu tình trạng này không khiến bé khó chịu, mẹ có thể tự để nấc cụt dừng lại mà không cần tác động.

Cơn nấc sẽ tự động ngưng mà không cần tác động
Cơn nấc sẽ tự động ngưng mà không cần tác động

Trong trường hợp, trẻ bị nấc cụt nhiều, không thể dừng lại, hãy đưa trẻ ngay đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Mặc dù hiếm, nhưng hiện tượng nấc cụt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó ở trẻ.

Khi bé bị nấc cục không nên làm gì?

Mỗi khi trẻ bị nấc người xưa thường sử dụng một số mẹo để ngăn chặn cơn nấc. Thế nhưng, những hành động này lại được cho là gây hại cho bé, bởi hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào chứng minh. Đó là:

  • Làm trẻ giật mình
  • Kéo xương hay lưỡi của trẻ: Các hệ cơ quan của trẻ sơ sinh còn rất yếu nên phụ huynh không nên thực hiện cách này để ngăn chặn tình trạng nấc cục ở trẻ.
  • Nhấn vào nhãn cầu mắt
  • Bịt mũi trẻ rồi cho uống nước

Những hành động này không những không có tác dụng chữa nấc cụt mà còn gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, khi bé bị nấc cục bố mẹ không nên áp dụng những mẹo này nhé!

Phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa bé sơ sinh nấc cụt
Phòng ngừa bé sơ sinh nấc cụt

Ngoài việc tìm hiểu “Làm thế nào để hết nấc cho trẻ sơ sinh”, bố mẹ cũng nên biết cách phòng ngừa nấc cụt cho bé. Tuy nhiên, rất khó để phòng ngừa hoàn toàn những cơn nấc cụt xảy ra ở trẻ, vì ngay cả nguyên nhân gây bệnh của nó cũng không rõ ràng. Nhưng mẹ hãy thử một số biện pháp sau, biết đâu lại mang đến hiệu quả cho bé nhà bạn.

  • Hãy đảm bảo bé ăn trong trạng thái bình tĩnh. Điều này có nghĩa là mẹ không nên đợi đến khi bé đói, bé mè nheo, khóc mới cho bé bắt đầu ăn. Khi bé vừa khóc vừa ăn sẽ nuốt nhiều hơi hơn nên dễ gây nấc.
  • Không cho bé bú nhiều sữa trong cùng một lúc. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé bú thành nhiều cữ hơn.
  • Nếu trẻ bú bình, mẹ nên cho bé khoảng thời gian ngừng khoảng 2-3 phút để bé ợ hơi. Ngoài ra, để phòng ngừa chứng nấc cụt ở trẻ, mẹ có thể lựa chọn bình sữa có thiết kế van chống đầy hơi hoặc chống sặc.
  • Sau khi bé ăn hoặc bú, không để trẻ vận động mạnh, chẳng hạn như cho bé nhảy lên, nhảy xuống hoặc các trò chơi yêu cầu bé phải hoạt động mạnh.
  • Sau mỗi cữ bú, mẹ không nên cho bé nằm ngay mà giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.
  • Sau khi cho bú, tránh hoạt động mạnh với bé, chẳng hạn cho bé nảy lên và xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé vận động nhiều.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khi nào đáng lo ngại?

Nấc cụt được xem là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh dưới 12 tuổi. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, hiện tượng này đã xảy ra ngay khi bé còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, cũng có số ít trẻ bị nấc nhiều, liên tục và kéo dài hơn 48 tiếng. Với những trẻ sơ sinh bị nấc quá lâu, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám, nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của con.

Bởi rất có thể đây là một biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó! Do đó trước những cơn nấc bất thường, phụ huynh không nên chủ quan, hãy theo dõi triệu chứng của con để có biện pháp xử lý kịp thời nhé!

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc nhiều, liên tục, kéo dài hơn 48 tiếng, kèm theo đó là sự khó chịu hoặc bị kích động, mẹ nên đưa trẻ đi khám, nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của con. Bởi đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm khác.

Trên đây là thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Mong rằng với những chia sẻ này, mẹ có thể giúp bé ngăn ngừa cơn nấc cụt để bé luôn cảm thấy thoải mái nhé!

Chia sẻ bài viết này